Chăm sóc trẻ đau mắt đỏ tại nhà là một hành động rất đỗi nhân văn và mang tính xã hội cao của các mẹ có con nhỏ. Vì trẻ nhỏ trong độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo rất dễ bị lây và lây bệnh đau mắt đỏ cho các bạn học khác. Thế nhưng các mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ như thế nào để đạt được hiệu quả như mong muốn chưa?
1. Vì sao đau mắt có thể khởi phát thành dịch bệnh?
Bệnh đau mắt đỏ là tên gọi trong dân gian để chỉ bệnh viêm kết mạc theo thuật ngữ y học. Bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi lớp màng mỏng bao quanh mắt (kết mạc) bị viêm nhiễm do chấn thương, đeo kính áp tròng, do nhiễm các tác nhân gây bệnh như: Nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus,…
Adenovirus được biết đến như là một kẻ đầu sỏ gây viêm kết mạc và bệnh dễ dàng chuyển biến thành dịch do virus này lây lan một cách nhanh chóng qua đường tiếp xúc. Trẻ có thể bị đau mắt đỏ khi tiếp xúc với bạn bè cùng lớp, hay người lớn xung quanh bị bệnh này. Virus lây lan khi trẻ dùng chung đồ chơi hoặc do trẻ cầm nắm những vật dụng bị dính dịch tiết có chứa virus gây bệnh.
2. Triệu chứng của đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ dễ dàng lây khi trẻ khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh hay vật dụng có dính nước mắt như khăn tắm, đồ chơi... Virus cũng có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua giọt bắn khi ho, hắt hơi.
Những triệu chứng giúp mẹ nhận biết trẻ bị đau mắt đỏ:
- Mắt đỏ kèm theo đau nhức.
- Có ghèn có màu vàng làm dính 2 mí mắt khi trẻ thức dậy vào buổi sáng.
- Ngứa mắt.
- Chảy nước mắt liên tục.
- Sưng mi.
- Thị lực của trẻ giảm.
3. Mách mẹ cách chăm sóc trẻ đau mắt đỏ ngay tại nhà
Đau mắt đỏ làm trẻ đau và khó chịu do đó bé thường xuyên quấy khóc. Ba mẹ nên biết cách chăm bé một cách đúng đắn để giúp bé thoải mái hơn.
a. Vệ sinh mắt mỗi ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lí
- Mẹ nên dùng khăn ẩm lau sạch ghèn, rỉ mắt cho trẻ. Khăn dùng xong nên vứt hoặc giặt sạch, luộc bằng nước nóng nếu muốn sử dụng lại lần 2.
- Dùng nước muối sinh lí 0.9% nhỏ mắt cho trẻ khoảng 5-7 lần một ngày. Một lần nhỏ tầm 1-2 giọt.
- Tránh để đầu ống nhỏ va chạm vào mắt hay bất cứ dụng cụ nào. Nếu bẩn phải đổi cái khác ngay.
Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.
b. Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh mắt cho trẻ
- Trước khi rửa mắt cho trẻ, mẹ cần rửa tay của mình sao cho sạch sẽ hết mức có thể.
- Chuẩn bị nước muối sinh lí, 2 miếng gạc vô khuẩn cho 2 mắt.
- Dùng nước muối sinh lí thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo một chiều từ trong ra ngoài đuôi mắt.
- Nếu trẻ chỉ bị đau mắt đỏ một bên mắt, mẹ nên áp dụng những cách sau để virus không có cơ hội lan sang mắt bên kia: Dùng 2 chai thuốc nhỏ mắt riêng biệt cho 2 mắt. Vệ sinh từng mắt một. Phải đảm bảo tay mẹ luôn trong trạng thái vô khuẩn giữa 2 lần làm vệ sinh.
c. Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Mẹ biết không, đau mắt đỏ hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, mọi phương pháp điều trị chỉ nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh. Do đó, cách chống lại bệnh tật mang ý nghĩa lâu dài và bền vững nhất chính là “mặc thêm áo giáp cho trẻ” bằng cách gia tăng, củng cố hệ miễn dịch. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng là điều vô cùng quan trọng. Theo cách đó, mẹ nên:
- Đối với trẻ còn bú sữa mẹ, mẹ nên cho trẻ bú càng nhiều càng tốt. Vì sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào nhất và mà còn chứa cả kháng thể bảo vệ trẻ. Trong giai đoạn này, mẹ cũng cần phải tẩm bổ cho mình thật đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của bản thân.
- Đối với trẻ lớn hơn: Mẹ cho bé ăn thật nhiều rau củ quả và những thực phẩm bồi bổ cho mắt như: Cá hồi, cà rốt, khoai lang, trái bơ…
- Vitamin và các khoáng chất có trong trái cây có vai trò chủ đạo giúp tăng sức đề kháng của trẻ. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn mỗi ngày.
d. Trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Thức ăn là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ mau khỏi bệnh. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mẹ không nên cho trẻ ăn, vì có thể làm bé khó chịu hoặc bệnh tình không thuyên giảm.
- Đồ cay nóng: Những loại thực phẩm, gia vị dùng hằng ngày có tính cay nóng như ớt, hành sẽ làm cho mắt trẻ nóng hơn, gây khó chịu cho trẻ.
- Đồ ăn có vị tanh: Vị tanh của cá, tôm sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho virus phát triển, làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Rau muống: Mẹ cho bé ăn nhiều rau xanh nhưng phải kiêng kỵ với rau muống. Chất nhựa có trong rau làm tăng cảm giác khó chịu đối với mắt.
- Đồ ăn có nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ không được khuyên dùng cho trẻ trong trường hợp bị đau mắt đỏ.
e. Mẹ nên đeo kính không độ cho trẻ
Dịch tiết của mắt có thể loại bỏ được những bụi bẩn và có vai trò sát khuẩn nhẹ. Đau mắt đỏ khiến quá trình điều tiết dịch bị rối loạn, do đó làm cản trở quá trình trên. Đeo kính không chỉ giúp mắt trẻ hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn mà còn bảo vệ mọi người xung quanh trẻ khỏi sự lây nhiễm chéo. Ngoài ra, đeo kính có thể giảm tránh trường hợp trẻ cho tay lên mắt dụi khiến tình trạng của bệnh không được cải thiện.
f. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác để tránh tình trạng bệnh lây lan ra trong cộng đồng.
Đau mắt đỏ là bệnh lý lây lan với tốc độ chóng mặt và hiện nay chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh. Bệnh có thể tự khỏi sau 10 ngày nếu trẻ nhận được chăm sóc cẩn trọng và chu đáo. Mặt khác, đau mắt đỏ sẽ diễn biến nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng như: Viêm loét giác mạc, giảm thị lực, mù mắt…
Hy vọng bài viết cung cấp cho mẹ thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ. IVIE - Bác sĩ ơi tự hào là nơi được bạn bè gần xa tin tưởng, trao cho sứ mệnh liên kết người bệnh với các bác sĩ tại bệnh viện uy tín thông qua ứng dụng đặt lịch thăm khám online.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!