Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Để phòng tránh tình trạng này, phụ huynh nên tham khảo triệu chứng tay chân miệng ở trẻ trong bài viết dưới đây để nhận diện chính xác và cách ngăn chặn bệnh ở trẻ.
1. Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em
Các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ không xuất hiện ngay sau khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, mà thường bộc lộ sau khoảng 3 - 6 ngày. Một số trường hợp có triệu chứng rất nhẹ hoặc không rõ ràng. Tuy nhiên, nhìn chung, trẻ mắc bệnh này thường có các dấu hiệu sau đây:
Da nổi ban
Trong 1 - 2 ngày đầu phát bệnh, da trẻ thường xuất hiện các nốt hồng ban nhỏ có đường kính vài mm, sau đó chuyển thành dạng bọng nước. Các nốt này thường tập trung ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, ngón tay và mông, với kích thước từ 2 - 5mm. Nốt ban có hình bầu dục và ở trung tâm có màu xám sẫm. Trẻ thường không cảm thấy đau hoặc ngứa khi xuất hiện nốt ban, nhưng các nốt này có thể tồn tại đến 10 ngày.

Da nổi ban là triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em
Bị loét miệng
Hiện tượng loét miệng xảy ra khi các nốt ban xuất hiện trong khoang miệng, có đường kính khoảng 2 - 3mm. Những vết loét này thường tập trung ở vòm miệng, trên lưỡi và phía sau họng, khiến trẻ gặp khó khăn khi nuốt. Tuy nhiên, dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với viêm loét miệng thông thường, khiến nhiều cha mẹ có thể không nhận ra.
Tìm hiểu: Trẻ bị nổi mụn trắng trong miệng có nguy hiểm không?
Sốt
Tùy vào từng trẻ, có thể xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao. Khi bệnh trở nặng, thường có hiện tượng sốt cao khó hạ.
Ở giai đoạn nặng của bệnh tay chân miệng, trẻ thường có các dấu hiệu như: sốt cao kéo dài và khó giảm, giật mình, ngủ lơ mơ hoặc ngủ nhiều, mệt mỏi, không muốn chơi, thở nhanh hoặc thở khác thường, toàn thân lạnh hoặc ra mồ hôi nhiều, chân tay run rẩy, đi lại không vững, và ngồi không vững.
Sau khi khỏi bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ có miễn dịch với chủng virus gây bệnh đó, nhưng vì có nhiều chủng virus khác nhau gây ra bệnh này, nên trẻ có thể mắc lại tay chân miệng với một chủng virus khác.

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em bao gồm sốt
2. Nên làm gì khi trẻ có triệu chứng bị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên không dùng kháng sinh trong điều trị. Nguyên tắc cơ bản là điều trị triệu chứng tay chân miệng ở trẻ bao gồm:
- Hạ sốt, giảm đau: Paracetamol và Ibuprofen thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Ibuprofen không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Aspirin và các sản phẩm chứa Aspirin không được sử dụng vì có thể gây hội chứng Reye, gây nguy hiểm cho trẻ.
- Giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn: Antacid dạng gel có thể được bôi vào các vết loét miệng để giảm đau khi ăn, nhưng cần cẩn trọng để tránh trẻ bị sặc.
- Giảm ngứa: Bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin thông thường để làm dịu cơn ngứa.
- Bổ sung nước: Cho trẻ uống đủ nước, sữa, dung dịch bù điện giải hoặc các loại nước ép. Trẻ dưới 1 tuổi nên được uống sữa mẹ để bù nước và tăng cường hệ miễn dịch.

Nên làm gì khi trẻ có triệu chứng bị tay chân miệng
Hầu hết trẻ mắc tay chân miệng ở mức độ nhẹ đều có thể được theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà theo các nguyên tắc sau:
- Cách ly đúng cách: Để hạn chế lây nhiễm, trẻ bệnh cần nghỉ học ít nhất 10 ngày từ khi khỏi bệnh. Trong nhà có nhiều trẻ, cần cách ly tuyệt đối, không cho trẻ bệnh chơi chung với trẻ khỏe. Giám sát chặt chẽ các hoạt động thường nhật của trẻ bệnh.
- Sử dụng khẩu trang: Trẻ bệnh và người chăm sóc nên đeo khẩu trang y tế. Sau khi tiếp xúc, phải rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch ngay.
- Vệ sinh cá nhân: Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ bệnh để giúp trẻ mau lành bệnh.
- Tắm rửa hàng ngày: Tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng và nước sạch. Khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ, đúng cách dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa tái nhiễm qua đường tay – miệng. Quần áo và tã lót của trẻ bệnh nên được tẩy trùng bằng nước sôi trước khi giặt sạch bằng xà phòng.
- Dụng cụ ăn uống: Các vật dụng ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn nên được luộc bằng nước sôi và sử dụng riêng biệt. Tạo môi trường sống trong lành và an toàn để giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Tuân thủ đúng hướng dẫn về sử dụng thuốc của bác sĩ khi điều trị tại nhà.
Hiện nay có nhiều phương pháp giúp trẻ chấm dứt tình trạng tay chân miệng. Tuy nhiên, tốt nhất là mẹ nên đưa bé đi khám và lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa có uy tín và kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị.
Tham khảo: 7 Địa chỉ khám da liễu trẻ em có khám ngoài giờ tại Hà Nội
Ngoài ra, nếu chưa thể đưa bé đi khám tư vấn nhi từ xa, bạn có thể sử dụng ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi, với những ưu điểm như:
- Giúp phụ huynh dễ dàng kết nối và thăm khám nhi khoa trực tuyến với các bác sĩ có kinh nghiệm từ 10 đến 30 năm tại các bệnh viện lớn như: Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Sỹ Đức; Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Tuấn; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Duyên,...
- Thông qua video call, các bác sĩ sẽ quan sát tình trạng của trẻ, đưa ra chẩn đoán ban đầu, hướng dẫn phác đồ điều trị, và kê đơn thuốc trực tuyến dựa trên tình trạng sức khỏe của bé.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về triệu chứng tay chân miệng ở trẻ mà IVIE - Bác sĩ ơi gửi đến bạn. Nếu muốn đặt lịch khám, hoặc tư vấn bệnh nhi khoa, hãy liên hệ qua số hotline: 1900 3367 để được hỗ trợ nhanh chóng.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.