Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm ở học sinh là gì?
  • 2. 20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
  • 3. Nguyên nhân gây trầm cảm ở học sinh
  • 4. Trầm cảm ở học sinh gây ra ảnh hưởng gì?
  • 5. Cách điều trị trầm cảm ở học sinh
Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm ở học sinh là gì?
  • 2. 20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
  • 3. Nguyên nhân gây trầm cảm ở học sinh
  • 4. Trầm cảm ở học sinh gây ra ảnh hưởng gì?
  • 5. Cách điều trị trầm cảm ở học sinh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, trầm cảm có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi, gặp nhiều ở đối tượng học sinh. Vậy trầm cảm ở học sinh là gì, nguyên nhân từ đâu và dấu hiệu trầm cảm ở học sinh như thế nào? Bài viết hôm nay của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên. 
Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm ở học sinh là gì?
  • 2. 20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
  • 3. Nguyên nhân gây trầm cảm ở học sinh
  • 4. Trầm cảm ở học sinh gây ra ảnh hưởng gì?
  • 5. Cách điều trị trầm cảm ở học sinh

1. Trầm cảm ở học sinh là gì?

Trầm cảm là một trong các rối loạn tâm lý phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có đối tượng học sinh. Trầm cảm gây ra các triệu chứng như buồn bã, chán nản, suy nghĩ tiêu cực, mất động lực, mất dần hứng thú đối với cuộc sống hiện tại,…Trong đó, trầm cảm ở học sinh hiện đang có xu hướng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. 

Điều này được giải thích rằng đối tượng học sinh, đặc biệt là các học sinh cuối cấp luôn phải đối mặt với áp lực học tập, áp lực thi cử dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức. Nếu sự lo lắng này không được giải tỏa, kéo dài thường xuyên thì có thể gây ra các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh.

Trầm cảm là rối loạn tâm lý phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có học sinh

Trầm cảm là rối loạn tâm lý phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có học sinh

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh gây nhiều ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Đặc biệt, học sinh là đối tượng nhỏ tuổi, suy nghĩ còn non nớt và có thể hành động dại dột. Vì vậy, khi nhận ra con có những dấu hiệu sau đây, các bậc phụ huynh cần lưu ý và cho con đi khám bác sĩ tâm lý sớm, để được điều trị thích hợp.

2. 20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

Sau đây là một số dấu hiệu trầm cảm ở học sinh dễ nhận thấy nhất mà IVIE - Bác sĩ ơi tổng hợp, các dấu hiệu này có thể chia thành 2 loại chính: dấu hiệu về cảm xúc và dấu hiệu về hành vi:

Dấu hiệu về mặt cảm xúc, tinh thần

Trẻ bị trầm cảm ở tuổi học sinh có thể xuất hiện các dấu hiệu tiêu cực về cảm xúc:

  • Thiếu tự tin về bản thân, có thể có cảm giác bản thân vô dụng. 

  • Dễ mang cảm giác tội lỗi nếu làm sai, bị điểm kém

  • Cảm thấy tuyệt vọng hoặc mất động lực trong mọi việc

  • Dễ cáu gắt, khó chịu

Trẻ thiếu tự tin về bản thân là dấu hiệu trầm cảm

Trẻ thiếu tự tin về bản thân là dấu hiệu trầm cảm

  • Có thái độ thờ ơ hoặc dễ xảy ra xung đột với gia đình, bạn bè

  • Thường xuyên có ý nghĩ tự tử hoặc nghĩ về cái chết 

  • Trẻ khóc lóc hoặc la hét mà không rõ lý do

  • Mất hứng thú trong học tập và trong các hoạt động ngoại khóa

  • Khó khăn trong việc cần sự tập trung, ghi nhớ

  • Cực kỳ nhạy cảm với thất bại 

  • Thường xuyên dằn vặt vì những sai lầm, kí ức trong quá khứ

  • Tâm trạng buồn bã, ủ dột

Dấu hiệu về thể chất, hành vi

Bên cạnh sự thay đổi về mặt cảm xúc, dấu hiệu trầm cảm ở học sinh còn có thể biểu hiện trong hành vi:

  • Cách ly xã hội, kém giao tiếp với người khác

  • Thường xuyên chán nản, mệt ỏi, uể oải

  • Có thể bắt đầu sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc nặng hơn là ma túy

  • Thường xuyên mất ngủ vào ban đêm, ngủ quá ít hoặc quá nhiều

Trẻ thường xuyên mất ngủ là dấu hiệu trầm cảm về thể chất, hành vi

Trẻ thường xuyên mất ngủ là dấu hiệu trầm cảm về thể chất, hành vi

  • Nghiêm trọng hơn là lên kế hoạch tự tử

  • Ít chú ý đến ngoại hình hoặc vệ sinh cá nhân của bản thân

  • Trốn học thường xuyên, thành tích học tập giảm sút

  • Tự làm tổn thương mình như rạch tay, gây ra các vết bầm, xước trên cơ thể

  • Rối loạn ăn uống: chán ăn, sụt cân nhanh chóng hoặc ăn quá nhiều, tăng cân.

  • Có thể có những cơn giận bùng nổ, hành vi bộc phát 

  • Đau nhức người không rõ nguyên nhân

Ngoài ra biểu hiện của trầm cảm ở học sinh còn có thể có nhiều dấu hiệu đa dạng khác về tâm lý cũng như hành vi.

3. Nguyên nhân gây trầm cảm ở học sinh

Các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh, đặc biệt là trầm cảm ở học sinh THPT có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đến từ trường học hoặc từ chính gia đình:

Áp lực, căng thẳng từ học tập, thi cử

Học tập, thi cử luôn là áp lực của mọi học sinh. Ngày nay, khối lượng kiến thức và sự cạnh tranh ngày càng nhiều, khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Thiếu sự quan tâm từ bố mẹ, người thân hay bạn bè

Ở lứa tuổi học sinh, trẻ luôn muốn khám phá thế giới xung quanh nhưng cũng cần được sự quan tâm rất nhiều từ gia đình. Bố mẹ không thường xuyên trò chuyện, tâm sự hay có tư duy áp đặt sẽ dễ khiến khoảng cách giữa bố mẹ và con ngày càng xa. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở lứa tuổi học sinh.

Cha mẹ dành quá ít thời gian để giao tiếp, tương tác với trẻ là nguyên nhân của chậm phát triển ngôn ngữ

Cha mẹ dành quá ít thời gian để giao tiếp, tương tác với con là nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ

Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh

Thường xuyên thức khuya, ngủ quá ít, học quá nhiều hoặc chơi game quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

Bạo lực học đường

Ở lứa tuổi học sinh, bạn bè hay trường học là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tinh thần và tính cách của trẻ. Nếu trẻ bị bắt nạt, bạo lực học đường mà không có ai tâm sự, bảo vệ thì sẽ có những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh.

Bạo lực học đường gây nên trầm cảm ở học sinh

Bạo lực học đường gây nên trầm cảm ở học sinh

Yếu tố tác động từ xã hội

Mạng xã hội phát triển mạnh cũng gây nhiều hệ lụy xấu đến người dùng, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ với tâm lý chưa vững vàng, các em dễ bị ảnh hưởng bởi các nội dung xấu trên mạng xã hội, gây ra tâm lý bất ổn.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, trầm cảm ở học sinh còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như tính cách trẻ, trẻ gặp biến cố trong tâm lý….

4. Trầm cảm ở học sinh gây ra ảnh hưởng gì?

Một nỗi lo chung của các bậc phụ huynh đó là những tác hại của bệnh trầm cảm ở học sinh ảnh hưởng lên đời sống của trẻ. Trầm cảm nếu  không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Suy giảm chất lượng học tập

Trầm cảm kéo dài sẽ khiến trẻ mất tập trung, giảm khả năng ghi nhớ và đặc biệt là uể oải, mất động lực trong học tập. Từ đó dẫn đến việc kết quả học tập bị giảm sút nghiêm trọng. 

Trầm cảm ở học sinh gây suy giảm chất lượng học tập

Trầm cảm ở học sinh gây suy giảm chất lượng học tập

Chất lượng sống kém

Trẻ mắc trầm cảm sẽ không có niềm vui, động lực làm bất kỳ việc gì, cộng thêm việc cơ thể luôn mệt mỏi dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng đến cả sự phát triển thể chất ở trẻ.

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Trầm cảm ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ, khiến trẻ dễ xúc động hay dễ cáu gắt, đồng thời việc giao tiếp với những người xung quanh. Điều này khiến trẻ mất dần mối quan hệ bạn bè, làm rộng khoảng cách giữa trẻ với bố mẹ.

Nguy cơ tự tử cao

Nếu các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh không được can thiệp sớm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là trẻ muốn tự sát.

5. Cách điều trị trầm cảm ở học sinh

Các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện tốt hơn.

Giống như các chứng bệnh trầm cảm khác, trầm cảm ở học sinh cũng cần được kết hợp điều trị giữa tại nhà và liệu pháp tâm lý nhờ vào các chuyên gia tâm lý.

Điều trị tại nhà

Đối với những tình trạng bệnh nhẹ, bố mẹ có thể giúp trẻ cải thiện tại nhà. 

  • Thay đổi chế độ sinh hoạt, tăng cường nghỉ ngơi để tình thần thư giãn

  • Chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, nhiều rau xanh, củ quả, bổ sung vitamin cần thiết.

  • Không nên sử dụng các chất kích thích

  • Tích cực rèn luyện thể dục thể thao, khiến tinh thần và sức khỏe tốt hơn. 

  • Cha mẹ tránh kỳ vọng quá nhiều hoặc gây áp lực cho con, tăng cường tâm sự giao tiếp với con.

  • Khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi, ngoại khóa để thư giãn, phát triển bản thân

Khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi, ngoại khóa để thư giãn, phát triển bản thân

Khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi, ngoại khóa để thư giãn, phát triển bản thân

Điều trị liệu pháp tâm lý

Cha mẹ nên tìm cho con các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý uy tín, giúp trò chuyện, khai thác và điều trị cho con được tốt nhất. 

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ khám tâm lý cho trẻ uy tín tại Hà Nội mà nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn dưới đây, cha mẹ có thể tham khảo để lựa chọn CSYT phù hợp. Khi khám trực tiếp, trẻ sẽ được tư vấn trực tiếp với bác sĩ và làm một số xét nghiệm hoặc test hành vi, cảm xúc, giúp cho việc chẩn đoán chính xác.

Cơ sở y tế Địa chỉ Thời gian làm việc
Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai 78 Giải phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội  
Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội 07h30 - 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6
Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

08h00 đến 19h30 từ thứ 2 đến thứ 6

08h00 đến 17h30 thứ 7

08h00 đến 11h30 Chủ nhật

Trung tâm tham vấn, Trị liệu tâm lý Mindcare Hà Nội

Cơ sở 1: Số 22, Ngõ 99 Nguyễn Tuân, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 2: 35 Hoàng Diệu, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

07h30 - 17h30 từ thứ 2 đến chủ nhật (Có tư vấn tâm lý online đến 20h30 hàng ngày)

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại các Bệnh viện, Phòng khám lớn, uy tín

Giá khám tâm lý khoảng từ 180,000đ - 500,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn đặt khám ưu tiên tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ

1900 3367

Ngoài ra, cha mẹ có thể lựa chọn khám tâm lý online tại nhà, giúp bạn xác định chính xác được vấn đề của trẻ, nhận được các lời khuyên hữu ích, tư vấn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.

 Thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là cách điều trị tâm lý được nhiều người sử dụng. Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi và đặt khám với bác sĩ tâm lý.

Tải app

Bác sĩ tâm lý online luôn đồng cảm với người bệnh

Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà

20+ dấu hiệu trầm cảm ở học sinh, cách phòng ngừa và chữa trị mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bậc cha mẹ. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm, tâm sự với con nhiều hơn, ngoài ra cần tránh đặt áp lực lên con để con có thể phát triển tốt nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/08/2023 - Cập nhật 07/08/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người còn không phân biệt được trầm cảm với cảm xúc buồn bã thông...

15/08/2023

688 Lượt xem

9 Phút đọc

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có khoảng 300 triệu người mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ, tuy...

15/08/2023

905 Lượt xem

11 Phút đọc

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Ngày này, trầm cảm đang dần trở thành một chứng bệnh tâm lý có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt, độ tuổi mắc trầm cảm ngày càng giảm và có thể xuất hiện ở cả trẻ em,...

11/08/2023

441 Lượt xem

10 Phút đọc

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, trầm cảm có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi, gặp nhiều ở đối tượng học...

07/08/2023

2032 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG