Nội dung chính
  • Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cho quý phụ huynh
  • Chế độ ăn uống dành trẻ bị tay chân miệng tại nhà
  • Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Nội dung chính
  • Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cho quý phụ huynh
  • Chế độ ăn uống dành trẻ bị tay chân miệng tại nhà
  • Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng – Những lưu ý về dinh dưỡng

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Hiện nay bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ, nhất là những bé dưới 5 tuổi. Việc cha mẹ phát hiện kịp thời, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Mẹ cần cập nhật những thông tin về bệnh, cũng như những cách nhận diện bệnh và cách chăm sóc bé để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Nội dung chính
  • Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cho quý phụ huynh
  • Chế độ ăn uống dành trẻ bị tay chân miệng tại nhà
  • Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cho quý phụ huynh

Các bé bị tay chân miệng, đa số sẽ hồi phục sau 8 – 10 ngày với điều kiện được chăm sóc và điều trị đúng cách. Một vài lưu ý về chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cho cha mẹ như sau:

  • Mẹ hãy đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ nước cho cơ thể.

  • Bé sốt do bị tay chân miệng thường có kèm theo những triệu chứng khác như: tiêu chảy, nôn, đau khi nuốt, loét trong miệng…

  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng, liều lượng thuốc dùng cho bé.

  • Có thể sử dụng kết hợp những biện pháp sau: súc miệng bằng nước muối sinh lý, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chăm sóc vùng da bị bệnh bằng dung dịch sát khuẩn…

  • Cách ly bé với mọi người xung quanh để tránh lây lan.

  • Cần vệ sinh cá nhân, dùng găng tay, đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau khi tiếp xúc với bé.

  • Chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học cho bé.

Cho bé uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước khi bị bệnh

Cho bé uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước khi bị bệnh

Lưu ý: Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà và điều trị tại nhà, bố mẹ nên chú ý theo dõi các biểu hiện của bé và đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra ngay khi trẻ có các dấu hiệu bất thường sau:

  • Những triệu chứng tay chân miệng của trẻ xuất hiện trên 7 ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Sốt cao và kéo dài, có kèm theo co giật, nôn và trên da thấy nổi vằn.

  • Quấy khóc bất thường hoặc khóc không ra nước mắt, bé có dấu hiệu mất nước.

  • Tay chân bé run, bé dễ bị giật mình hoặc thở nông, thở nhanh…

 “Bệnh tay chân miệng thường diễn biến phức tạp theo từng giai đoạn với các triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Lúc này, cha mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ bằng thuốc hoặc các phương pháp dân gian trên mạng mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả cho trẻ. Cộng đồng hỏi đáp miễn phí trên ứng dụng IVIE –Bác sĩ ơi luôn có các bác sĩ Nhi túc trực 24/7 sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý bậc phụ huynh về tình trạng bệnh của con trẻ”

1900 3367

Đặt lịch khám tay chân miệng tại bệnh viện uy tín tại IVIE-Bác sĩ ơi


Chế độ ăn uống dành trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm mà không còn quá xa lạ với cha mẹ, bệnh nằm trong top 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta hiện nay. Bé bị tay chân miệng cha mẹ cần để ý tới nhu cầu dinh dưỡng của bé, cần cho bé ăn những thực phẩm mềm. Tránh tình trạng để bé bị rối loạn tiêu hoá.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn thực phẩm giàu những chất nào?

Bé cần có một chế độ ăn để nâng cao sức đề kháng, giúp chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó lựa chọn thực phẩm là điều mà nhiều cha mẹ quan tâm, giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng như hồi phục của trẻ.

Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn trước - trong - sau ốm

Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn trước - trong - sau ốm

  • Ăn đủ chất – đa dạng thực phẩm: Chất đạm, chất béo, bột đường, các vitamin, và khoáng chất.

  • Bổ sung thêm thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như: thịt, cá, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa…

  • Những rau củ quả màu vàng, đỏ, và rau xanh như: đu đủ, dưa hấu, cà rốt, cà chua, súp lơ…

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng những thực phẩm nào?

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục và lành thương của bé, cha mẹ cần lưu ý một số thực phẩm trẻ không nên sử dụng:

  • Thực phẩm giàu arginine: Đây là chất có thể khiến virus sản sinh nhiều, những thực phẩm có arginine như: lạc, các loại hạt, sô cô la…

Trong hạt chứa lượng lớn arginine

Trong hạt chứa lượng lớn arginine

  • Thực phẩm cứng – cay – mặn: Bé nổi những nốt ban ở miệng, khi ăn những thực phẩm này có thể gây lở loét và kích ứng mạnh hơn.

  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Những thực phẩm làm bé tiết nhiều dầu hơn khiến những nốt ban nghiêm trọng hơn.

Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng tuy là một bệnh lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách cũng như kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bé. Vì vậy bố mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cũng như những điều cần lưu ý tới cha mẹ khi chăm sóc trẻ.

Một số lỗi khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cha mẹ cần lưu ý 

Việc chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà rất quan trọng, nhưng có một số khuyến cáo mà IVIE – Bác sĩ ơi gửi tới quý phụ huynh để tránh mắc những lỗi thường gặp sau:

  • Kiêng gió, kiêng nước: Khi bé mắc bệnh sẽ sốt và đổ mồ hôi nhiều, việc kiêng nước không vệ sinh sạch cơ thể có thể là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

  • Bé sốt: Lúc này bé cần được mặc quần áo thoáng thay vì giữ ấm cho bé kỹ hơn và cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

  • Bé mệt mỏi: Khi bị tay chân miệng bé sẽ biếng ăn, mệt mỏi và cảm thấy ăn không ngon miệng.  

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng những điều gì

Chăm sóc bé bị tay chân miệng đặc biệt là dinh dưỡng, giúp cung cấp cho trẻ đủ những dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó có một số điều bé cần kiêng ăn để giúp quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

  • Nơi đông người: Đây là bệnh dễ lây lan, do vậy cha mẹ nên cho bé ở nhà và chăm sóc một phòng riêng cho bé.

  • Kiêng gãi, chạm vào vết ban của tay chân miệng: Những nốt ban này cần được giữ sạch tránh tác động làm bé đau.

  • Không sử dụng vật dụng sắc nhọn (thìa, dĩa, tăm…): Trẻ sẽ lên những nốt ban ở miệng, khi sử dụng những vật dụng này có thể gây vỡ và làm tổn thương những nốt ban này.

  • Không uống thuốc aspirin: Cho bé dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không tự ý tăng liều và không tự ý cho bé uống aspirin để hạ sốt.

  • Không cần kiêng tắm cho bé: Việc riêng tắm và ủ trẻ quá kỹ có thể khiến bé bị nhiễm trùng da và để lại sẹo trên da. Cha mẹ cần giữ cho nốt ban thoáng mát giúp mau lành cũng như không để lại sẹo.

Tắm rửa cho bé nhẹ nhàng để làm sạch cũng như tránh vỡ các nốt sần

Tắm rửa cho bé nhẹ nhàng để làm sạch cũng như tránh vỡ các nốt sần

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cũng như những lưu ý khi chăm sóc bé. Nếu còn có những thắc mắc gì về tình trạng bé bị tay chân miệng cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

1900 3367

Đặt lịch khám tay chân miệng tại bệnh viện uy tín


Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng – Những lưu ý về dinh dưỡng

Hiện nay bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ, nhất là những bé dưới 5 tuổi. Việc cha mẹ phát hiện kịp thời, chăm sóc trẻ bị tay chân...

Icon thời gian
12/07/2024
251 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG