Nội dung chính
  • 1. Thế nào là que cấy tránh thai?
  • 2. Que cấy tránh thai hoạt động như thế nào?
  • 3. Thủ thuật cấy que tránh thai
  • 4. Thời điểm tháo que cấy tránh thai
  • 5. Que cấy tránh thai có tác dụng phụ không?
  • 6. Ưu điểm và nhược điểm của que cấy tránh thai
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là que cấy tránh thai?
  • 2. Que cấy tránh thai hoạt động như thế nào?
  • 3. Thủ thuật cấy que tránh thai
  • 4. Thời điểm tháo que cấy tránh thai
  • 5. Que cấy tránh thai có tác dụng phụ không?
  • 6. Ưu điểm và nhược điểm của que cấy tránh thai
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cấy que tránh thai

Tham vấn y khoa:
BSDương Thị Hạnh
Chuyên khoa Phụ khoa,Chuyên khoa Ngoại sản,Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên Khoa Đa Khoa
Que cấy tránh thai là biện pháp tránh thai hiện đại, mang lại lợi ích cao, càng ngày càng được các chị em phụ nữ tin dùng để tránh thai.
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là que cấy tránh thai?
  • 2. Que cấy tránh thai hoạt động như thế nào?
  • 3. Thủ thuật cấy que tránh thai
  • 4. Thời điểm tháo que cấy tránh thai
  • 5. Que cấy tránh thai có tác dụng phụ không?
  • 6. Ưu điểm và nhược điểm của que cấy tránh thai

1. Thế nào là que cấy tránh thai?

Que cấy tránh thai là một loại thuốc ngừa thai bằng hormon. Tại Việt Nam, nó được bán dưới tên thương hiệu Implanon NTX, được sản xuất tại Hà Lan. Nó giải phóng từ từ hormone progestin vào cơ thể để tránh thai.

Thế nào là que cấy tránh thai?

Bản thân que cấy là một thanh nhựa rất nhỏ có kích thước bằng đầu que diêm. Bác sĩ sẽ cấy nó vào mặt trong cánh tay không thuận của bạn, ngay dưới da bạn có thể sờ thấy que cấy. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tỉ lệ thất bại điển hình là 0.05%.

2. Que cấy tránh thai hoạt động như thế nào?

Que cấy từ từ giải phóng một loại hormone progestin gọi là etonogestrel vào cơ thể. Progestin ngăn ngừa mang thai bằng cách ngăn chặn sự phóng thích của trứng từ buồng trứng. Nó cũng làm đặc chất nhầy cổ tử cung để ngăn tinh trùng xâm nhập vào tử cung.

Thời điểm cấy que tốt nhất là trong năm ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, nó sẽ có hiệu quả ngay lập tức đối với việc phòng tránh thai. Nếu bạn cấy que bất kỳ điểm nào khác, bạn cần đảm bảo mình không có thai trước khi cấy que và cần dùng thêm biện pháp tránh thai dự phòng khác trong 7 ngày sau cấy que.

3. Thủ thuật cấy que tránh thai

Bạn phải gặp bác sĩ để được làm thủ thuật cấy que tránh thai. Sau khi tiến hành kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ xác định vị trì cấy que tại mặt trong cánh tay không thuận và gây tê cục bộ tại vị trí đó, sau đó họ sẽ đưa bộ phận cấy ghép vào dưới da cánh tay bạn. Bạn sẽ không có cảm giác đau đớn. Thủ thuật chỉ mất vài phút.

Thủ thuật cấy que tránh thai

Sau khi cấy que, bạn sẽ được về nhà với một miếng băng nhỏ che chỗ cấy que hoặc bạn cũng có thể được cung cấp một băng ép quanh chỗ cấy, bạn có thể tháo ra sau 24 giờ. Một số vết bầm tím, sẹo, đau hoặc chảy máu tại vị trí cấy có thể xảy ra sau khi làm thủ thuật. Sau khoảng 1 tuần các vết bầm tìm sẽ mất đi

Que cấy tránh thai sẽ ngừng hoạt động sau ba năm. Nên sau 3 năm sử dụng bạn cần đến cơ sở y tế để tháo que cấy.

4. Thời điểm tháo que cấy tránh thai

Que cấy phải được loại bỏ sau ba năm sử dụng. Bạn cần ghi rõ ngày giờ cấy và tháo vào sổ ghi nhớ để tránh trường hợp quên tháo gây ra mang thai ngoài ý muốn. Chúng cũng có thể được tháo bỏ sớm hơn nếu bạn muốn. 

Để loại bỏ que cấy, trước tiên bác sĩ sẽ gây tê cánh tay của bạn. Sau đó, họ sẽ rạch một đường nhỏ nơi đặt que cấy và lấy que cấy ra ngoài. Khi đó, có thể cấy ghép que cấy khác vào. Nếu bạn chọn không tiếp tục cấy que tránh thai, bạn phải sử dụng một hình thức tránh thai khác để tránh thai.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

5. Que cấy tránh thai có tác dụng phụ không?

Một số người gặp phải các phản ứng phụ từ việc cấy que tránh thai, nhưng nhiều người thì không. Rối loạn kinh nguyệt là tác dụng phụ thường gặp nhất.

Các chu kỳ kinh có thể bình thường với lượng kinh ít hơn hoặc bị rong kinh hoặc vô kinh hoàn toàn (vô kinh hoàn toàn sau khi cấy que tránh thai không ảnh hưởng đến vấn đề mang thai sau này, chỉ cần tháo que cấy sau 1 tháng bạn đã có thể có thai trở lại). 

bơi lội trong ngày đèn đỏ.

Ngoài ra tác dụng phụ khác có thể bao gồm: đau đầu, đau vú, buồn nôn, tăng cân, u nang buồng trứng, khô âm đạo, nhiễm trùng nơi cấy ghép nhưng hiếm gặp.

Các tác dụng phụ thường biến mất sau 3 – 6 tháng và hiếm khi nghiêm trọng.

6. Ưu điểm và nhược điểm của que cấy tránh thai

- Ưu điểm bao gồm:

+ Đạt hiệu quả tránh thai cao nhất của tất cả các biện pháp tránh thai. Đạt 99.95%.

+ Bạn không cần phải lo lắng về việc kiểm soát sinh sản trong ba năm

+ Khả năng sinh sản trở lại ngay sau khi que cấy được lấy ra

+ Thích hợp cho những phụ nữ không thể sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen

+ Phù hợp với phụ nữ cho con bú

 

Tin đồn và sự thật về ngày đèn đỏ bạn gái nên biết

- Nhược điểm bao gồm:

+ Không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs)

+ Chi phí cao từ 2tr5 đến 3tr5, tùy từng cơ sở và phòng khám.

+ Cấy que tránh thai cần có sự thăm khám của bác sĩ

+ Que cấy phải được gỡ bỏ sau ba năm

Mặc dù hiếm gặp, nhưng đôi khi que cấy sẽ di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Điều này có thể làm cho bác sĩ lâm sàng khó tìm và loại bỏ que cấy.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/07/2021 - Cập nhật 22/07/2021
5/5 - (4 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các phương pháp điều trị ung thư vú

Các phương pháp điều trị ung thư vú

Các phương pháp điều trị ung thư vú nhìn chung vẫn dựa trên nền tảng điều trị ung thư nói chung là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên có một vài điểm mới...

20/09/2021

813 Lượt xem

4 Phút đọc

Ung thư vú: Triệu chứng và những yếu tố nguy cơ

Ung thư vú: Triệu chứng và những yếu tố nguy cơ

Ở nước ta, ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, đứng thứ 5 về tỉ lệ tử vong trong các loại ung thư thường gặp. Hiện nay, bệnh ung thư vú có dấu ...

20/09/2021

1334 Lượt xem

4 Phút đọc

Những điều bạn nên biết về rụng trứng

Những điều bạn nên biết về rụng trứng

Về cơ bản, thụ thai là trứng đã rụng gặp được tinh trùng ở đúng nơi tốt nhất (thường là 1/3 ngoài của vòi trứng) vào đúng thời điểm. Quá trình rụng trứng đóng...

20/09/2021

6274 Lượt xem

3 Phút đọc

Những điều cần biết về Ung thư Vú ở Nam giới

Những điều cần biết về Ung thư Vú ở Nam giới

Mặc dù hiếm gặp nhưng nam giới có thể bị ung thư vú. Tìm hiểu về các triệu chứng của ung thư vú ở nam giới và những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

20/09/2021

878 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG