Lão thị - một trong những bệnh lý xuất phát từ sự lão hóa của tuổi già và gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống cũng như công việc. Chứng lão thị thường biểu hiện rõ rệt ở độ tuổi 40 và tiếp tục tiến triển xấu đi. Tuy nhiên nếu có một chế độ sinh hoạt khoa học bạn có thể giảm khả năng mắc chứng lão thị.
1. Nguyên nhân gây ra chứng lão thị ở người già
Lão thị là tật ở mắt gây ra sự suy giảm thị lực, họ thường khó khăn trong việc nhìn ở khoảng cách gần từ 30-35 cm. Để hình thành một hình ảnh cần có sự kết hợp giữa giác mạc và thấu kính. Hai cơ quan này khúc xạ ánh sáng vào mắt để tập trung hình ảnh trên võng mạc.
Thực tế rằng, độ tuổi càng cao thủy tinh thể tự nhiên trong mắt sẽ cứng dần, kém nhạy bén. Ngoài ra, quá trình lão hóa ở tuổi già làm giảm sức điều tiết tại cơ thể mi, giảm sự đàn hồi thể thủy tinh, củng mạc xơ cứng. Chính những vấn đề này dẫn đến hệ quả không thể tập trung hình ảnh cận cảnh. Hình ảnh thường xuất hiện ngoài tầm nhìn, không nhìn rõ.
2. Dấu hiệu nhận biết chứng lão thị
Tình trạng dày lên và mất dần sự đàn hồi của thấu kính gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy dấu hiệu nào giúp nhận biết được chứng lão thị:
- Mỏi mắt, căng mắt.
- Gặp khó khăn trong việc đọc các chữ nhỏ ở khoảng cách bằng độ dài cánh tay hoặc phải phóng to để đọc khi dùng thiết bị điện tử.
- Nhìn kém trong điều kiện ánh sáng mờ. Những người mắc chứng lão thị cần có ánh sáng với cường độ cao mới có thể nhìn rõ.
- Giữ tài liệu ở một khoảng cách khác thường để có thể đọc rõ, có thể là quá gần hoặc quá xa.
- Cảm thấy nhức đầu, nhất là sau khi tập trung để đọc tài liệu hoặc làm việc gần.
- Khô mắt là triệu chứng thường xuyên xuất hiện. Ở người già tuyến lệ trong mắt tiết ít nước mắt hơn.
- Thường xuyên phải nheo mắt.
Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.
3. Các yếu tố nguy cơ gây lão thị
Có rất nhiều nguy có khiến bệnh lão thị tìm đến bạn sớm hơn dự tính, chẳng hạn như:
- Các bệnh về mắt mãn tính hay đái tháo đường, đa xơ cứng, bệnh tim mạch,... có thể làm tăng nguy cơ bị chứng lão thị sớm.
- Lối sống thiếu khoa học như: thức khuya, sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử,...
- Không bảo vệ mắt mỗi khi ra ngoài khiến dị vật có cơ hội vào mắt như muỗi, bụi bặm, khói bụi,...
- Không thường xuyên vệ sinh mắt.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng thuốc kích thích.
- Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc lợi tiểu hay thuốc tránh thai,...
- Những nguời làm nghề thường xuyên tiếp xúc với khói có nguy cơ mắc bệnh lão thị sớm hơn.
- Tư thế ngồi ảnh hưởng rất lớn đến mắt.
4. Điều trị lão thị như thế nào?
Trước tiên, để chắc chắn rằng bạn có mắc chứng lão thị hay không, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Những phương pháp chữa trị bệnh lão thị phổ biến:
a. Sử dụng kính
Hiện nay, trên thị trường rất đa dạng về mẫu mã cũng như chất lượng kính. Có hai loại kính:
- Kính gọng: Đây là giải pháp phổ biến nhất cho các vấn đề về thị lực. Người ta sẽ đo độ và cắt kính sao cho phù hợp. Tuy nhiên, việc đeo kính sẽ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống cho người dùng.
Chứng lão thị ở người già - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Kính áp tròng: Loại này ít được sử dụng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó bạn phải quan tâm “gấp đôi” việc chăm sóc mắt nhất là vấn đề khô mắt. Và hơn hết, nguy cơ rách mí mắt, giác mạc hay tổn thương mí mắt thường có nguy cơ cao xảy ra.
b. Điều trị xâm lấn
Việc khắc phục bằng đeo kính gọng hay kính áp tròng gây ra nhiều khó khăn và bất tiện, nhất là những người lớn tuổi. Vì thế có rất nhiều người đã tìm đến phương pháp điều trị bằng hình thức khác, như:
- Phẫu thuật khúc xạ: Phương pháp này làm thay đổi hình dạng giác mạc. Tuy nhiên phương pháp này ít được áp dụng vì đối với người lớn tuổi khả năng hồi phục của họ giảm sút.
- Cấy ghép implant: Hay còn gọi là cấy ghép thấu kính ngoài. Bác sĩ nhãn khoa sẽ loại bỏ thấu kính trong mắt và thay thế bằng một thấu kính tổng hợp.
c. Chế độ sinh hoạt khoa học
Bạn có thể kiểm soát bệnh lão thị bằng một chế độ ăn phù hợp:
- Bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể nhất là vitamin A, B, E.
- Ăn nhiều rau xanh, củ quả và hoa quả tươi.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Nên vận động nhẹ bằng các bài tập đơn giản, yoga và thiền chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt cho bạn.
- Cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên.
- Sử dụng nước mắt nhân tạo để cung cấp độ ẩm cho mắt.
- Khám mắt theo định kỳ.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính râm.
- Giữ một tư thế ngồi đúng.
Lão thị sẽ không chơi “trốn tìm” như là Đen Vâu, bất kì ai cũng có thể mắc phải, điều quan trọng là nó tìm ra bạn sớm hay muộn. Để “trốn” kỹ hơn hãy chăm sóc cho đôi mắt thật tốt bạn nhé. Mong rằng bài viết trên đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!