Nội dung chính
  • 1. Da mặt bị nóng và đỏ là do đâu?
  • 2. Cách điều trị da mặt bị đỏ và nóng
  • 3. Lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid
Nội dung chính
  • 1. Da mặt bị nóng và đỏ là do đâu?
  • 2. Cách điều trị da mặt bị đỏ và nóng
  • 3. Lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Da mặt bị đỏ và nóng là do đâu? Cách điều trị ra sao?

Tham vấn y khoa:
BSPhạm Thị Hà Trang
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Phụ Sản - KHHGĐ,Sản phụ khoa
Da mặt bị đỏ và nóng là biểu hiện của một số căn bệnh mãn tính bên ngoài da. Tình trạng này cần được xử lý kịp thời nếu không có thể gây nhiễm trùng da hoặc tổn thương có thể lan rộng khắp cơ thể. Dưới đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách trị da mặt nổi mẩn đỏ dành cho các bạn tham khảo.
Nội dung chính
  • 1. Da mặt bị nóng và đỏ là do đâu?
  • 2. Cách điều trị da mặt bị đỏ và nóng
  • 3. Lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid

1. Da mặt bị nóng và đỏ là do đâu?

Da mặt bị đỏ và nóng là hiện tượng da mặt bị đỏ kèm theo cảm giác nóng rát hoặc cả ngứa. Nếu để tình trạng này kéo dài lâu có thể gây viêm, nhiễm trùng và tổn thương da mặt. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến ngoại hình của người bệnh gây cảm giác tự tin, ngại tiếp xúc với người khác.

Da mặt bị đỏ và nóng có thể do các bệnh lý về da gây nên

Da mặt bị đỏ và nóng có thể do các bệnh lý về da gây nên

Có nhiều nguyên nhân làm cho da mặt bị đỏ và nóng trong đó có một số là do các bệnh lý về da như:

  • Viêm da tiếp xúc: Tình trạng viêm da do tiếp xúc trực tiếp với các chất kích ứng hoặc các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú,... Người bệnh sẽ nổi mẩn đỏ tại vùng da tiếp xúc như mặt, tay, chân kèm theo cảm giác ngứa, nóng rát.

  • Viêm da tiết bã nhờn ở mặt: Đây là tổn thương mãn tính trên da liên quan đến sự rối loạn của tuyến bã nhờn và sự phát triển quá mức của nấm men. Triệu chứng điển hình là da mặt nổi mẩn đỏ và ngứa, kèm theo cảm giác nóng rát, nhiều bã nhờn.

  • Viêm da cơ địa: Đây là dạng viêm da mãn tính, phát triển theo từng đợt, đối tượng phổ biến là trẻ em điển hình với triệu chứng da mặt bị đỏ, ngứa hay da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ, bong tróc, nổi mụn.

  • Mề đay: Cơ thể dễ bị viêm với các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể do hệ miễn dịch bị suy giảm, làm cho da mặt nổi mẩn đỏ rải rác hoặc từng mảng.

  • Nấm: Da mặt bị nấm tấn công khiến da mặt bị đỏ và nóng, rát kèm ngứa khiến người bệnh gãi làm bong tróc, tổn thương da mặt, thậm chí để lại sẹo.

  • Nhiễm trùng da: Đây là biến chứng của viêm da xảy ra khi người bệnh không được điều trị kịp thời, vùng da mặt bị viêm sẽ bỏng rát, nổi mụn mủ sưng đau.

  • Một số nguyên nhân khác như do bỏng (bỏng hóa chất, bỏng do nắng); nguyên nhân do thuốc (ví dụ như viêm da do corticoid), bỏng do bệnh lý (như Hội chứng Carcinoid); bị bỏng do tâm lý (do thân nhiệt tăng).

2. Cách điều trị da mặt bị đỏ và nóng

Để tình trạng da mặt bị đỏ và nóng không tiến triển theo hướng xấu hơn, ta cần điều trị hiện tượng này một cách kịp thời và tận gốc. Bạn có thể tham khảo một số cách trị da mặt nổi mẩn đỏ dưới đây để áp dụng xử trí khi gặp tình trạng này:

Điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà áp dụng cho trường hợp da mặt bị đỏ và nóng thể nhẹ, phương pháp này khá đơn giản, sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong gia đình. Một số phương pháp như đắp mặt nạ dưa leo, mặt nạ sữa chua và mật ong, mặt nạ nghệ trộn sữa chua,... Các sản phẩm này khá lành tính, an toàn, có khả năng giảm sưng ngứa, bổ sung ẩm giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi của các vùng da bị tổn thương.

Điều trị da mặt bị đỏ và nóng tại nhà

Điều trị da mặt bị đỏ và nóng tại nhà

Điều trị bằng thuốc

Khi các tổn thương trên da mặt nghiêm trọng hơn, việc sử dụng một số nguyên liệu từ thiên nhiên để điều trị đã không còn thích hợp cần đến sự can thiệp của thuốc.

Một số loại thuốc thường được dùng trị da mặt bị đỏ và nóng bao gồm các thuốc kháng histamin giúp giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa, thuốc chứa corticoid có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn. Các loại thuốc này thường được kê dưới dạng thuốc bôi ngoài da. Đôi khi với trường hợp trên da xuất hiện viêm, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Việc dùng thuốc có thể mang lại nhiều rủi ro về tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vì vậy, bạn cần tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh và nhận tư vấn về loại thuốc, liều lượng và cách dùng phù hợp. 

Da mặt bị đỏ và nóng khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hãy đi thăm khám ngay khi gặp một trong các tình trạng sau:

  • Tình trạng da mặt đỏ, nóng rát và ngứa không giảm sau vài ngày.

  • Xuất hiện những vết nứt nẻ, bong tróc và mụn nước li ti.

  • Xuất hiện phản ứng viêm, có dịch mủ.

  • Sốt, đau đầu, chóng mặt.

Khi da mặt bị đỏ và nóng đi kèm với các triệu chứng bất thường cần gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết

Khi da mặt bị đỏ và nóng đi kèm với các triệu chứng bất thường cần gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết

Tự chăm sóc tại nhà chỉ có tác dụng với trường hợp da nổi mẩn đỏ thể nhẹ, với thể nặng hơn việc chăm sóc tại nhà không còn hiệu quả, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn. Bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, tư vấn và điều trị phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số Cơ sở y tế uy tín trên địa bàn Thành phố Hà Nội bạn có thể tham khảo dưới đây:

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ
Bệnh viện da liễu Trung ương 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện da liễu Hà Nội 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội
Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc 4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội
Bệnh viện E 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Phòng khám Đa khoa Quốc tế MSC Clinic 204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổ hợp y tế MEDIPLUS 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Giá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ

1900 3367

Đặt khám Da liễu tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Ngoài ra, Bạn có thể đặt lịch khám da liễu online ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn danh sách bác sĩ khám da liễu online uy tín dưới đây:

  • Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;

  • Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;

  • Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác

Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online bác sĩ có thể nắm được tình trạng bệnh của bạn qua hình ảnh trên video, nắm được lối sống và tiểu sử bệnh qua các câu trả lời từ đó đưa ra nguyên nhân gây bệnh và liệu trình điều trị phù hợp.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ da liễu

Tải app

Khám online để được bác sĩ da liễu tư vấn tại nhà

Khám online với bác sĩ da liễu trên ứng dụng IVE - Bác sĩ ơi ngay tại nhà

Các bước đặt lịch khám online với các bác sĩ da liễu trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi:

  • Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi, đăng ký, đăng nhập bằng số điện thoại;

  • Bước 2: Tại Trang chủ, chọn Đặt hẹn bác sĩ, tìm kiếm bác sĩ theo chuyên khoa, triệu chứng hoặc tên bác sĩ và chọn Tư vấn trực tuyến;

  • Bước 3: Mô tả triệu chứng, nhấn tiếp tục;

  • Bước 4: Chọn phương thức thanh toán và nhấn Đặt khám;

  • Bước 5: Đến giờ hẹn, mở Lịch hẹn tại Trang chủ và nhấn Gọi video để kết nối với bác sĩ;

Hướng dẫn khám da liễu online trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Hướng dẫn đặt lịch khám da liễu online trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

*Lưu ý:

  • Trong trường hợp cuộc gọi trực tuyến gặp vấn đề về kết nối, hãy tắt gọi trực tuyến và nhấn Gọi thoại để liên hệ với bác sĩ;
  • Sau khi hoàn tất cuộc gọi, người bệnh có thể xem kết quả khám trực tuyến và đơn thuốc trên ứng dụng tại mục Hồ sơ điện tử;
  • Trường hợp có đơn thuốc online, người bệnh có thể đặt thuốc online ngay trên ứng dụng.

3. Lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid

Trong một số mỹ phẩm có chứa corticoid được thổi phồng về tác dụng điển hình là kem trộn, việc sử dụng các sản phẩm này có thể mang lại tác dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid nồng độ cao, trong thời gian dài có thể gây nhiều hậu quả không thể lường trước. 

Ban đầu, da mặt sẽ khô bong tróc khi này người bệnh mới chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn. Sau đó, da sẽ chuyển sang giai đoạn viêm da cấp tính, da mặt bắt đầu nổi những bong bóng nước khi vỡ sẽ gây đau nhức, đống thời bắt đầu xuất hiện tình trạng mưng mủ. Khi da mặt đã xuất hiện tình trạng da mặt bị đỏ và nóng đặc biệt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao có nghĩa là các tổn thương do mỹ phẩm chứa corticoid đã tiến sâu đến hệ mao mạch. Corticoid trong các sản phẩm này thấm vào những lớp sâu của da gây tổn thương thành mạch, teo mỏng thành mạch, giãn mạch máu.

Sang giai đoạn tiếp theo da sẽ tăng tiết nhờn, nổi mụn ồ ạt, người bệnh luôn thấy da nóng đỏ và rát, nặng hơn là cảm giác như bị châm chích. Giai đoạn nhiễm corticoid cao nhất là viêm da kích thích, khi này da mặt người bệnh sẽ bị đỏ kèm cảm giác bỏng rát, đau nhức dù không hề chạm đến. Đồng thời, da người bệnh khô dần, đóng vảy, bong tróc, xuất hiện mụn nước chứa dịch vàng, xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, thậm chí hoại tử.

Để tránh những triệu chứng nguy hiểm kể trên, người bệnh nên lựa chọn những loại mỹ phẩm không chứa corticoid hoặc chứa corticoid nồng độ thấp, nằm ở mức cho phép. Khi nhận biết được những dấu hiệu nhiễm corticoid nên ngưng sử dụng mỹ phẩm và đến ngay các cơ sở y tế đến được khám và điều trị kịp thời.

Da mặt bị đỏ và nóng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm da Corticoid

Da mặt bị đỏ và nóng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm da Corticoid

Ảnh hưởng xấu trên da mặt có thể gây thay đổi lớn trong đời sống sinh hoạt của chúng ta, vì vậy da mặt là vùng da luôn cần được săn sóc và bảo vệ.

Da mặt bị đỏ và nóng có thể không quá nguy hiểm nhưng cũng cần điều trị đúng cách và tận gốc mới có thể dứt bệnh. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu gặp các dấu hiệu bất thường đi kèm da mặt bị đỏ để được chẩn đoán và tư vấn chính xác.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 03/02/2023 - Cập nhật 29/06/2023
5/5 - (22 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

5 cách xử lý bị ngứa da vào ban đêm đơn giản tại nhà

5 cách xử lý bị ngứa da vào ban đêm đơn giản tại nhà

Ngứa da có lẽ là tình trạng phổ biến mà ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải. Ngứa da gây khó chịu, mất tập trung trong mọi việc, đặc biệt, ngứa da vào ban...

08/09/2023

8110 Lượt xem

10 Phút đọc

10 Cách điều trị lang ben đỏ an toàn, hiệu quả

10 Cách điều trị lang ben đỏ an toàn, hiệu quả

Lang ben là một bệnh da liễu lành tính do nhiễm nấm. Bệnh lang ben tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, khiến người ...

07/09/2023

2015 Lượt xem

9 Phút đọc

Lông mọc ngược có sao không? 3 Cách xử lý

Lông mọc ngược có sao không? 3 Cách xử lý

Lông mọc ngược là hiện tượng tương đối phổ biến, thường gặp ở người trưởng thành, ở cả nam lẫn nữ và gây ra những đau đớn, khó chịu khi gặp phải. Vậy lông mọc...

07/09/2023

2925 Lượt xem

8 Phút đọc

5 Bí quyết chữa bệnh vảy nến da đầu được bác sĩ da liễu...

5 Bí quyết chữa bệnh vảy nến da đầu được bác sĩ da liễu...

Vảy nến là một căn bệnh dai dẳng, thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt, vảy nến da đầu không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà ...

06/09/2023

1726 Lượt xem

10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG