Nội dung chính
  • 1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường hiện nay và biến chứng gây ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh?
  • 2. Đối tượng cần được sàng lọc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường
  • 3. Chẩn đoán tiền đái tháo đường bằng phương pháp?
  • 4. Quản lý những người có nguy cơ cao mắc bệnh
  • 5. Tiên lượng điều trị bệnh
Nội dung chính
  • 1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường hiện nay và biến chứng gây ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh?
  • 2. Đối tượng cần được sàng lọc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường
  • 3. Chẩn đoán tiền đái tháo đường bằng phương pháp?
  • 4. Quản lý những người có nguy cơ cao mắc bệnh
  • 5. Tiên lượng điều trị bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát hiện sớm?

Căn bệnh mang cái tên không xa lạ trong xã hội của chúng ta: Đái tháo đường. Với nguy cơ mắc bệnh đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt một ai. Gây đến cho cơ thể nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhưng liệu bạn đã biết rằng bệnh lý này có thể phòng ngừa? Vậy phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh đái tháo đường như thế nào? Cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường hiện nay và biến chứng gây ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh?
  • 2. Đối tượng cần được sàng lọc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường
  • 3. Chẩn đoán tiền đái tháo đường bằng phương pháp?
  • 4. Quản lý những người có nguy cơ cao mắc bệnh
  • 5. Tiên lượng điều trị bệnh

1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường hiện nay và biến chứng gây ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh?

a. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường hiện nay:

Tình hình mắc bệnh đái tháo đường hiện nay:

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm, diễn biến âm thầm và phố biển trên toàn cầu  Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi.Tình hình kiểm soát đái tháo đường ở Việt Nam còn nhiều thách thức, chỉ có hơn 31% người đái tháo đường được chẩn đoán; và trong số bệnh nhân được chẩn đoán chỉ có gần 29%  người được điều trị. Tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm.

Đặt khám ưu tiên tại bệnh viện tuyến trung ương qua tổng đài 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch chủ động!

b. Bệnh gây ra những biến chứng gì ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh:

Biến chứng bàn chân đái tháo đường

Biến chứng mãn tính

  • Biến chứng mắt: đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng về tim mạch: tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch
  • Biến chứng về thần kinh: cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...
  • Biến chứng về thận:  tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.
  • Biến chứng nhiễm trùng: gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

Biến chứng cấp tính

-Hạ đường huyết

Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do:

  • Bạn bị quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin).
  • Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.
  • Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.
  • Uống nhiều rượu, bia.

Nếu hạ đường huyết nặng, bạn hãy đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.

-Hôn mê

Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. 

2. Đối tượng cần được sàng lọc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường

Được lựa chọn là những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2 theo tiêu chuẩn WHO, trong độ tuổi > 30.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2:

-Thừa cân hoặc béo phì ( BMI ≥ 23 kg/m2 ).

-Tăng vòng eo ( ≥ 90 cm đối với nam; ≥ 80 cm đối với nữ ).

-Tăng huyết áp

- Rối loạn lipid máu

-Tiền sử gia đình có người thân trực hệ bị bệnh ĐTĐ type 2

- Đã từng được chẩn đoán rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn dung nạp glucose.

- Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang

- Phụ nữ có tiền sử sinh con >4kg hoặc có tiền sử ĐTĐ thai kỳ.

3. Chẩn đoán tiền đái tháo đường bằng phương pháp?

Tiền ĐTĐ chỉ có thể chẩn đoán bằng thử nồng độ glucose máu

-Nồng độ glucose máu lúc đói:

  • Tiêu chuẩn của WHO: 110-125 mcg/dL (6.1mmol/l- 6.9 mmol/l )
  • Tiêu chuẩn của ADA: 100-125 mcg/dL (5.6mmol/l- 6.9 mmol/l )

-Nghiệm pháp tăng glucose máu: 140-199 mcg/dL (7.8mmol/l- 11.0 mmol/l )

4. Quản lý những người có nguy cơ cao mắc bệnh

Quản lý những người có nguy cơ cao mắc bệnh

  • Những người được chẩn đoán ĐTĐ cần được chăm sóc điều trị theo hướng dẫn chăm sóc quản lý bệnh ĐTĐ theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.
  • Những người chưa mắc ĐTĐ nhưng bị “Rối loạn đường huyết lúc đói” hoặc “Rối loạn dung nạp glucose” (gọi chung là “Tiền ĐTĐ”), hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ cần được áp dụng các biện pháp phòng bệnh tích cực nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của ĐTĐ type 2. Tư vấn dinh dưỡng và hướng dẫn tăng cường hoạt động thể lực định kỳ sẽ góp phần cải thiện tình trạng này.

5. Tiên lượng điều trị bệnh

Tiến triển thành ĐTĐ là không thể tránh được ở những người tiền ĐTĐ. Xấp xỉ có khoảng 25% người tiền ĐTĐ tiến triển thành ĐTĐ trong vòng 3 đến 5 năm.

Với những kiến thức sơ lược trên, bạn đã phần nào có thêm những kiến thức về việc tầm soát dự phòng cho bệnh đái tháo đường.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ khám nội tiết tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, để được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở lịch đặt khám.

Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải là đái tháo đường.Tuy nhiên khi có những triệu chứng này, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa, bệnh viện phòng khám, bác sĩ nội tiết để được tư vấn, thăm khám và điều trị. Hiện nay tình hình dịch diễn biến phức tạp, đi lại khó khăn thì một phương án khác là bạn có thể đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết để được nhanh chóng chẩn đoán và điều trị bệnh, tránh có những biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống.

Thông qua cuộc gọi video trên ứng dụng (app), bác sĩ có thể xem diễn biến, tình trạng của người bệnh qua quan sát và trao đổi trực tuyến với để đưa ra chẩn đoán ban đầu, định hướng và tư vấn hướng dẫn chăm sóc người bệnh và kê đơn thuốc trực tuyến.

Người bệnh cũng dễ dàng lựa chọn dịch vụ, lựa chọn bác sĩ và xem đơn thuốc. Hoàn toàn chủ động về thời gian đồng thời nhận được sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác nhất, người bệnh nên mô tả chi tiết, đầy đủ triệu chứng đang gặp phải, có thể gửi ảnh kết quả xét nghiệm gần đây nhất cho bác sĩ.

Việc khám bệnh online giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/10/2021 - Cập nhật 01/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Biến chứng của bệnh ĐTĐ phụ thuộc vào type ĐTĐ, sự tuân thủ điều trị và thời gian mắc ĐTĐ. Trẻ tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết trong ngưỡng thích hợp...

21/10/2021

1204 Lượt xem

5 Phút đọc

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Căn bệnh mang cái tên không xa lạ trong xã hội của chúng ta: Đái tháo đường. Với nguy cơ mắc bệnh đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt một ai. Gây đến cho cơ thể...

01/10/2021

1106 Lượt xem

5 Phút đọc

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Bệnh mãn tính là căn bệnh kéo dài với khoảng thời gian từ 3 tháng đến khoảng hơn 1 năm. Bệnh gây những ảnh hưởng không nhỏ đến vật chất và tinh thần của người...

01/10/2021

939 Lượt xem

6 Phút đọc

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Tại sao ngày nay tỷ lệ mắc ung thư lại gia tăng? Có phải do sự thay đổi như béo phì, ô nhiễm môi trường, thức ăn nhiều giàu mỡ, công nghiệp phát triển,... dẫn...

30/09/2021

1571 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG