Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm là gì?
  • 2. 15+ Dấu hiệu trầm cảm bạn không nên xem thường
  • 3. Trầm cảm có phải là bệnh? Có tự khỏi được không?
  • 4. Khi nào trầm cảm cần đi khám bác sĩ?
  • 5. Khám trầm cảm ở đâu?
Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm là gì?
  • 2. 15+ Dấu hiệu trầm cảm bạn không nên xem thường
  • 3. Trầm cảm có phải là bệnh? Có tự khỏi được không?
  • 4. Khi nào trầm cảm cần đi khám bác sĩ?
  • 5. Khám trầm cảm ở đâu?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người còn không phân biệt được trầm cảm với cảm xúc buồn bã thông thường và xem nhẹ việc trầm cảm. Trong bài viết hôm nay, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ chia sẻ cho các bạn 15+ dấu hiệu trầm cảm mà bạn không nên xem thường.
Nội dung chính
  • 1. Trầm cảm là gì?
  • 2. 15+ Dấu hiệu trầm cảm bạn không nên xem thường
  • 3. Trầm cảm có phải là bệnh? Có tự khỏi được không?
  • 4. Khi nào trầm cảm cần đi khám bác sĩ?
  • 5. Khám trầm cảm ở đâu?

1. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc đang trở nên phổ biến. Theo WHO, hiện nay trên thế giới có hơn 300 triệu người mắc chứng trầm cảm và số lượng đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở những người trẻ trong độ tuổi 20. 

Nữ giới có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nhưng nam giới thường mắc ở mức độ nặng hơn và ít được điều trị hơn

Nữ giới có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nhưng nam giới thường mắc ở mức độ nặng hơn và ít được điều trị hơn

2. 15+ Dấu hiệu trầm cảm bạn không nên xem thường

Trầm cảm có thể đem lại nhiều tác hại nghiêm trọng, vì vậy bạn cần chú ý đến các dấu hiệu trầm cảm từ sớm. IVIE - Bác sĩ ơi đã tổng hợp được một số dấu hiệu thường gặp sau đây:

Tâm trạng buồn rầu, lo âu kéo dài

Đây là biểu hiện điển hình nhất của chứng trầm cảm. Người mắc bệnh thường xuyên buồn bã, nét mặt ủ rũ và có suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, một điểm bạn cần lưu ý đó là người mắc trầm cảm không phải lúc nào cũng buồn bã, ủ dột, mà vẫn có lúc vui vẻ, tươi cười. Điều này có thể khiến nhiều người không nhận ra mình hoặc những người xung quanh mắc chứng trầm cảm.

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh tâm lý gặp phổ biến

Tâm trạng buồn rầu, lo âu kéo dài là biểu hiện điển hình nhất của chứng trầm cảm

Dễ thay đổi cảm xúc

Người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng thể hiện cảm xúc mạnh mẽ hơn. Họ có thể dễ cáu giận, khó chịu không rõ nguyên nhân. Họ cũng dễ khóc, dễ buồn, dễ thất vọng chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt. 

Mất hứng thú và quan tâm

Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ, một dấu hiệu của trầm cảm là mất đi niềm vui, sự hứng thú đối với các hoạt động thường ngày. Đồng thời, người mắc trầm cảm cũng có thể tỏ ra thờ ơ, thiếu quan tâm đến những mối quan hệ xung quanh.

Dễ mất sức, mệt mỏi

Người mắc chứng trầm cảm thường ở trạng thái căng thẳng, áp lực liên tục dẫn đến mệt mỏi, stress kéo dài. Họ mất động lực trong mọi việc, làm gì cũng cảm thấy mệt mỏi, từ đó làm giảm hiệu quả công việc và cảm thấy sức khỏe kém đi, hoạt động chậm chạp.

Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Người mắc chứng trầm cảm thường ở trạng thái dễ mất sức, mệt mỏi

Mất tập trung, trí nhớ giảm sút

Mất tập trung, trí nhớ giảm sút cũng là một dấu hiệu trầm cảm mà bạn cần lưu ý. Người bệnh có thể quên những thứ cơ bản như tên, số điện thoại của người nhà, quên công việc, quên đón con….Đồng thời, họ trở nên thiếu quyết đoán, khó đưa ra quyết định trong mọi tình huống… Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống và công việc của người bệnh, tuy nhiên nó lại ít được mọi người nhận ra đây là dấu hiệu của trầm cảm.

Tự ti và tuyệt vọng với bản thân

Người bệnh trầm cảm luôn cảm thấy tự ti vào bản thân. Khi gặp phải một vấn đề, họ có xu hướng tự trách bản thân như: mình thật vô tích sự, mình thật chẳng ra sao…. Ngoài ra, họ luôn tự dằn vặt về những sai lầm của mình trong quá khứ. Những suy nghĩ này có thể khiến họ tuyệt vọng, mất niềm tin vào bản thân và không còn động lực sống, động lực để tiếp tục cố gắng.

Cảm giác tội lỗi, hay nhớ về quá khứ

Tương tự dấu hiệu trên, người trầm cảm thường xuyên xuất hiện cảm giác tội lỗi, hay nhớ lại những sai lầm trong quá khứ. Điều này xảy ra như một vòng lặp khiến họ không thể thoát khỏi được nỗi buồn bã và ám ảnh tâm lý. 

Căng thẳng khi ở nơi đông người

Người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng khép mình lại, lại giao tiếp với những người xung quanh, đặc biệt, họ trở nên căng thẳng khi ở nơi đông người như trong buổi tiệc, trong lớp học, trong thang máy chật kín người….hay còn gọi là hội chứng sợ đám đông.

Sợ hãi khi ở nơi đông người là triệu chứng của rối loạn lo âu

Người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng căng thẳng khi ở nơi đông người

Thay đổi cân nặng

Trầm cảm dẫn đến rối loạn ăn uống. Người trầm cảm có thể giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân không rõ nguyên do. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi các dấu hiệu khác trong cơ thể để phân biệt sự chán ăn, giảm cân của trầm cảm so với các bệnh lý khác. 

Trầm cảm dẫn đến rối loạn ăn uống

Trầm cảm dẫn đến rối loạn ăn uống

Đột nhiên thèm ăn nhiều hoặc tăng cân

Bên cạnh với triệu chứng chán ăn, giảm cân trên thì cũng có nhiều người có các dấu hiệu ngược lại như thèm ăn nhiều, tăng cân. Họ có xu hướng ăn các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều calo nên cân nặng tăng lên nhanh chóng.

Rối loạn lo âu thường dẫn đến các rối loạn trong hệ tiêu hóa

Đột nhiên thèm ăn nhiều hoặc tăng cân có thể là dấu hiệu trầm cảm

Chất lượng giấc ngủ kém

Theo Khoa tâm thần học và sức khỏe hành vi, Đại học bang Ohio (Mỹ), trầm cảm có thể làm rối loạn giấc ngủ. Nếu bạn thường xuyên buồn ngủ và có thể ngủ rất lâu ban ngày nhưng đêm lại khó ngủ, ngủ được ít, ngủ không sâu thì rất có thể là dấu hiệu trầm cảm.

Nghiên cứu năm 2008, đăng trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience chỉ ra rằng khoảng ¾ người bị trầm cảm sẽ mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, sự lo lắng, stress liên tục càng kéo theo việc khó ngủ, mất ngủ. Và mất ngủ lại dẫn đến mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau. Đây là một vòng lặp khiến chất lượng cuộc sống của người trầm cảm suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh mất ngủ, người trầm cảm cũng có thể gặp những cơn ác mộng khiến tinh thần mệt mỏi. 

Mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc là một trong những triệu chứng của rối loạn lo âu

Mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc là một trong những dấu hiệu trầm cảm

Suy nghĩ tiêu cực

Nếu bạn thường xuyên có những ý nghĩ tiêu cực trong các vấn đề, khi một việc xảy ra không theo ý muốn, bạn thường dễ chán nản, thất vọng thì rất có thể bạn đã mắc phải chứng trầm cảm. 

Các triệu chứng bất thường về tiêu hóa

Giữa não bộ và hệ tiêu hóa tồn tại một mối liên kết chặt chẽ thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Chính vì vậy, khi bạn lo âu, trầm cảm thì chức năng đường ruột có thể bị suy giảm dẫn tới các biểu hiện như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…. Ngược lại, chức năng đường ruột không tốt cũng ảnh hưởng lên não bộ, gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm.

Dựa trên mối liên hệ giữa não bộ và đường ruột mà hiện nay các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp điều trị trầm cảm bằng cách sử dụng những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt. 

Xuất hiện các cơn đau

Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến các cơn đau thể chất. Người mắc trầm cảm thường xuyên than phiền về các cơn đau xương khớp, đau đầu…., những cơn đau này thường là vô căn, không xác định được rõ nguyên nhân thực thể.

Đặc biệt, trầm cảm sẽ khiến các cơn đau trở nên trầm trọng hơn, ngưỡng chịu đau thấp hơn...Những cơn đau này thường không thể có loại thuốc giảm đau nào có hiệu quả được.

Stress nặng khiến nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh bất thường làm tăng nguy cơ đau tim

Các vấn đề về sức khỏe có thể  gây ra chứng trầm cảm

Vấn đề về tình dục

Trầm cảm còn có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người bệnh. Theo các nghiên cứu về trầm cảm, có tới 75% bệnh nhân trầm cảm giảm hoặc mất hứng thú trong tình dục. Đây cũng là một dấu hiệu sớm của trầm cảm. 

Có ý định gây tổn thương bản thân

Bên cạnh những suy nghĩ tiêu cực, người mắc trầm cảm có có xu hướng tự làm hại bản thân mình như cào, tự rạch tay…. Nghiêm trọng hơn, họ có thể lên kế hoạch tự sát (chuẩn bị thuốc ngủ, dây thừng, xăng, thường nhìn vô định từ một vị trí cao…), hoặc cố tự sát…

Khi có những dấu hiệu trầm cảm này thì người bệnh cần phải được hỗ trợ, giám sát ngay lập tức, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

3. Trầm cảm có phải là bệnh? Có tự khỏi được không?

Một điều quan trọng mà IVIE - Bác sĩ ơi cần nhấn mạnh rằng, trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần và cần được điều trị. Bệnh trầm cảm có thể tự khỏi được không thì còn phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. 

Ở giai đoạn nhẹ, trầm cảm có thể được cải thiện nếu bạn được tâm sự, chia sẻ, giải quyết vấn đề và thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu đã ở mức độ nặng của trầm cảm, bạn cần đến gặp bác sĩ để có điều trị phù hợp, tránh để trầm cảm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và tâm lý.

Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần và cần được điều trị

Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần và cần được điều trị

4. Khi nào trầm cảm cần đi khám bác sĩ?

Khi có những dấu hiệu trầm cảm, bạn cần đi khám bác sĩ, đặc biệt là khi có những biểu hiện sau đây:

  • Trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn
  • Ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như các mối quan hệ xung quanh.

Khi bạn có các dấu hiệu của trầm cảm, bạn nên chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người thân để được hỗ trợ và đi khám bác sĩ khi cần thiết. 

5. Khám trầm cảm ở đâu?

Bạn có thể tìm đến các cơ sở y tế uy tín để có thể khám tâm lý và điều trị chứng trầm cảm. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số bệnh viện, phòng khám điều trị tâm lý uy tín tại Hà Nội dưới đây, bạn có thể tham khảo đặt khám theo mong muốn

Cơ sở y tế Địa chỉ Thời gian làm việc
Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai 78 Giải phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội  
Phòng khám Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội 07h30 - 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6
Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

08h00 đến 19h30 từ thứ 2 đến thứ 6

08h00 đến 17h30 thứ 7

08h00 đến 11h30 Chủ nhật

Trung tâm tham vấn, Trị liệu tâm lý Mindcare Hà Nội

Cơ sở 1: Số 22, Ngõ 99 Nguyễn Tuân, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 2: 35 Hoàng Diệu, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

07h30 - 17h30 từ thứ 2 đến chủ nhật (Có tư vấn tâm lý online đến 20h30 hàng ngày)

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín

Một số bác sĩ tâm lý giỏi tại các Bệnh viện, Phòng khám lớn, uy tín

Giá khám tâm lý khoảng từ 180,000đ - 500,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn đặt khám ưu tiên tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ

1900 3367

Tư vấn và đặt khám Tâm lý tại Bệnh viện, Phòng khám gần nhất


Ngoài ra, cha mẹ có thể lựa chọn khám tâm lý online tại nhà, giúp bạn xác định chính xác được vấn đề của trẻ, nhận được các lời khuyên hữu ích, tư vấn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.

 Thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và tiến hành từng bước điều trị, đây là cách điều trị tâm lý được nhiều người sử dụng. Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi và đặt khám với bác sĩ tâm lý.

Tải app

Bác sĩ tâm lý online luôn đồng cảm với người bệnh

Khám tâm lý online, liệu pháp điều trị tại nhà

15+ dấu hiệu trầm cảm phổ biến nhất mà IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ phía trên, hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nhận ra những dấu hiệu trầm cảm của bản thân hoặc của những người xung quanh, để có biện pháp điều trị kịp thời.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 15/08/2023 - Cập nhật 15/08/2023
5/5 - (20 đánh giá)

ĐẶT KHÁM DỄ DÀNG VỚI IVIE - Bác sĩ ơi

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

15+ Dấu hiệu trầm cảm không nên xem thường

Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người còn không phân biệt được trầm cảm với cảm xúc buồn bã thông...

15/08/2023

684 Lượt xem

9 Phút đọc

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

13+ Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới và cách điều trị

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có khoảng 300 triệu người mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ, tuy...

15/08/2023

903 Lượt xem

11 Phút đọc

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì? Vì đâu dẫn đến tự tử ở trẻ em?

Ngày này, trầm cảm đang dần trở thành một chứng bệnh tâm lý có tỷ lệ mắc cao. Đặc biệt, độ tuổi mắc trầm cảm ngày càng giảm và có thể xuất hiện ở cả trẻ em,...

11/08/2023

438 Lượt xem

10 Phút đọc

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

20+ Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần chữa trị ngay

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, trầm cảm có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi, gặp nhiều ở đối tượng học...

07/08/2023

2029 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG