Nội dung chính
  • 1. Da mặt bị đỏ không ngứa là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không
  • 2. Nguyên nhân gây ra da mặt bị đỏ không ngứa
  • 3. Cách điều trị da mặt đỏ không ngứa
Nội dung chính
  • 1. Da mặt bị đỏ không ngứa là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không
  • 2. Nguyên nhân gây ra da mặt bị đỏ không ngứa
  • 3. Cách điều trị da mặt đỏ không ngứa
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Da mặt bị đỏ không ngứa có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn y khoa:
BSPhạm Thị Hà Trang
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Phụ Sản - KHHGĐ,Sản phụ khoa
Đột nhiên da mặt bạn xuất hiện những nốt đỏ nhưng không gây ngứa và bạn không biết đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Liệu da mặt bị đỏ không ngứa có gây nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào là phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho các bạn những câu hỏi trên.
Nội dung chính
  • 1. Da mặt bị đỏ không ngứa là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không
  • 2. Nguyên nhân gây ra da mặt bị đỏ không ngứa
  • 3. Cách điều trị da mặt đỏ không ngứa

1. Da mặt bị đỏ không ngứa là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không

Da mặt bị đỏ không ngứa là hiện tượng da mặt bị nổi mẩn đỏ nhưng không gây khó chịu hay ngứa. Đây là tình trạng khá phổ biến và có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau

Da mặt bị đỏ không ngứa không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp và tiếp xúc với mọi người xung quanh do có ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ ngoại hình.

Da mặt bị đỏ không ngứa khiến người bệnh tự ti mặc cảm về ngoại hình

Da mặt bị đỏ không ngứa khiến người bệnh tự ti mặc cảm về ngoại hình

2. Nguyên nhân gây ra da mặt bị đỏ không ngứa

Da mặt bị đỏ không ngứa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính thậm chí cả trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng bất thường này:

  • Cháy nắng: Khi đứng dưới nắng quá lâu mà thiếu các biện pháp bảo vệ có thể khiến da mặt bị đỏ, đau rát, thậm chí còn khiến da bong tróc.

  • Giãn mao mạch là bệnh lý xảy ra khi các mạch máu dưới da giãn ra với dấu hiệu điển hình là các mạch máu hình mạng nhện nhỏ li ti xuất hiện trên những vùng da mỏng như má, mũi, trước quai hàm và hai bên thái dương.

  •  Dị ứng: Khi cơ thể dị ứng dấu hiệu đặc trưng là da mặt bị đỏ, ngứa nhưng cũng có một số trường hợp da mặt chỉ nổi mẩn đỏ chứ không gây cảm giác khó chịu. Một vài tác nhân gây dị ứng phổ biến như thời tiết, hải sản, các loại hạt, thuốc và mỹ phẩm.

  • Mề đay: Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, cơ thể dễ bị viêm với các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể gây nổi mẩn đỏ trên da. Bệnh khởi phát bằng những nốt sần màu hồng tập trung thành từng mảng. Trường hợp nhẹ thì da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa và lặn sau vài phút đến vài giờ. Trường hợp nặng cơ thể phát ban dày, đau nhức và có thể mọc mụn nước kèm theo đau bụng dữ dội. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mẩn đỏ khắp cơ thể, tụt huyết áp đột ngột, phù nề thanh phế quản, khó thở.

  • Viêm da tiết bã nhờn ở mặt: Đây là tổn thương mãn tính trên da liên quan đến sự rối loạn của tuyến bã nhờn và sự phát triển quá mức của nấm men. Triệu chứng điển hình của viêm da tiết bã nhờn ở mặt là sự xuất hiện các nốt ban màu hồng hoặc đỏ, trên bề mặt có nhiều lớp vảy bong, sờ nhờn, ẩm và dính. Các vị trí phát nốt ban thường gặp là cánh mũi, má, cung mày và cằm.

  • Sốt virus: Sốt virus còn được biết đến với cái tên nhiễm siêu vi hay sốt siêu vi là hiện tượng cơ thể nhiễm phải một số loại virus gây sốt, mệt mỏi. Sau khi giảm sốt da mặt nổi mẩn đỏ hoặc một số vùng da khác cũng nổi mẩn đỏ. Thông thường tình trạng này sẽ thuyên giảm sau 10 ngày điều trị nhưng một số trường hợp nặng có thể kèm theo thương tổn về hô hấp hay tiêu hóa. Vì vậy cần điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế tổn thương đến cơ thể.

  • Chức năng gan thận suy giảm: Sự suy yếu của gan và thận khiến các độc tố không được thải ra ngoài mà bị giữ lại trong cơ thể, tích tụ dưới ra làm cho không chỉ da mặt nổi mẩn đỏ mà còn gây tổn thương đến các vùng da khác trên cơ thể.

  • Bệnh miễn dịch hệ thống: như lupus ban đỏ hay u máu lành tính.

Giãn mao mạch mặt khiến da mặt bị đỏ không ngứa

Giãn mao mạch mặt khiến da mặt bị đỏ không ngứa

3. Cách điều trị da mặt đỏ không ngứa

Da mặt là vùng da rất nhạy cảm vì vậy việc điều trị theo nguyên nhân sinh bệnh trên da mặt cần vô cùng thận trọng. Nếu áp dụng sai cách có thể khiến tình trạng ngày càng tồi tệ hơn. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà ta có thể xử lý tình trạng da mặt bị đỏ không ngứa ở nhà hay đến nhận tư vấn từ bác sĩ.

a. Phương pháp dân gian tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản để xử lý các trường hợp da mặt bị đỏ không ngứa nhẹ tại nhà:

  • Sử dụng khăn mát hoặc đá lạnh: Đây là phương pháp dành cho tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ do mề đay dị ứng và không áp dụng với các trường hợp dị ứng thời tiết và da nhạy cảm.
    Bệnh nhân dùng khăn mát hoặc dùng đá lạnh được bọc trong khăn chườm lên vùng da mặt đỏ trong khoảng 15 phút.

  • Rửa mặt bằng nước muối sinh lý: Rửa mặt bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch da, ngăn ngừa tổn thương do các loại mỹ phẩm gây ra. Thích hợp cho các trường hợp da bị dị ứng do thực phẩm, mỹ phẩm hay thời tiết.
    Với biện pháp này, bệnh nhân cần ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm đồng thời bổ sung đủ từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày để tăng đào thải độc tố. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

  • Gel lô hội: Gel lô hội từ lâu đã được biết đến như một loại nguyên liệu làm đẹp được đông đảo chị em tin dùng. Bên trong gel lô hội có chứa các thành phần có khả năng kháng viêm, cái thiện tình trạng da nổi mẩn đỏ không ngứa cùng với lượng vitamin E dồi dào có thể giúp cấp ẩm và bảo vệ làn da. Gel lô hội dễ gây dị ứng với một số người, vì vậy bạn nên thử một lượng nhỏ gel lên cổ tay trước khi thoa lên mặt.
    Cách sử dụng gel lô hội:

  • Rửa sạch 1 lá nha đam với nước.

  • Gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, lấy phần bên trong và cắt thành từng mảnh nhỏ.

  • Cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.

  • Vệ sinh da mặt bằng nước, lau khô với khăn sạch.

  • Thoa lên mặt và để yên 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

  • Thực hiện 2 - 3 lần một tuần.

Việc chữa trị tại nhà có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, dễ tìm kiếm nguyên liệu, sử dụng những nguyên liệu lành tính, an toàn. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có thể điều trị tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa thể nhẹ, không thể điều trị dứt điểm những trường hợp nặng. Hơn nữa, để điều trị tình trạng da nổi mẩn đỏ cũng tốn nhiều thời gian do hiệu quả điều trị thấp, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện các biện pháp trong thời gian dài.

Gel lô hội chứa nhiều thành phần có lợi cho việc trị da mặt bị đỏ không ngứa

Gel lô hội chứa nhiều thành phần có lợi cho việc trị da mặt bị đỏ không ngứa

b. Phương pháp y học hiện đại

Cách trị da mặt nổi mẩn đỏ với các trường hợp trung bình hoặc nặng không chỉ dừng ở việc thực hiện các biện pháp đơn giản như trên mà phải dùng thuốc hoặc kem dưỡng ẩm theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc dạng uống, thuốc bôi ngoài hoặc kết hợp cả hai loại nếu cần thiết. Một số loại thuốc được thường được chỉ định điều trị da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa:

  • Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp bổ sung độ ẩm cho da, phục hồi vùng da bị tổn thương.

  • Thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc điều trị dị ứng hàng đầu với các loại thuốc như: Loratadine, Cetirizine,  Clemastine,...

  • Thuốc chứa corticoid: Đây cũng là một loại thuốc phổ biến với khả năng kháng viêm mạnh, kháng khuẩn tốt nhưng lại có thể đem lại nhiều tác dụng phụ vì vậy thường được chỉ định khi bệnh nặng. Một số loại thuốc chứa corticoid: Prednisolone, Dexamethasone, Methylprednisolone,...

Da mặt bị đỏ không ngứa hầu hết không quá nguy hiểm và nhiều trường hợp sẽ tự hết sau một thời gian nếu được chăm sóc một cách phù hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ có xu hướng càng tồi tệ hơn và kèm theo một số triệu chứng sau hãy đến tìm ngay các bác sĩ da liễu để được tư vấn về nguyên nhân và cách khắc phục phù hợp nhất:

  • Các nốt mẩn đỏ có xu hướng lan rộng trên mặt và những vùng lân cận.

  • Vùng da nổi mẩn đỏ có cảm giác nóng rát.

  • Xuất hiện tình trạng bong tróc tại vùng da tổn thương.

  • Hình thành mụn nước trên da.

  • Sốt, thân nhiệt cao.

Đến gặp bác sĩ da liễu khi gặp các triệu chứng bất thường đi kèm da mặt bị đỏ không ngứa

Đến gặp bác sĩ da liễu khi gặp các triệu chứng bất thường đi kèm da mặt bị đỏ không ngứa

Dưới đây là một số địa chỉ khám da liễu uy tín tại Hà Nội mà bạn có thể tham khảo:

  • Tổ hợp y tế MEDIPLUS - Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, Giá khám da liễu: 300,000đ

  • Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Thanh Chân - Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, Giá khám da liễu: 250,000đ

  • Bệnh viện An Việt - Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, Giá khám da liễu: 150,000đ

  • Phòng khám Đa khoa MEDELAB - Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội, Giá khám da liễu: 150,000đ

  • Cùng nhiều cơ sở y tế khác

Để nhận hỗ trợ bạn có thể gọi cho tổng đài đặt khám ưu tiên để được tư vấn dịch vụ phù hợp và đặt hẹn trước tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám giúp giảm thời gian xếp hàng, chờ đợi tại viện.

Đặt lịch khám da liễu tại Bệnh viện, phòng khám uy tín


Bạn cũng có thể nhận tư vấn trực tuyến của các bác sĩ da liễu online bác sĩ chuyên khoa thông qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Thông qua ứng dụng bạn có thể đặt lịch và khám online với các bác sĩ da liễu hàng đầu với rất nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh da liễu. 

Các bước để thực hiện đặt lịch khám và khám online trên ứng dụng: 

Hướng dẫn khám da liễu online trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Hướng dẫn khám da liễu online trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

  1. Tải và cài đặt ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Đăng ký, đăng nhập bằng số điện thoại

  2. Chọn Đặt hẹn bác sĩ tại Trang Chủ, tìm kiếm bác sĩ theo chuyên khoa, triệu chứng hoặc tên bác sĩ và chọn Tư vấn trực tuyến;

  3. Mô tả triệu chứng, nhấn tiếp tục;

  4. Chọn phương thức thanh toán và nhấn Đặt khám;

  5. Đợi đến giờ hẹn và mở Lịch hẹn tại Trang chủ, nhấn Gọi video để kết nối với bác sĩ;

Lưu ý:

  • Nếu cuộc gọi trực tuyến gặp vấn đề về kết nối, hãy tắt gọi trực tuyến và nhấn Gọi thoại để liên hệ với bác sĩ;

  • Sau khi hoàn tất khám bệnh trực tuyến, người bệnh có thể xem kết quả và đơn thuốc trên ứng dụng tại mục Hồ sơ điện tử.

  • Trường hợp có đơn thuốc online, bệnh nhân có thể đặt thuốc online ngay trên ứng dụng.

Một số bác sĩ da liễu uy tín được nhiều bệnh nhân ưu ái lựa chọn trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi:

  • BS Nguyễn Thị Thủy - Bệnh viện đa khoa Hà Nội: Bác sĩ Thủy đã thực hiện hơn 4000 cuộc gọi thăm khám thông qua ứng dụng thông minh. Nhờ kinh nghiệm 7 năm trong khám và điều trị các bệnh da liễu ở người lớn và trẻ em, các bệnh dị ứng, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ Thủy đã nhận hàng loạt các đánh giá tốt về cả thái độ cũng như trình độ chuyên môn trong quá trình tư vấn trực tuyến qua điện thoại.

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên - Bệnh viện Nhi Trung ương: Với lợi thế nhiều năm làm việc trong lĩnh vực nhi khoa, Thạc sĩ, bác sĩỹ Duyên có thể điều trị da liễu cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bác sĩ Duyên cũng đã thực hiện đến 3000 cuộc gọi khám trực tuyến và được bệnh nhân đánh giá cao.

Bác sĩ Nguyễn Duyên, Bệnh viện Nhi trung ương khám da liễu online trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Bác sĩ Nguyễn Duyên, Bệnh viện Nhi trung ương khám da liễu online trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Tuấn - Bệnh viện Nhi trung ương: Bác sĩ Tuấn có hơn 10 năm khám và điều trị các bệnh lý trẻ em, đặc biệt là các nhóm bệnh không lây nhiễm như dị ứng, da liễu ở người lớn và trẻ nhỏ, bác sĩ thực hiện gần 2.000 lượt khám online được đông đảo bệnh nhân đánh giá cao về hiệu quả điều trị và tư vấn nhiệt tình;

  • Bác sĩ Nguyễn Hải An - Bệnh viện Đa khoa Medlatec: Bác sĩ An từng làm việc tại Phòng khám Da liễu Hà Nội, có hơn 6 năm kinh nghiệm trong việc khám, điều trị và tư vấn các bệnh nội khoa, da liễu, đã tư vấn online cho hơn 1,700 người bệnh.

Lịch khám da liễu online của bác sĩ Nguyễn Hải An

Lịch khám da liễu online của bác sĩ Nguyễn Hải An

  • Cùng nhiều bác sĩ khám da liễu online được đánh giá cao khác;

Đặt lịch khám da liễu online với Bác sĩ chuyên khoa giỏi


Trên đây, IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ là những thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như cách trị da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngay từ bây giờ hãy chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ da mặt để sở hữu làn da khỏe mạnh chính là cách giúp ta tránh các triệu chứng không mong muốn.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/02/2023 - Cập nhật 29/06/2023
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

5 cách xử lý bị ngứa da vào ban đêm đơn giản tại nhà

5 cách xử lý bị ngứa da vào ban đêm đơn giản tại nhà

Ngứa da có lẽ là tình trạng phổ biến mà ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải. Ngứa da gây khó chịu, mất tập trung trong mọi việc, đặc biệt, ngứa da vào ban...

08/09/2023

7473 Lượt xem

10 Phút đọc

10 Cách điều trị lang ben đỏ an toàn, hiệu quả

10 Cách điều trị lang ben đỏ an toàn, hiệu quả

Lang ben là một bệnh da liễu lành tính do nhiễm nấm. Bệnh lang ben tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, khiến người ...

07/09/2023

1839 Lượt xem

9 Phút đọc

Lông mọc ngược có sao không? 3 Cách xử lý

Lông mọc ngược có sao không? 3 Cách xử lý

Lông mọc ngược là hiện tượng tương đối phổ biến, thường gặp ở người trưởng thành, ở cả nam lẫn nữ và gây ra những đau đớn, khó chịu khi gặp phải. Vậy lông mọc...

07/09/2023

2719 Lượt xem

8 Phút đọc

5 Bí quyết chữa bệnh vảy nến da đầu được bác sĩ da liễu...

5 Bí quyết chữa bệnh vảy nến da đầu được bác sĩ da liễu...

Vảy nến là một căn bệnh dai dẳng, thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt, vảy nến da đầu không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà ...

06/09/2023

1622 Lượt xem

10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG