Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường là gì?
  • 2. Phân loại
  • 3. Chẩn đoán ĐTĐ ở trẻ em
  • 4. Điều trị đái tháo đường ở trẻ em như thế nào?
  • 5. Biến chứng của đái tháo đường
  • 6. Có thể phòng bệnh ĐTĐ ở trẻ em hay không?
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường là gì?
  • 2. Phân loại
  • 3. Chẩn đoán ĐTĐ ở trẻ em
  • 4. Điều trị đái tháo đường ở trẻ em như thế nào?
  • 5. Biến chứng của đái tháo đường
  • 6. Có thể phòng bệnh ĐTĐ ở trẻ em hay không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Biến chứng của bệnh ĐTĐ phụ thuộc vào type ĐTĐ, sự tuân thủ điều trị và thời gian mắc ĐTĐ. Trẻ tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết trong ngưỡng thích hợp giúp kéo dài thời gian không có biến chứng ở trẻ.
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường là gì?
  • 2. Phân loại
  • 3. Chẩn đoán ĐTĐ ở trẻ em
  • 4. Điều trị đái tháo đường ở trẻ em như thế nào?
  • 5. Biến chứng của đái tháo đường
  • 6. Có thể phòng bệnh ĐTĐ ở trẻ em hay không?

1. Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa phức tạp, đặc trưng bởi nồng độ đường cao trong máu do thiếu hụt sự bài tiết insulin (loại hormone được bài tiết ở tuyến tụy, giúp làm giảm nồng độ đường trong máu) hoặc giảm đáp ứng với insulin ở ngoại vi hoặc kết hợp cả hai. 

2. Phân loại

Dựa vào căn nguyên gây ĐTĐ, ĐTĐ ở trẻ em cũng được chia thành 2 nhóm: ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2. 

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh như thế nào?

  • ĐTĐ type 1: là type phổ biến hơn ở trẻ em, do thiếu hụt sự bài tiết insulin, chiếm khoảng 2/3 số trường hợp mới được phát hiện. ĐTĐ type 1 là một trong số những bệnh lý mạn tính thường găp nhất ở trẻ em. Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào của trẻ nhưng tỷ lệ cao nhất là 4-6 tuổi và 10-14 tuổi. 
  • ĐTĐ type 2: hiếm gặp hơn, do giảm đáp ứng với insulin. Tần suất mắc ĐTĐ type 2 ở trẻ em đang có xu hướng tăng dần, đặc biệt là ở trẻ em thừa cân, béo phì. ĐTĐ type 2 thường xuất hiện muộn hơn, thường gặp nhất là trẻ từ 15-19 tuổi.

Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng không đạt tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường. Tiền đái tháo đường thường liên quan với rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì. Tiến đái tháo đường có thể thoáng qua nhưng cũng có thể tiến triển thành đái tháo đường thực sự về sau này. 

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 19003367 hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

3. Chẩn đoán ĐTĐ ở trẻ em

Dựa theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường ở trẻ em và vị thành niên, trẻ được chẩn đoán ĐTĐ khi đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:

  • Trẻ có triệu chứng lâm sàng cổ điển của ĐTĐ và đường máu  ≥ 11,1 mmol/l. 
  • Đường máu lúc đói  ≥ 7 mmol/l a. Đường máu lúc đói được định nghĩa là đường máu khi trẻ không được ăn tối thiểu 8 giờ. 
  • Đường máu sau nghiệm pháp dung nạp glucose 2 giờ ≥ 11,1 mmol/l a.
  • HbA1c ≥ 6,5% b

Chú ý:

- Kết quả nên được tiến hành 2 lần để khẳng định kết quả.

-  Vai trò của HbA1c với chẩn đoán ĐTĐ ở trẻ em còn chưa được rõ ràng, kết quả HbA1c < 6,5% không giúp loại trừ ĐTĐ ở trẻ em. 

Triệu chứng lâm sàng cổ điển của ĐTĐ bao gồm: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân nhanh. 

4. Điều trị đái tháo đường ở trẻ em như thế nào?

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh như thế nào?

Điều trị ĐTĐ ở trẻ em phụ thuộc vào type ĐTĐ nhưng nhìn chung bao gồm thuốc giúp làm giảm đường máu, chế độ ăn và tập thể dục.

ĐTĐ type 1:

  • Điều trị insulin: cần bổ sung insulin do cơ thể không tổng hợp được insulin. insulin cần được tiêm vào lớp mỡ dưới da (được gọi là tiêm dưới da). Có một số vị trí tiêm dưới da như vùng da quanh bụng, đùi hoặc cánh tay. 
  • Chế độ ăn: Chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ tinh bột để cân bằng với lượng insulin được tiêm vào cơ thể, hạn chế ăn thực phẩm ăn nhanh, uống nước ngọt.
  • Tập thể dục: tập thể dục và vận động là yếu tố quan trọng cấu thành lối sống khỏe mạnh. Tùy theo lứa tuổi, sở thích và tình trạng cụ thể của trẻ, trẻ cần được tư vấn bài tập, thời gian tập luyện mỗi ngày và số ngày tập luyện mỗi tuần. 

ĐTĐ type 2: 

  • Thay đổi lối sống: trẻ cần tập thể dục và vận động nhiều hơn, có chế độ ăn lành mạnh và cân bằng. Trẻ béo phì cần đặt ra mục tiêu là duy trì cân nặng nhất định hoặc tăng cân từ từ phù hợp với sự phát triển chiều cao và lứa tuổi. Một số trẻ ĐTĐ type 2 vẫn có thể khỏe mạnh nếu ăn uống điều độ, vận động và giảm cân hợp lý mà không cần sử dụng thuốc trong một vài năm sau phát hiện. 
  • Nếu trẻ không đạt được đích điều trị, trẻ cần được sử dụng thuốc làm giảm đường máu hoặc insulin. 

5. Biến chứng của đái tháo đường

Biến chứng cấp tính:

  • Hạ đường huyết là một biến chứng nguy hiểm và khá phổ biến khi điều trị ĐTĐ ở trẻ. Phần lớn trẻ hạ đường huyết với mức độ nhẹ và có thể tự xử trí bằng sử dụng viên đường giải phóng nhanh hoặc uống nước hoa quả. Một số trẻ có thể hạ đường huyết mức độ nặng (khi trẻ không thể tự xử trí mà cần sự giúp đỡ của người khác). Nếu không được điều trị kịp thời, hạ đường huyết mức độ nặng có thể dẫn tới hôn mê, thậm chí là tử vong. 
  • Nhiễm toan ceton: thường xảy ra ở trẻ ĐTĐ type 1, khi trẻ chưa được chẩn đoán ĐTĐ hoặc khi đã được chẩn đoán nhưng không sử dụng đủ lượng insulin hoặc sử dụng quá nhiều đường trong thời gian ngắn. Một số biểu hiện lâm sàng của nhiễm toan ceton như trẻ mệt mỏi, li bì, da khô, môi đỏ, thở nhanh và sâu. Nhiễm toan ceton là một tình trạng cấp cứu, cần được chẩn đoán và tiến hành điều trị kịp thời tại cơ sở y tế. 

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh như thế nào?

Biến chứng mạn tính:

  • Bệnh thận: có thể tổn thương với nhiều mức độ khác nhau. Tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận, bệnh thận giai đoạn cuối không thể hồi phục, cần lọc máu hoặc ghép thận. 
  • Tổn thương mắt: do tổn thương mạch máu ở mắt, có thể gây mù lòa. ĐTĐ làm tăng nguy cơ bệnh lý khác như đục thủy tinh thể hay tăng nhãn áp.
  • Tổn thương da và miệng.
  • Tổn thương dây thần kinh: do tổn thương mạch máu nuôi dây thần kinh, dẫn đến cảm giác ngứa, tê, rát hoặc đau hoặc mất cảm giác ở vùng chi phối bởi dây thần kinh. Bệnh thường tổn thương ban đầu ở đầu ngón chân, ngón tay và lan dần lên phía trên.
  • Tổn thương tim và mạch máu: làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa mạch máu, đột quỵ…

Biến chứng của bệnh ĐTĐ phụ thuộc vào type ĐTĐ, sự tuân thủ điều trị và thời gian mắc ĐTĐ. Trẻ tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết trong ngưỡng thích hợp giúp kéo dài thời gian không có biến chứng ở trẻ. 

6. Có thể phòng bệnh ĐTĐ ở trẻ em hay không?

ĐTĐ type 1 không thể phòng tránh được. Hiện tại, chưa xác định được ai sẽ mắc bệnh hay không mắc bệnh. Không giống ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2 có thể được ngăn ngừa một phần. Lối sống hạn chế vận động, tăng cân quá mức và béo phì là yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ type 2. Vì vậy, tăng thời gian tập luyện thể dục, duy trì cân nặng bình thường theo lứa tuổi và chiều cao giúp hạn chế đươc tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2.  

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/10/2021 - Cập nhật 24/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Biến chứng của bệnh ĐTĐ phụ thuộc vào type ĐTĐ, sự tuân thủ điều trị và thời gian mắc ĐTĐ. Trẻ tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết trong ngưỡng thích hợp...

21/10/2021

1205 Lượt xem

5 Phút đọc

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Căn bệnh mang cái tên không xa lạ trong xã hội của chúng ta: Đái tháo đường. Với nguy cơ mắc bệnh đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt một ai. Gây đến cho cơ thể...

01/10/2021

1108 Lượt xem

5 Phút đọc

Những đặc điểm tổng quan về bệnh lý đái tháo đường, bạn đã...

Những đặc điểm tổng quan về bệnh lý đái tháo đường, bạn đã...

Đái tháo đường- căn bệnh với cái tên không còn xa lại với chúng ta nữa. Bệnh với tỷ lệ mắc khá cao, đối tượng mắc đa dạng, với những triệu chứng và biến chứng...

30/09/2021

1030 Lượt xem

8 Phút đọc

Một số hướng dẫn thực hiện chăm sóc bàn chân đối với người...

Một số hướng dẫn thực hiện chăm sóc bàn chân đối với người...

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm, diễn biến âm thầm và phố biển trên toàn cầu Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là ...

30/09/2021

969 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG