Nội dung chính
  • 1. Cần làm gì để chẩn đoán đái máu?
  • 2. Điều trị đái máu như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Cần làm gì để chẩn đoán đái máu?
  • 2. Điều trị đái máu như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chẩn đoán và điều trị đái máu như thế nào?

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Nam học,Thận Tiết niệu,Chuyên khoa Nội tổng hợp
Đái máu như trong bài viết trước đã trình bày, là một bất thường mang tính chất bệnh lý tại đường tiết niệu. Triệu chứng này gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, do vậy, việc điều trị phải dựa trên đánh giá tình trạng bệnh, tìm và xử trí theo nguyên nhân. Bài viết dưới đây tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết để chẩn đoán cũng như hướng xử trí vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1. Cần làm gì để chẩn đoán đái máu?
  • 2. Điều trị đái máu như thế nào?

1. Cần làm gì để chẩn đoán đái máu?

Điều trị đái máu với nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, vì vậy, trước khi tiến hành làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân rất chi tiết về tiền sử và bệnh sử để xác định những nguyên nhân có khả năng cao nhất và tiến hành làm các xét nghiệm để chẩn đoán đái máu. Dưới đây là các xét nghiệm cần làm:

Xét nghiệm nước tiểu: bao gồm các xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, đếm số lượng hồng cầu và đánh giá hình thái hồng cầu trong nước tiểu. Các xét nghiệm này nhằm mục đích khẳng định chẩn đoán bệnh nhân có thực sự đái máu hay không, đồng thời có thể định hướng được nguồn gốc của hồng cầu xuất phát từ cầu thận hay ngoài cầu thận. 

Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thận- tiết niệu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm máu: bao gồm 

  • Xét nghiệm công thức máu để đánh giá mức độ thiếu máu của toàn cơ thể và số lượng tiểu cầu (một chỉ số ảnh hưởng đến khả năng cầm máu)
  • Xét nghiệm đông máu cơ bản 
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng gan thận và các chỉ số sinh hóa máu định hướng nguyên nhân tùy theo từng bệnh nhân cụ thể

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu

Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh:

  • Siêu âm hệ tiết niệu: Phương pháp đơn giản, an toàn và không có chống chỉ định thực hiện, giúp phát hiện các bất thường ở hệ tiết niệu như khối u, sỏi tiết niệu, tình trạng máu cục trong lòng bàng quang…
  • Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp được ưa thích vì cho hình ảnh hệ tiết niệu theo từng lát cắt, có thể xác định chính xác vị trí sỏi cũng như dựng hình được mạch máu trong trường hợp có nghi ngờ dị dạng mạch thận. Phương pháp cũng có thể phát hiện ra u thận hoặc nang thận chảy máu với độ chính xác cao.
  • Nội soi bàng quang: Giúp quan sát và đánh giá nguyên nhân đái máu từ đường tiết niệu dưới cũng như cho biết vị trí đái máu từ lỗ niệu quản nào. Phương pháp cung cấp hình ảnh chính xác và trực quan nhất cho bác sĩ. 

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám thận- tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Hình ảnh sỏi bàng quang trên nội soi 

Hình ảnh sỏi bàng quang trên nội soi 

2. Điều trị đái máu như thế nào?

Điều trị đái máu tập trung theo hai vấn đề: xử trí đái máu, biến chứng và điều trị nguyên nhân gây đái máu.

  • Xác định nguyên nhân gây bệnh là nền tảng trong điều trị đái máu, chỉ có chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì điều trị đái máu mới có hiệu quả và mang lại lợi ích cho người bệnh. Trong một số trường hợp rối loạn chức năng đông cầm máu của cơ thể, người bệnh cần được yêu cầu dừng tất cả các loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng đông máu cũng như truyền thêm các chế phẩm máu (tiểu cầu, huyết tương tươi…) để bù đắp cho lượng bị thiếu hụt. 

Xác định nguyên nhân gây bệnh là nền tảng trong điều trị đái máu

Xác định nguyên nhân gây bệnh là nền tảng trong điều trị đái máu

  • Đối với những trường hợp đái máu nặng, có thể phải truyền máu đề bồi phụ thể tích tuần hoàn bị thiếu hụt. Song song với đó, bệnh nhân được truyền thuốc cầm máu, giảm đau theo phác đồ. Trong trường hợp suy thận nặng, có thể cần lọc máu để hỗ trợ.
  • Tiếp theo đó, bệnh nhân sẽ được xử trí nguyên nhân gây đái máu, ví dụ: lấy sỏi trong trường hợp có sỏi đường tiết niệu, điều trị kháng sinh trong trường hợp có nhiễm trùng, phẫu thuật lấy u trong trường hợp u thận…

Đái máu chỉ là một triệu chứng gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau. Người bệnh không tự ý xử trí mà cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.

Ngoài ra còn có các bệnh lý thận- tiết niệu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/08/2022 - Cập nhật 29/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chẩn đoán và điều trị đái máu như thế nào?

Chẩn đoán và điều trị đái máu như thế nào?

Đái máu như trong bài viết trước đã trình bày, là một bất thường mang tính chất bệnh lý tại đường tiết niệu. Triệu chứng này gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác ...

23/08/2022

481 Lượt xem

4 Phút đọc

Đái máu: Triệu chứng nguy hiểm không thể coi thường

Đái máu: Triệu chứng nguy hiểm không thể coi thường

Đái máu là một triệu chứng hay gặp trong các bệnh lý thận - tiết niệu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải một bệnh lý nguy hiểm và cần được chẩn ...

23/08/2022

472 Lượt xem

5 Phút đọc

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Trong các khối u lành tính ở thận, u cơ mỡ mạch (Angiomyolipomas) là loại u hay gặp nhất. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên, tuy về cơ bản không gây...

13/06/2022

5584 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG