Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
  • 2. Loét dạ dày tá tràng điều trị như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
  • 2. Loét dạ dày tá tràng điều trị như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

TOP 7+ nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là sự ăn mòn đoạn niêm mạc đường tiêu hoá ở dạ dày hoặc tá tràng. Tình trạng này xảy ra do sự mất cân bằng giữa nhóm các yếu tố bảo vệ và các yếu tố tấn công. Vậy nguyên nhân loét dạ dày tá tràng là gì? Hãy cùng ISOFH CARE tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
  • 2. Loét dạ dày tá tràng điều trị như thế nào?

1. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Vì vậy nguyên nhân gây bệnh rất nhiều và đa dạng. Dưới đây là những nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng thường gặp:

a. Xoắn khuẩn Helicobacter pylori

Được nhắc đến nhiều nhất khi nói về nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng đó chính là nhiễm HP. Có khoảng 50 – 70% bệnh nhân loét tá tràng dương tính với HP và khoảng 30 – 50% loét dạ dày dương tính với HP. Đây là những con số rất lớn cho thấy vai trò quan trọng của HP trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Xoắn khuẩn HP có môi trường sống thích hợp nhất là ở dạ dày.

Xoắn khuẩn HP có môi trường sống thích hợp nhất là ở dạ dày.

Nó phát triển nhanh chóng trong môi trường acid và có khả năng di động ở môi trường nhầy dính. Điều này tạo điều kiện cho HP phá hủy chất nhầy – là yếu tố bảo vệ của dạ dày. Và làm tăng tiết các yếu tố tấn công trong lòng ống tiêu hóa. Đặc biệt, HP khởi phát quá trình viêm ở hang vị sau đó dẫn tới teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột..

b. Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid

Lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid là nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng hàng đầu tại nước ta. Các thuốc này kích thích dạ dày tiết ra pepsinogen, ức chế cyclo – oxygena. Đây là một men cần thiết cho sự tổng hợp các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì thế sử dụng quá nhiều thuốc kháng viêm làm cản trở sự toàn vẹn của niêm mạc dạ dày và kích thích sự phát triển của các ổ loét vốn có. Hay nói cách khác, thuốc kháng viêm không steroid thúc đẩy bệnh diễn tiến nhanh và nguy hiểm hơn.

c. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tiền sử gia đình chiếm khoảng 25 – 50% bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt tỷ lệ này cao hơn ở những anh chị em sinh đôi hoặc người có nhóm O. Điều này cũng được chứng minh dựa vào tình trạng loét có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  Mặc dù vậy nhưng tỷ lệ này không cao, loét thường gặp chủ yếu ở những người trung niên.

d. Thuốc lá

Trong thuốc lá có hàm lượng cao chất nicotin. Đây là một trong những chất kích thích làm tăng tiết dịch vị acid ở dạ dày. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc loét và gây nên tình trạng đề kháng trong điều trị.

Những người hút thuốc lá thường xuyên có tỷ lệ tái phát bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất cao.

Những người hút thuốc lá thường xuyên có tỷ lệ tái phát bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất cao.

e. Rượu, bia

Sử dụng rượu, bia quá nhiều là yếu tố nguy cơ cao của bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng. Hàm lượng cồn cao trong rượu, bia có ảnh hưởng xấu tới hoạt động của niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, rượu bia là yếu tố thuận lợi làm tái phát các ổ loét cũ, làm nặng thêm tình trạng loét. Điều này rất dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày…

f. Các thực phẩm có hại

Các loại thực phẩm có hại như café, thức uống có ga, đồ cay nóng, chua… không phải là nguyên nhân trực tiếp gây viêm loét dạ dày. Chúng chỉ là yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình loét diễn ra nhanh hơn và tăng tỷ lệ tái phát sau điều trị. Ở những niêm mạc bình thường, không có tổn thương thì việc sử dụng các thực phẩm này hoàn toàn không gây hại cho dạ dày. Tuy nhiên dùng kéo dài cũng sẽ gây nên những tác dụng xấu nhất định. 

g. Yếu tố tâm lý

Căng thẳng ( stress ) là một trong những yếu tố tâm lý thường gặp ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Khi bị stress cơ thể điều chỉnh bằng cách tăng tiết một số loại hormon trong cơ thể như cortisol. Đây là chất làm tăng acid trong dịch vị dạ dày khiến cho tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng. Viêm loét dạ dày tá tràng do các yếu tố tâm lý thường gặp ở giới trẻ. Đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ loét dạ dày tá tràng tăng cao ở nước.

2. Loét dạ dày tá tràng điều trị như thế nào?

Dựa trên nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng mà có những phương pháp điều trị thích hợp.

Thực hiện xét nghiệm HP ở bệnh nhân.

Thực hiện xét nghiệm HP ở bệnh nhân.

Đặc biệt cần thực hiện xét nghiệm tìm HP ở các bệnh nhân loét dạ dày trước khi điều trị. Điều này có ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị cũng như khả năng tái phát bệnh sau này.

Một vài số liệu cho thấy nếu diệt trừ H.pylori chỉ có 10% bệnh nhân loét dạ dày tái phát trong tổng số 70% bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế acid. Vì vậy hầu hết bác sĩ luôn chỉ định điều trị diệt trừ HP đồng thời với điều trị bệnh lý loét dạ dày tá tràng.

Hiện nay ở nước ta, điều trị loét dạ dày tá tràng được áp dụng điều trị bằng nhiều phác đồ với các loại thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc và phương pháp điều trị:

a. Thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid hay còn gọi là bazơ yếu. Chúng có khả năng phản ứng với acid dạ dày để trung hòa và tạo thành muối. Ngoài ra, thuốc kháng acid còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày cho kích thích tăng tiết prostaglandin, ức chế tạo men pepsin.

Hiện nay trên thị trường có hai loại thuốc phổ biến là Aluminium hydroxide, magnesium hydroxide. Ngoài tác dụng điều trị, các loại thuốc này cũng có tác dụng phụ nhất định. Vì vậy cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

b. Thuốc kháng thụ thể H2

Đây là một loại thuốc có tác dụng ức chế cạnh tranh có hồi phục lên các thụ thể H2 của histamin. Tuy nhiên trên thực tế khi thuốc ức chế bơm proton ra đời thì vài trò của kháng thụ thể H2 đã giảm đi nhiều.

c. Thuốc bơm proton

Đây là một loại thuốc mới có khả năng điều trị hiệu quả cao. Chúng hoạt động dựa trên nguyên lý của các bơm proton tại dạ dày. Loại thuốc này có tác dụng điều trị loét dạ dày, giảm biến chứng xuất huyết, điều trị trào ngược dạ dày thực quản và có vai trò quan trọng trong diệt trừ HP.

Hiện nay thuốc bơm proton có rất nhiều loại như omeprazole, rabeprazole, esomeprazole…

d. Phẫu thuật

Một số trường hợp bệnh nhân có biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, tắc nghẽn, xuất huyết tiêu hóa lượng nhiều…cần tiến hành phẫu thuật ngay. Tuy nhiên việc phẫu thuật để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ít được khuyến cáo. Bởi phẫu thuật có rất nhiều biến chứng và thời gian hậu phẫu kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh.

e. Điều trị bổ trợ

Điều trị bổ trợ là việc áp dụng các biện pháp loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày tá tràng. Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần ngừng hút thuốc lá, ngưng sử dụng rượu bia và thay đổi lối sống một cách khoa học. Vì vậy điều trị bổ trợ luôn đi song song với điều trị chính để làm tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tái phát bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh loét dạ dày tá tràng mà IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp. Để biết thêm các thông tin khác bạn có thể liên hệ trực tiếp với IVIE - Bác sĩ ơi để nhân viên tư vấn, giải đáp những thắc mắc. Ngoài ra, IVIE - Bác sĩ ơi còn giúp bạn tìm kiếm các địa chỉ bệnh viện khám chữa bệnh uy tín, chất lượng cao trong cả nước.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/02/2022 - Cập nhật 26/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9976 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3121 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3045 Lượt xem

4 Phút đọc

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu...

19/03/2022

4512 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG