Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường thai kỳ là gì ?
  • 2. Phân loại yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ?
  • 3. Biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường thai kỳ như thế nào ?
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường thai kỳ là gì ?
  • 2. Phân loại yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ?
  • 3. Biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường thai kỳ như thế nào ?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đái tháo đường thai kỳ và những biến chứng nguy hiểm không nên bỏ qua

Theo Hội Nội tiết Hoa Kỳ (Endocrine Society), đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng liên quan đến tăng glucose huyết tương của mẹ và làm tăng tai biến sản khoa bất lợi : tiền sản giật,  đa ối, sinh non, sảy thai, thai lưu…Vì vậy, đái tháo đường (ĐTĐ) nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi. Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về những thông tin hữu ích về đái tháo đường thai kỳ nhé !
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường thai kỳ là gì ?
  • 2. Phân loại yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ?
  • 3. Biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường thai kỳ như thế nào ?

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì ?

Dựa vào định nghĩa của Liên hiệp đái tháo đường quốc tế (IDF), Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội Nghiên cứu Đái tháo đường châu Âu: Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào hoặc tăng đường huyết khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai.

Định nghĩa này chưa loại trừ trường hợp sản phụ đã có tình trạng rối loạn dung nạp glucose từ trước nhưng chưa được phát hiện. Định nghĩa này cũng không phân biệt sau khi sinh sản phụ còn tăng glucose máu hay không.

Chị em phụ nữ khi có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe bản thân hoặc sức khỏe của mẹ và bé khi đang mang bầu, bạn cần thực hiện thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để được tư vấn và thăm khám tốt nhất.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ

2. Phân loại yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ?

Theo các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện, có sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ ở sản phụ với đái tháo đường thai kỳ. Các yếu tố nguy cơ này có nhiều điểm chung, tương đối giống với các yếu tố nguy cơ đái tháo đường týp 2 (chức năng tế bào bêta của tuyến tụy bị suy giảm hoặc kháng insulin). Đái tháo đường thai kỳ có xu hướng hay gặp ở những thai phụ sinh con khi tuổi đã cao, sinh nhiều con, béo phì, tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ, tiền sử sản khoa: thai lưu, sinh con to.

Nguy cơ thấp : 

  • Tuổi <25
  • Thuốc chủng tộc nguy cơ thấp
  • Không có tiền sử gia đình có ĐTĐ
  • Không bị thừa cân, béo phì trước khi có thai
  • Không có tiền sử đường huyết bất thường
  • Không có tiền sử sản khoa bất thường

Phân loại yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ

Phân loại yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ

Nguy cơ cao: 

  • Tuổi > 35
  • Thuộc chủng tộc nguy cơ cao (Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao)
  • Tiền sử gia đình có ĐTĐ
  • Thừa cân, béo phì
  •  Bị rối loạn dung nạp glucose trước đó
  • Tiền sử sản khoa : sinh con to (> 4000 gram )
  •  Hiện có glucose niệu dương tính

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời!

1900 3367

3. Biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường thai kỳ như thế nào ?

Biến chứng đái tháo đường thai kỳ đối với sản phụ:

  • Tăng huyết áp: sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn các sản phụ bình thường. Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai như: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não,hội chứng HELLP, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh. 
  •  Sinh non: sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non so với các thai phụ không mắc ĐTĐTK.Tỷ lệ sinh non ở sản phụ mắc ĐTĐTK là 26%, trong khi ở nhóm sản phụ bình thường là 9,7%.
  • Đa ối: Tình trạng đa ối hay gặp ở sản phụ có đái tháo đường thai kỳ, tỷ lệ cao gấp 4 lần so với các sản phụ bình thường.
  • Sảy thai và thai lưu: sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, các sản phụ hay bị sảy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra đường huyết thường quy..
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu. 
  • Ảnh hưởng về lâu dài: các sản phụ có tiền sử ĐTĐTK có nguy cơ cao diễn tiến thành ĐTĐ typ 2 trong tương lai.

Biến chứng đái tháo đường thai kỳ

Biến chứng đái tháo đường thai kỳ

Biến chứng đái tháo đường thai kỳ đối với thai và trẻ sơ sinh:

  • Thai to: thai đủ tháng sinh ra có cân nặng trên 4000 gram. Khi thai to sẽ làm tăng nguy cơ đột tử ở thai, tăng huyết áp mạn tính và nguy cơ sau này bị ĐTĐ typ 2.
  • Hạ đường huyết và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: 
  • Bệnh lý về đường hô hấp: Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
  • Dị tật bẩm sinh: dựa theo nghiên cứu từ 1946 - 1988 cho thấy, ở thời điểm mang thai của người mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường, nếu lượng glucose huyết tương không được kiểm soát tốt thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh sẽ rất cao từ 8 - 13%, gấp 2 - 4 lần nhóm không bị ĐTĐ. 
  • Tăng hồng cầu trong máu: Là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh của các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ, nồng độ hemoglobin trong máu tĩnh mạch trung tâm > 20g/dl.
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh: Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, xảy ra khoảng 25% ở các thai phụ có ĐTĐTK. 
  • Các ảnh hưởng lâu dài: Gia tăng tỷ lệ trẻ béo phì, khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh ĐTĐ typ 2, rối loạn tâm thần - vận động. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ ĐTĐ và tiền ĐTĐ tăng gấp 8 lần khi đến 19 đến 27 tuổi.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các vấn đề về chuyên khoa sản phụ khoa khác. Nếu còn những thắc mắc, bạn hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để có thể tư vấn và đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu tại Việt Nam

1900 3367

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/09/2022 - Cập nhật 27/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đái tháo đường thai kỳ và những biến chứng nguy hiểm không...

Theo Hội Nội tiết Hoa Kỳ (Endocrine Society), đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng liên quan đến tăng glucose huyết tương của mẹ và làm tăng tai biến...

Icon thời gian
27/09/2022
440 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tìm hiểu về đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện lần đầu vào thời kỳ mang thai. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh...

Icon thời gian
13/07/2022
649 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG