Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?
  • 2. Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết trầm cảm ở tuổi dậy thì
  • 3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở tuổi dậy thì
  • 4. Trầm cảm ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
  • 5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
  • 6. Trầm cảm nặng ở tuổi dậy thì dẫn đến tự tử
  • 7. Trầm cảm có tự khỏi được không?
  • 8. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có các dấu hiệu trầm cảm
  • 9. Các phương pháp chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì
Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?
  • 2. Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết trầm cảm ở tuổi dậy thì
  • 3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở tuổi dậy thì
  • 4. Trầm cảm ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
  • 5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
  • 6. Trầm cảm nặng ở tuổi dậy thì dẫn đến tự tử
  • 7. Trầm cảm có tự khỏi được không?
  • 8. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có các dấu hiệu trầm cảm
  • 9. Các phương pháp chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Ngày này, trầm cảm đang dần trở thành một chứng bệnh tâm lý có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt, độ tuổi mắc trầm cảm ngày càng giảm và có thể xuất hiện ở cả trẻ em, nhất là ở lứa tuổi bắt đầu dậy thì. Vậy trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì? Nguyên nhân do đâu dẫn đến việc tự tử ở trẻ em? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết hôm nay của IVIE - Bác sĩ ơi nhé!
Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?
  • 2. Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết trầm cảm ở tuổi dậy thì
  • 3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở tuổi dậy thì
  • 4. Trầm cảm ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
  • 5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
  • 6. Trầm cảm nặng ở tuổi dậy thì dẫn đến tự tử
  • 7. Trầm cảm có tự khỏi được không?
  • 8. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có các dấu hiệu trầm cảm
  • 9. Các phương pháp chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

1. Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Theo UNICEF trầm cảm ở tuổi dậy thì là một tình trạng bất ổn về sức khỏe tinh thần, khiến cho trẻ ở lứa tuổi dậy thì cảm thấy buồn bã, chán nản và mất đi sự hứng thú với các hoạt động thường ngày.

Thông thường, chúng ta thường được biết đến bệnh trầm cảm ở người lớn - đối tượng gặp nhiều lo lắng, áp lực. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em bị trầm cảm tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ ở trong độ tuổi dậy thì; hay ở phụ nữ mang thai và sau sinh. 

Một cuộc khảo sát tại 10 tỉnh thành tại Việt Nam cho thấy: Tỷ lệ trẻ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần là khoảng 12%; tương đương với số lượng hơn 3 triệu trẻ em.

Lý do dẫn đến trầm cảm ở tuổi dậy thì được giải thích bằng việc nhận thức và tính cách chưa hoàn chỉnh; từ đó dẫn đến việc trẻ dễ buồn bã, thất vọng. Chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm, thấu hiểm cho trẻ hơn, theo dõi những dấu hiệu của trầm cảm, để có biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở tuổi dậy thì

2. Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể được biểu hiện bằng các dấu hiệu thay đổi trong cả cảm xúc và hành vi.

Dấu hiệu về mặt cảm xúc

Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể gặp các vấn đề trong kiểm soát cảm xúc:

  • Cảm thấy buồn bã, chán nản

  • Cảm giác tội lỗi hoặc vô dụng

  • Cảm thấy tuyệt vọng, không có niềm tin hoặc trống rỗng.

  • Tâm trạng dễ bực dọc, cáu kỉnh

  • Thờ ơ hoặc dễ xung đột với mọi người xung quanh

  • Dễ tức giận hoặc dễ thất vọng chỉ vì những vấn đề nhỏ

  • Trẻ có thể la hét, khóc lóc mà không rõ lý do

  • Mất hứng thú trong những hoạt động thường ngày như học tập, vui chơi…

  • Luôn xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực

  • Tự trách mình vì những sai lầm trong quá khứ

  • Khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ và quyết định mọi việc

  • Không có hy vọng về tương lai, mất động lực để làm mọi thứ

  • Có thể có ý nghĩ tự tử hoặc suy nghĩ về chết chóc.

Bạo lực học đường gây nên trầm cảm ở học sinh

Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể gặp các vấn đề trong kiểm soát cảm xúc

Dấu hiệu về hành vi

Ngoài những thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ, những trẻ bị trầm cảm còn có sự thay đổi tiêu cực về hành vi: 

  • Tránh né trong giao tiếp, tương tác xã hội; tự thu mình lại và cô lập bản thân.

  • Thường xuyên biểu hiện mệt mỏi và uể oải.

  • Có thể sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc thuốc lá 

  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, đảo lộn giờ giấc hoặc ngủ quá nhiều.

  • Thành tích học tập sa sút hoặc nghỉ học thường xuyên.

  • Chậm chạp khi suy nghĩ, nói, xử lý vấn đề hoặc ngay cả trong chuyển động cơ thể.

  • Dễ nổi nóng, tức giận dù gặp 1 vấn đề nhỏ

  • Thường xuyên thấy cơ thể đau nhức, ốm yếu

  • Rối loạn ăn uống: ăn quá nhiều hoặc quá ít, thay đổi cân nặng đột

  • Có thể tự làm hại bản thân mình như rạch tay

  • Có thể lên kế hoạch tự tử

3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở tuổi dậy thì

Để điều trị được căn bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì, trước hết ta cần đi từ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Sau đây là một số nguyên nhân chính:

Mất cân bằng hormone

Ở lứa tuổi dậy thì hormone trong cơ thể thay đổi mạnh mẽ và gây mất cân bằng. Điều này cũng giải thích cho sự thay đổi trong tính cách ở trẻ trong lứa tuổi này, và là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm. Sự thay đổi hormone có thể khiến trẻ nhạy cảm hơn, dễ xúc động hơn.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì do mất cân bằng hormone

Trầm cảm ở tuổi dậy thì do mất cân bằng hormone

Hóa chất trong não bộ

Chất dẫn truyền thần kinh là chất hóa học mang tín hiệu từ não bộ đến các bộ phận khác trong não và cơ thể. Khi các hóa chất này gặp tình trạng bất thường hoặc suy yếu; chức năng của hệ thống thần kinh thay đổi có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.

Di truyền trong gia đình

Trầm cảm ở tuổi dậy thì gặp phổ biến hơn ở những trẻ được sinh ra trong gia đình có tiền sử trầm cảm. Chẳng hạn như cha mẹ hoặc ông bà bị trầm cảm; con cháu cũng sẽ có nguy cơ cao mắc trầm cảm.

Áp lực học tập

Áp lực học tập quá nặng cũng có thể là nguyên nhân gây ra những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh. Việc phải học quá nhiều, dưới áp lực điểm số đến từ gia đình, nhà trường có thể khiến trẻ dễ buồn bã, thất vọng nếu không đạt được kỳ vọng. 

Trầm cảm là rối loạn tâm lý phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có học sinh

Áp lực học tập nặng có thể là nguyên nhân gây ra những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

Ký ức tuổi thơ, chuyện buồn trong quá khứ

Các ký ức tổn thương khi còn bé, chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tinh thần; mất cha mẹ hay biến cố lớn có thể gây ra những thay đổi trong tinh thần khiến trẻ ám ảnh, dần trở nên trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Trẻ thiếu tự tin về bản thân là dấu hiệu trầm cảm

Các ký ức tổn thương khi còn bé có thể gây nên trầm cảm ở tuổi dậy thì

Thiếu sự đồng cảm và quan tâm từ gia đình

Trẻ bước vào tuổi dậy thì thường có sự thay đổi trong suy nghĩ, hành động, dễ lo lắng và nhạy cảm hơn. Nếu không được gia đình quan tâm đúng mức ở giai đoạn này, trẻ sẽ dễ suy nghĩ tiêu cực hay hành động bồng bột, và nặng hơn là mắc chứng trầm cảm. 

Ảnh hưởng của gia đình

Theo nghiên cứu, những trẻ sống trong gia đình hạnh phúc, yêu thương thì ít bị trầm cảm hơn so với những trẻ sống trong gia đình mâu thuẫn, bất hòa. Các biến cố trong gia đình như cha mẹ ly hôn, bạo lực, … đều làm tăng nguy cơ trầm cảm ở tuổi dậy thìtrầm cảm ở tuổi dậy thì.

Cha mẹ dành quá ít thời gian để giao tiếp, tương tác với trẻ là nguyên nhân của chậm phát triển ngôn ngữ

Trầm cảm ở tuổi dậy thì do ảnh hưởng từ gia đình

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân đã kể trên, chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì còn do một số nguyên nhân khác như tổn thương thực thể ở não (chấn thương sọ não, viêm não, u não,…), tính cách nhút nhát, tự ti, khép kín, ….

4. Trầm cảm ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì vô cùng nguy hiểm vì ở lứa tuổi này, suy nghĩ và nhận thức của trẻ chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến các hành động bộc phát gây nên hậu quả đáng tiếc. Một số tác hại của chứng bệnh này có thể kể đến như sau:

  • Kết quả học tập sa sút, trẻ khó tập trung, khó ghi nhớ và mất động lực học tập

  • Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tinh thần cũng như thể chất ở trẻ: tâm trạng buồn chán, luôn suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ hay chán ăn khiến cho việc phát triển ở trẻ bị giảm sút.

  • Khả năng giao tiếp bị suy giảm, trẻ thu mình, sống khép kín và có thể gây tác động tiêu cực lên tính cách khi trưởng thành.

  • Thậm chí, nguy hiểm hơn là một số trẻ trầm cảm có suy nghĩ tự tử hay tự làm hại bản thân. Nếu không được gia đình quan tâm và can thiệp kịp thời có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.

Trẻ thường xuyên mất ngủ là dấu hiệu trầm cảm về thể chất, hành vi

Trầm cảm ở tuổi dậy thì vô cùng nguy hiểm

5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Nhiều phụ huynh nhận thấy tình trạng trầm cảm ở con đặt ra câu hỏi: Vậy khi nào tôi cần đưa con đi khám bác sĩ? Câu trả lời của các chuyên gia IVIE - Bác sĩ ơi là nên tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt, ngay khi trẻ có dấu hiệu bệnh trầm cảm.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ khám tâm lý cho trẻ uy tín tại Hà Nội mà nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn dưới đây, cha mẹ có thể tham khảo để lựa chọn CSYT phù hợp. Khi khám trực tiếp, trẻ sẽ được tư vấn trực tiếp với bác sĩ và làm một số xét nghiệm hoặc test hành vi, cảm xúc, giúp cho việc chẩn đoán chính xác.

Cơ sở y tế Địa chỉ Thời gian làm việc
Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai 78 Giải phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội  
Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội 07h30 - 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6
Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

08h00 đến 19h30 từ thứ 2 đến thứ 6

08h00 đến 17h30 thứ 7

08h00 đến 11h30 Chủ nhật

Trung tâm tham vấn, Trị liệu tâm lý Mindcare Hà Nội

Cơ sở 1: Số 22, Ngõ 99 Nguyễn Tuân, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 2: 35 Hoàng Diệu, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

07h30 - 17h30 từ thứ 2 đến chủ nhật (Có tư vấn tâm lý online đến 20h30 hàng ngày)

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại các Bệnh viện, Phòng khám lớn, uy tín

Giá khám tâm lý khoảng từ 180,000đ - 500,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn đặt khám ưu tiên tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ

1900 3367

Tư vấn và đặt khám Tâm lý tại Bệnh viện, Phòng khám gần nhất


Ngoài ra, cha mẹ có thể lựa chọn khám tâm lý online tại nhà, giúp bạn xác định chính xác được vấn đề của trẻ, nhận được các lời khuyên hữu ích, tư vấn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.

 Thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là cách điều trị tâm lý được nhiều người sử dụng. Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi và đặt khám với bác sĩ tâm lý.

Tải app

Bác sĩ tâm lý online luôn đồng cảm với người bệnh

Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà

6. Trầm cảm nặng ở tuổi dậy thì dẫn đến tự tử

Các nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý đã đưa ra kết luận rằng: Bệnh trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát ở mọi lứa tuổi

Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì, chưa hoàn thiện về suy nghĩ, tính cách thì điều này càng có nguy cơ cao hơn. Cha mẹ hay nhầm lẫn những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ là ẩm ương tuổi mới lớn dẫn đến việc không quan tâm hay thậm chí là tỏ ra khó chịu trước những cảm xúc, hành vi của trẻ .

7. Trầm cảm có tự khỏi được không?

Nhiều phụ huynh cũng có thắc mắc rằng: Trầm cảm có tự khỏi được không hay cần thiết phải chữa trị? Trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia tâm lý cho rằng nó còn phụ thuộc vào mức độ trầm cảm của trẻ. 

Trẻ bị trầm cảm mức độ nhẹ có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc, không cần điều trị mà các dấu hiệu sẽ có xu hướng thuyên giảm nếu được quan tâm, tâm sự và giải quyết kịp thời. 

Tuy nhiên, nếu trầm cảm đã ở giai đoạn nặng thì cần được gặp các bác sĩ tâm lý để tư vấn, chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, cha mẹ và gia đình cũng cần đồng hành và thấu hiểu trẻ. 

Trầm cảm có tự khỏi được không còn tùy thuộc vào mức độ trầm cảm ở trẻ

Trầm cảm có tự khỏi được không còn tùy thuộc vào mức độ trầm cảm ở trẻ

8. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có các dấu hiệu trầm cảm

Khi nhận ra các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì của con, cha mẹ cần tích cực quan tâm và cùng con thay đổi:

  • Bày tỏ tình yêu thương, sự quan tâm và đồng cảm với những suy nghĩ, lo lắng của con, tuyệt đối không gây áp lực hay lơ là những dấu hiệu trầm cảm ở con.

  • Động viên trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, giao tiếp xã hội

  • Quan tâm đến giấc ngủ, việc ăn uống của con. Cha mẹ có thể bổ sung những chất dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục cùng con, tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh.

  • Đưa con đi khám bác sĩ tâm lý để nhận định đúng về mức độ trầm cảm và có hướng điều trị phù hợp. 

Khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi, ngoại khóa để thư giãn, phát triển bản thân

Khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi, ngoại khóa để thư giãn, phát triển bản thân

9. Các phương pháp chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Giống như các chứng trầm cảm khác, trầm cảm ở tuổi dậy thì cũng cần được điều trị. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là dùng thuốc và trị liệu tâm lý tại các cơ sở y tế. 

  • Chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì bằng thuốc: Sau khi xác định mức độ trầm cảm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống trầm cảm như: fluoxetine (Prozac và Sarafem), thuốc sertraline(Zoloft), Thuốc escitalopram (Lexapro), thuốc paroxetine (Paxil, Pexeva và Britorelle… Lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc này tại nhà mà không có hướng dẫn của bác sĩ. 

  •  Trị liệu tâm lý để chữa bệnh trầm cảm: trẻ có thể được chữa trị tâm lý tại các cơ sở y tế như: Liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi….

Trị liệu tâm lý là phương pháp chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trị liệu tâm lý là phương pháp chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì qua bài viết IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên hy vọng đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những thông tin hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp trị liệu, tuy nhiên việc quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc tinh thần trẻ là cha mẹ cần quan tâm, thấu hiểu và kiên trì đồng hành cùng con. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/08/2023 - Cập nhật 11/08/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người còn không phân biệt được trầm cảm với cảm xúc buồn bã thông...

15/08/2023

685 Lượt xem

9 Phút đọc

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có khoảng 300 triệu người mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ, tuy...

15/08/2023

903 Lượt xem

11 Phút đọc

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Ngày này, trầm cảm đang dần trở thành một chứng bệnh tâm lý có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt, độ tuổi mắc trầm cảm ngày càng giảm và có thể xuất hiện ở cả trẻ em,...

11/08/2023

438 Lượt xem

10 Phút đọc

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, trầm cảm có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi, gặp nhiều ở đối tượng học...

07/08/2023

2030 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG