Nội dung chính
  • 1. Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?
  • 2. Dấu hiệu, biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • 3. Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
  • 4. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • 5. Các phương pháp điều trị trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 
Nội dung chính
  • 1. Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?
  • 2. Dấu hiệu, biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • 3. Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
  • 4. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • 5. Các phương pháp điều trị trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tất tần tật về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và cách điều trị

Sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Phụ huynh cần phải theo dõi sát sao các mốc phát triển của trẻ: tập đi, tập nói….Nếu trẻ có khả năng giao tiếp kém hơn các trẻ cùng tuổi, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Vậy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là như thế nào, cách điều trị ra sao, hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?
  • 2. Dấu hiệu, biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • 3. Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
  • 4. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • 5. Các phương pháp điều trị trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 

1. Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Chậm phát triển ngôn ngữ là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em. Đât là một chứng rối loạn trong giao tiếp, bao gồm các khiếm khuyết trong khả năng nói, phát triển ngôn ngữ và đôi khi là thính giác. Trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ nếu không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi của chúng. Khả năng ngôn ngữ của trẻ có thể phát triển với tốc độ chậm hơn so với hầu hết trẻ cùng trang lứa. Trẻ có thể gặp khó khăn khi thể hiện bản thân hoặc hiểu người khác.

Chậm phát triển ngôn ngữ khá phổ biến. Theo Hệ thống Y tế của Đại học Michigan, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc nói ảnh hưởng đến 5-10% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo.

Chậm phát triển ngôn ngữ có tỉ lệ xuất hiện ở khoảng 3-10% trẻ em, trẻ trai gấp 3-4 lần so với trẻ gái.

Chậm phát triển ngôn ngữ có tỉ lệ xuất hiện ở khoảng 3-10% trẻ em, trẻ trai gấp 3-4 lần so với trẻ gái

Mỗi trẻ có một thời gian phát triển khác nhau, nhưng cần trong ngưỡng trung bình cho phép. Nếu trẻ sau 2 tuổi mà không nói hoặc nói rất ít thì có thể coi là chậm phát triển ngôn ngữ. Trong trường hợp này cha mẹ cần đem trẻ đi khám để phát hiện ra vấn đề để có cách xử trí phù hợp.

Phân loại

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể chia thành nhiều loại khác nhau. 

  • Chậm phát triển khả năng tiếp nhận: Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận là khi trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ, lời nói của người khác. 

  • Chậm phát triển khả năng diễn đạt: Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt là khi trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói.

  • Chậm phát triển cả tiếp nhận và diễn đạt: Trẻ rối loạn cả 2 kĩ năng nghe, hiểu và nói.

2. Dấu hiệu, biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Các bậc cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như sau:

Giai đoạn 3-4 tháng

Đây là giai đoạn đầu tiên trẻ làm quen với âm thanh. Trẻ có thể biểu lộ cảm xúc vui hay buồn, giận dữ bằng cách thực hiện các hành động như cười, cau mày, khua tay múa chân… Thế nhưng, với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ biểu hiện chậm chạp khi tiếp xúc với âm thanh, không bộc lộ cảm xúc của mình ra nhiều.

Trẻ chậm khi tiếp xúc với âm thanh là dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ 3-4 tháng

Trẻ chậm khi tiếp xúc với âm thanh là dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ 3-4 tháng

Giai đoạn 6-7 tháng

Ở giai đoạn này, trẻ có thể cười thành tiếng, la hét, bập bẹ một số âm thanh bắt bước theo người lớn: a, ơ, ô…Đặc biệt, trẻ có biểu hiện “hóng chuyện” khi được tương tác. Nếu trẻ không có những biểu hiện này thì bố mẹ cần lưu ý.

Giai đoạn 8-9 tháng

Khi trẻ 8-9 tháng tuổi, trẻ đa số đã có thể bập bẹ một số phụ âm và nguyên âm (papa, mama) bắt chước theo người lớn. Tuy nhiên, nếu trẻ nhà bạn chưa bập bẹ được ở khoảng 8-9 tháng thì cũng chưa cần vội lo lắng vì một số trẻ tập nói muộn hơn.

Giai đoạn 12 tháng

12 tháng tuổi, trẻ bình thường có thể hiểu được một số từ đơn giản như “không”, “đi chơi”, “bai bai”....Ngoài ra, trẻ có thể nói được một số từ đơn giản như: bố, mẹ, bà, bế….Nếu trẻ ở giai đoạn này vẫn chưa thể thực hiện những điều trên hay không phản ứng khi được gọi tên, khi có người giao tiếp, trẻ có thể đã mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ.

Chậm phát triển ngôn ngữ là gì: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Dấu hiệu, biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khác nhau theo từng độ tuổi

Giai đoạn 15-18 tháng

Ở giai đoạn này, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ vẫn chưa nói được bất cứ từ nào, không hiểu được những câu đơn giản mà người lớn nói.

Giai đoạn 24 tháng

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi đã 24 tháng mà không nói được tối thiểu 15 từ, không biết cả những bộ phận trên cơ thể hay vật dụng quen thuộc trong nhà. Trẻ thường xuyên nhại lại lời nói của mọi người mà không hiểu nghĩa. Chúng rất lười giao tiếp, ngay cả với trường hợp khẩn cấp, chúng có thể la hét thay cho việc nói chuyện.

3. Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ

Bạn cũng cần phân biệt giữa việc trẻ chậm nói và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Một số dấu hiệu mà bạn có thể phân biệt như sau:

  • Chậm nói: Trẻ chậm nói có thể cố gắng nói nhưng thường gặp khó khăn trong việc tạo ra các âm thanh chính xác. Trẻ chậm nói vẫn có khả năng hiểu hoặc giao tiếp phi ngôn ngữ (giao tiếp bằng hình thể) bình thường.

  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ có bất thường trong khả năng hiểu và giao tiếp ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể phát âm chính xác các từ nhưng không thể ghép từ thành một câu có nghĩa. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc hiểu, giao tiếp với người khác.

Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ

Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ

4. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ khuyết tật ngôn ngữ có thể do nhiều nguyên nhân. IVIE - Bác sĩ ơi chia các nguyên nhân này thành 3 nhóm cơ bản: sinh lý, bệnh lý và nguyên nhân khác.

Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân sinh lý là những nguyên nhân bên ngoài khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, phần lớn nguyên nhân đến từ gia đình:

  • Trẻ không đủ thời gian giao tiếp: Cha mẹ, ông bà dành quá ít thời gian để giao tiếp, tương tác với trẻ.

  • Trẻ rụt rè, nhút nhát, sống nội tâm.

  • Trẻ bị chia cắt với bố mẹ quá sớm hay có biến cố lớn ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Cha mẹ dành quá ít thời gian để giao tiếp, tương tác với trẻ là nguyên nhân của chậm phát triển ngôn ngữ

Cha mẹ dành quá ít thời gian để giao tiếp, tương tác với trẻ là nguyên nhân của chậm phát triển ngôn ngữ

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ có thể do những bệnh lý hoặc bất thường khác của cơ thể: 

  • Trẻ sinh non: Khi trẻ sinh non, trẻ có thể sẽ bị chậm đi một vài tuần hoặc vài tháng so với tốc độ phát triển thể chất và ngôn ngữ trung bình của trẻ bình thường.

  • Trẻ mắc chứng tự kỷ: Khi trẻ mắc chứng tự kỷ, trẻ có xu hướng chậm phát triển khả năng giao tiếp hơn các trẻ khác.

  • Hội chứng Down

  • Vấn đề về thính giác: Tai là cơ quan giúp tiếp nhận thông tin, ngôn ngữ, lời nói. Khi trẻ nghe được thì mới có thể học được từ mới, mới bắt chước lời nói của người khác, mới có thể phát triển vốn từ. Khi trẻ có vấn đề về thính giác, trẻ sẽ khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ.

  • Trẻ có khe hở môi vòm miệng: Trẻ có khe hở môi, vòm miệng thường gặp khó khăn trong giao tiếp, phát âm.

  • Chậm phát triển trí tuệ: Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ chậm trong việc học, ghi nhớ cũng như giao tiếp. 

Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ còn có thể do di truyền: Gia đình có người bị chậm phát triển ngôn ngữ (cha mẹ, anh chị).

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ còn có thể do di truyền

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ còn có thể do di truyền

5. Các phương pháp điều trị trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần được điều trị theo những phương pháp phù hợp với từng nguyên nhân:

  • Phẫu thuật nếu nguyên nhân do thính lực: Nếu trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ do nguyên nhân đến từ bất thường thính lực, trẻ cần được thực hiện phẫu thuật, giúp các tổn thương được hồi phục. Trong trường hợp trẻ bị điếc không thể điều trị trước 5 tuổi, trẻ cần được sử dụng máy trợ thính.

  • Trị liệu phát triển ngôn ngữ: Đây là một phương pháp vô cùng cần thiết và nên được điều trị sớm, tốt nhất là giai đoạn dưới 2 tuổi. Trẻ cần được trị liệu với sự giúp đỡ của các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý, với lộ trình phù hợp với từng trẻ. 

  • Tăng cường các hoạt động tương tác phát triển ngôn ngữ: Bên cạnh các điều trị chuyên môn, khi ở nhà, cha mẹ, ông bà cần tăng cường giao tiếp với trẻ trong những hoạt động thường ngày. Cha mẹ có thể giao tiếp với con bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất như: tên của các thành viên trong gia đình, các đồ vật, con vật….

  • Đi khám bác sĩ: Khi trẻ có dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ hoặc chậm nói, cha mẹ vẫn nên đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Cha mẹ không nên chủ quan để con tự chữa tại nhà, điều này có thể bỏ qua giai đoạn vàng trong điều trị chậm phát triển ngôn ngữ cho con.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu phát hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu phát hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ khám tâm lý cho trẻ uy tín tại Hà Nội mà nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn dưới đây, cha mẹ có thể tham khảo để lựa chọn CSYT phù hợp. Khi khám trực tiếp, trẻ sẽ được tư vấn trực tiếp với bác sĩ và làm một số xét nghiệm hoặc test hành vi, cảm xúc, giúp cho việc chẩn đoán chính xác.

Cơ sở y tế Địa chỉ Thời gian làm việc
Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai 78 Giải phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội  
Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội  
Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

08h00 đến 19h30 từ thứ 2 đến thứ 6

Thứ 7 từ 8h00 đến 17h30

Chủ nhật: 08h00 đến 11h30

Trung tâm tham vấn, Trị liệu tâm lý Mindcare Hà Nội

Cơ sở 1: Số 22, Ngõ 99 Nguyễn Tuân, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 2: 35 Hoàng Diệu, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

07h30 - 17h30 từ thứ 2 đến chủ nhật (Có tư vấn tâm lý online đến 20h30 hàng ngày)

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại các Bệnh viện, Phòng khám lớn, uy tín

Giá khám tâm lý khoảng từ 180,000đ - 500,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn đặt khám ưu tiên tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ

1900 3367

Tư vấn và đặt khám Tâm lý cho trẻ tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Ngoài ra, cha mẹ có thể lựa chọn khám tâm lý online tại nhà, giúp bạn xác định chính xác được vấn đề của trẻ, nhận được các lời khuyên hữu ích, tư vấn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.

 Thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là cách điều trị tâm lý được nhiều người sử dụng. Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi và đặt khám với bác sĩ tâm lý.

Tải app

Bác sĩ tâm lý online luôn đồng cảm với người bệnh

Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà

Chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào sự phát hiện kịp thời của cha mẹ, các bậc phụ huynh nên bắt đầu quan sát và chú ý đến phát triển ngôn ngữ của trẻ từ khi còn nhỏ. Với bài viết trên, IVIE - Bác sĩ ơi hy vọng đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin hữu ích về sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/12/2021 - Cập nhật 07/08/2023
5/5 - (22 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Ngày này, trầm cảm đang dần trở thành một chứng bệnh tâm lý có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt, độ tuổi mắc trầm cảm ngày càng giảm và có thể xuất hiện ở cả trẻ em,...

11/08/2023

441 Lượt xem

10 Phút đọc

Ngủ ngáy nguyên nhân do đâu, có phương pháp điều trị ngủ...

Ngủ ngáy nguyên nhân do đâu, có phương pháp điều trị ngủ...

Ngáy là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Vậy ngủ ngáy là gì? Các nguyên nhân gây ra ngủ ngáy? Ngủ ngáy được chẩn đoán như thế nào? Ngủ ngáy có thể để lại ...

08/12/2021

3696 Lượt xem

4 Phút đọc

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng...

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng...

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em là gì? Các nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em? Các triệu chứng của rối loạn lo âu chia ly ở trẻ em là gì? Rối...

08/12/2021

1219 Lượt xem

4 Phút đọc

Tất tần tật về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và cách điều trị

Tất tần tật về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và cách điều trị

Sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Phụ huynh cần phải theo dõi sát sao các mốc phát triển...

07/12/2021

11099 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG