Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu báo trước và triệu chứng của co giật:
  • 2. Sơ cứu co giật đối với người lớn
  • 3. Sơ cứu co giật đối với trẻ em
  • 4. Những điều không nên làm khi bị co giật:
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu báo trước và triệu chứng của co giật:
  • 2. Sơ cứu co giật đối với người lớn
  • 3. Sơ cứu co giật đối với trẻ em
  • 4. Những điều không nên làm khi bị co giật:
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Co giật và cách sơ cứu ngoài cộng đồng

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
Co giật xảy ra đột ngột do rất nhiều nguyên nhân có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, bất cứ địa điểm nào. Đột ngột gặp một bệnh nhân co giật, hãy giữ bình tĩnh và sơ cứu người bị co giật đúng cách theo các bước dưới đây. Bài viết sẽ giúp bạn sơ cứu bệnh nhân giữ đường thở thông thoáng, không bị tổn thương cơ quan gì thêm trong quá trình co giật, và biết năm bắt những thông tin hữu ích cung cấp cho bác sĩ khi đưa bệnh nhân đến viện.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu báo trước và triệu chứng của co giật:
  • 2. Sơ cứu co giật đối với người lớn
  • 3. Sơ cứu co giật đối với trẻ em
  • 4. Những điều không nên làm khi bị co giật:

1. Dấu hiệu báo trước và triệu chứng của co giật:

Co giật khiến bệnh nhân có thể có dấu hiệu báo trước như chóng mặt, ví dụ như dị cảm, tăng cảm giác khó chiu vùng thượng vị, mùi bất thường, cảm giác sợ hãi, cảm giác chưa từng thấy hoặc đã từng gặp. 

Các triệu chứng của cơn co giật:

  • Người đang sinh hoạt bình thường đột nhiên ngã lăn ra đất, mất ý thức, co cứng cơ tứ chi và cơ thân mình. Mắt  bệnh nhân trợn trừng, nhấp nháy, giật cơ theo nhịp, miệng sùi bọt có thể tím tái, ngưng thở, tiểu tiện không tự chủ. Sau cơn bệnh nhân có thể có tù từ tỉnh lại hoặc rơi vào trạng thái hôn mê.
  • Đôi khi chỉ xuất hiện co giật tại 1 bộ phận cơ thể như tay, chân hoặc đầu mặt… còn gọi là cơn co giật cục bộ, tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu cảnh báo xuất hiện cơn co giật toàn thân.
  • Cơn co giật thường chỉ kéo dài vài phút nhưng cũng có thể kéo dài liên tục không cắt cơn

 

Dấu hiệu bệnh nhân đang co giật

Dấu hiệu bệnh nhân đang co giật

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Tìm hiểu thêm: Kỹ năng cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoài cộng đồng

2. Sơ cứu co giật đối với người lớn

Các bước thực hiện sơ cứu co giật đối với người lớn bao gồm:

  • Tạo môi trường thông thoáng, yêu cầu mọi người xung quanh lùi ra xa.
  • Nới lỏng quần áo, thắt lưng, khan quàng cổ. Loại bỏ các vật sắc, nhọn ra xa người đang co giật vì khi mất ý thức, họ có thể gây tổn thương cho mình hoặc những người xung quanh
  • Dùng gối, khăn, áo (vật mềm)... kê dưới đầu người co giật để tránh gây chấn thương đầu
  • Để bệnh nhân nằm tư thế nằm nghiêng an toàn khi bệnh nhân đã ngừng co giật để tránh hít sặc chất nôn.
  • Tính thời gian bắt đầu co giật để báo lại bác sĩ. Đây là thông tin quan trọng để giúp phần chẩn đoán nguyên nhân gây co giật.
  • Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sau cơn co giật.

Ngoài ra còn có các bệnh về nội khoa khác mà bạn cần lưu ý để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tư thế nằm nghiêng an toàn

Tư thế nằm nghiêng an toàn

3. Sơ cứu co giật đối với trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây co giật cho trẻ. Trong đó hay gặp sốt cao gây co giật, bệnh lý động kinh hoặc viêm não màng não… Chình vì thế sơ cứu cho trẻ việc hạ sốt cho trẻ cũng là một bước quan trọng.

Các bước thực hiện sơ cứu co giật đối với người lớn bao gồm:

  • Cho trẻ nằm xuống nơi bằng phẳng - thoáng mát; tránh vật cứng, sắc nhọn xung quanh
  • Nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt áo quần
  • Dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm - vắt ráo và lau người, chườm ấm trẻ, đặc biệt vùng nách, bẹn để giúp hạ sốt. Làm liên tục trong 15 – 20 phút.
  •  Nên cần đặt viên đạn hạ sốt vào hậu môn của trẻ, liều lượng Paracetamol là 10-15mg/kg cân nặng. Không cho trẻ uống vì dễ sặc vào đường thở
  • Tính thời gian co giật. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tránh cơn giật tái phát.

Tìm hiểu thêm: Khám cấp cứu ở Bệnh viện Nhiệt đới trung ương như thế nào?

4. Những điều không nên làm khi bị co giật:

  • Không được di chuyển người đang bị co giật
  • Không đè lên người bệnh hay can thiệp giữ chân tay để dừng cơn co giật vì sẽ khiến gây chấn thương cho cơ hoặc khung xương
  • Tuyệt đối không dùng tay bạn hoặc vật cứng như muỗng, đũa hoặc vắt chanh, đổ nước vào miệng người đang bị co giật gây nguy cơ hít sặc, gãy răng, tổn thương niêm mạc miệng. Nếu có dụng cụ và có kỹ năng thì nên đặt canuyn vào miệng bệnh nhân.

Đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế để theo dõi tình trạng sau co giật, cơn co giật tái phát và tìm nguyên nhân bệnh gây co giật. Người chứng kiến trao đổi thời gian co giật và tình trạng co giật cho bác sĩ, là thông tin rất hữu ích để tìm nguyên nhân co giật cho bệnh nhân. 

Đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế để theo dõi tình trạng sau co giật.

Đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế để theo dõi tình trạng sau co giật.

IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết để bạn có thể nhận biết và phòng, chống các bệnh lý cho bản thân và gia đình.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/07/2022 - Cập nhật 18/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Co giật và cách sơ cứu ngoài cộng đồng

Co giật và cách sơ cứu ngoài cộng đồng

Co giật xảy ra đột ngột do rất nhiều nguyên nhân có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, bất cứ địa điểm nào. Đột ngột gặp một bệnh nhân co giật, hãy giữ bình tĩnh...

12/07/2022

935 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG