Nội dung chính
  • 1. Làm thế nào nhận biết kịp thời 1 bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn?
  • 2. Sau phát hiện ngừng tuần hoàn, cần thực hiện cấp cứu hồi sinh tim phổi
  • 3. Các bước sử dụng máy sốc tim ngoài tự động
Nội dung chính
  • 1. Làm thế nào nhận biết kịp thời 1 bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn?
  • 2. Sau phát hiện ngừng tuần hoàn, cần thực hiện cấp cứu hồi sinh tim phổi
  • 3. Các bước sử dụng máy sốc tim ngoài tự động
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Kỹ năng cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoài cộng đồng

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
Ngừng tuần hoàn là ngừng hoạt động cơ tim dẫn đến không có sự lưu thông dòng máu, đây là một cấp cứu hết sức khẩn cấp, có thể xảy ra bất kỳ nơi nào trên đường phố, trong bệnh viện, công trường, bãi biển, gia đình… Tỷ lệ sống sót rất thấp đặc biệt khi ở ngoài cộng đồng chỉ từ 1- 10 %. Chính vì thế kỹ năng cấp cứu ngừng tuần hoàn là cần thiết cho tất cả mọi người để tăng tỷ lệ sống sót với nạn nhân ngừng tuần hoàn ngoài bệnh viện.
Nội dung chính
  • 1. Làm thế nào nhận biết kịp thời 1 bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn?
  • 2. Sau phát hiện ngừng tuần hoàn, cần thực hiện cấp cứu hồi sinh tim phổi
  • 3. Các bước sử dụng máy sốc tim ngoài tự động

1. Làm thế nào nhận biết kịp thời 1 bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn?

Cấp cứu ngừng tuần hoàn có hiệu quả nếu được tiên hành trong vòng 4 phút đầu sau ngừng tim. Tổn thương não sẽ không hồi phục sau 3-4 phút bị ngừng tuần hoàn. Cần kịp thời nhận biết dấu hiệu bệnh nhân ngừng tim để tiến hành cấp cứu:

  • Không tỉnh: bệnh nhân đột ngột mất ý thức, lay gọi, làm đau nhưng không đáp ứng
  • Không thở: lồng ngực và bụng bệnh nhân hoàn tòan không di động.
  • Không mạch: sờ vào vùng giữa nếp lằn bẹn (bắt mạch cảnh) và vùng cổ ngay dưới cẳm (bắt mạch cảnh) nhưng không có mạch đập.

Dây chuyền xử trí cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện ở người lớn và trẻ em

Dây truyền xử lý cấp cứu.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Tìm hiểu thêm: Co giật và cách sơ cứu ngoài cộng đồng

2. Sau phát hiện ngừng tuần hoàn, cần thực hiện cấp cứu hồi sinh tim phổi

Cấp cứu ngừng tuần hoàn cần thực hiện nhanh chóng, an toàn, đúng kĩ thuật. Sau khi xác định nghi ngờ ngừng tuần hoàn, ngay lập tức vừa kêu gọi hỗ trợ từ những người xung quanh và vừa tiến hành ngay lập tức các động tác hồi sinh tim phổi cơ bản. Mục đích quan trọng nhất là cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng như não, hệ mạch vành và các tổ chức tế bào khác.

Quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản C - A- B - D:

C (Circulation) – Ép tim ngoài lồng ngực: 

  • Đối với gười lớn: đặt  tay lên chính giữa 1/2 dưới của xương ức, bàn tay kia đặt  lên trên bàn tay trước, các ngón tay xen kẽ, dùng lực 1/2 thân trên ép vuông góc xuống sao cho xương ức lún xuống 1/2-1/3 ngực 4 – 5 cm, sau đó nhấc tay lên mà tiếp tục nhịp ép thứ hai, đếm tần số nhịp ép là 100 lần/phút.
  • Với trẻ 1- 8 tuổi dùng một tay ấn sâu 3-4 cm (1/3 độ dày của lồng ngực)
  • Với trẻ 0-12 tháng tuổi dùng 2 ngón tay sâu xuống 1- 2 cm

Ép tim ngoài lồng ngực tùy vào lứa tuổi

Cấp cứu hồi sinh tim phổi

A (Airway) –Kiểm soát đường thở: để bệnh nhân nằm trên nền phẳng và cứng, đặt ngửa đầu, cổ ưỡn. Nếu bệnh nhân có nghi ngờ chấn thương cột sống cổ thì để tư thế trung gian. Móc bỏ dị vật trong miệng, tháo răng giả.

B (Breathing) – Thổi ngạt hoặc bóp bóng

  • Thổi ngạt : dùng 2 ngón tay bịt chặt mũi nạn nhân, ngửa mặt hít một hơi dài, áp miệng vào miệng nạn nhân thổi vào trong khoảng 2 giây, đủ làm lồng ngực phồng lên nhìn thấy được.
  • Thực hiện chu kì ép tim, thổi ngạt với người lớn: cứ 30 lần ép tim là 2 lần thổi ngạt, đối với trẻ em cứ 15 lần ép tim là 2 lần thổi ngạt.
  • Sau mỗi 2 phút bắt lại mạch cảnh hoặc mạch bẹn: nếu có mạch tiếp tục thổi ngạt hoặc bóp bóng. Nếu không có mạch tiếp tục thực hiện chu kì ép tim thổi ngạt.

D (Defibrillatition) – Sốc điện: Máy sốc tim ngoài tự động (máy AED) (Automated External Defibrillator) là thiết bị có thể được trang bị ở 1 số nơi công cộng, có hướng dẫn đi kèm, bất cứ ai cũng có thể sử dụng. 

Tìm hiểu thêm: Khám cấp cứu ở Bệnh viện Nhiệt đới trung ương như thế nào?

3. Các bước sử dụng máy sốc tim ngoài tự động

  • Bước 1: Bật AED và lấy các miếng điện cực. Cởi hoặc cắt qua quần áo và lau sạch mồ hôi trên ngực của nạn nhân.
  • Bước 2: Dán các miếng đệm vào ngực nạn nhân ở các vị trí được chỉ định. Đặt miếng điện cực đầu tiên ở phía trên bên phải ngay dưới xương đòn của nạn nhân.
  • Bước 3: Đặt miếng đệm thứ hai ở phía bên trái, ngay phía dưới nách của nạn nhân. Đảm bảo tấm đệm có trục dài dọc theo trục từ đầu đến chân của cơ thể nạn nhân.
  • Bước 4: AED sẽ bắt đầu phân tích nhịp tim. Đảm bảo rằng không ai chạm vào nạn nhân. Thực hiện theo hướng dẫn bằng hình ảnh và/hoặc lời nói do máy đưa ra 
  • Làm theo hướng dẫn của máy AED, máy sẽ tự động phân tích và cho sốc điện khi cần thiếp. Bạn cần tiến hành lại ngay 5 chu kì ép tim/ thổi ngạt sau mỗi lần sốc điện.

Máy sốc tim ngoài tự động

Máy sốc tim ngoài tự động

Ngoài ra còn có các bệnh về nội khoa khác mà bạn cũng cần lưu ý để tránh biến chứng của bệnh đến cuộc sống, sinh hoạt của bản thân.

Do khoảng thời gian từ khi gọi cấp cứu đến khi kíp cấp cứu chuyên nghiệp có mặt thường trên 5 phút nên khả năng cứu sống được bệnh nhân ngừng tuần hoàn phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng cấp cứu của kíp cấp cứu tại chỗ. Theo dõi website IVIE - Bác sĩ ơi để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, kỹ năng và đặt lịch khám nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân bạn và những người thân yêu trong gia đình.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/07/2022 - Cập nhật 18/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Kỹ năng cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoài cộng đồng

Kỹ năng cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoài cộng đồng

Ngừng tuần hoàn là ngừng hoạt động cơ tim dẫn đến không có sự lưu thông dòng máu, đây là một cấp cứu hết sức khẩn cấp, có thể xảy ra bất kỳ nơi nào trên đường...

12/07/2022

1314 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG