Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?
  •  2. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ?
  •  3. Hậu quả của bệnh đái tháo đường thai kỳ?
  • 4. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ?
  • 5. Điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ?
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?
  •  2. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ?
  •  3. Hậu quả của bệnh đái tháo đường thai kỳ?
  • 4. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ?
  • 5. Điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu về đái tháo đường thai kỳ

Tham vấn y khoa:
BSTrần Hùng Sơn
Sản phụ khoa
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện lần đầu vào thời kỳ mang thai. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh đái tháo đường thai kỳ qua bài viết sau đây.
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?
  •  2. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ?
  •  3. Hậu quả của bệnh đái tháo đường thai kỳ?
  • 4. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ?
  • 5. Điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ?

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ được chia thành 2 nhóm lớn:

  • Nhóm 1: Đái tháo đường trong khi mang thai, nghĩa là bạn đã được phát hiện bệnh đái tháo đường trước khi thời điểm bạn mang thai, hoặc phát hiện lúc mang thai nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường giống như ở người không mang thai, được chia làm 2 nhóm là đái tháo đường type I và type II.
  • Nhóm 2: Đái tháo đường thai kỳ, nghĩa là bạn được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường trong lúc bạn đang mang thai, ở bất kỳ tuần thai nào, nhưng thường hay gặp trong 3 tháng giữa và cuối.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể khỏi khi kết thúc thai kỳ nếu không để lại biến chứng.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể khỏi khi kết thúc thai kỳ nếu không để lại biến chứng

Như vậy, đái tháo đường thai kỳ là là bệnh đái tháo đường được chẩn đoán lần đầu tiên trong quá trình mang thai. Bệnh có thể khỏi khi kết thúc thai kỳ nếu không để lại biến chứng. Bạn cần lựa chọn những phòng khám, bệnh viện sản phụ khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

 2. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong lúc mang thai, có nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng khả năng mắc bệnh như:

  • Thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường, bản thân mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Tiền sử đẻ con to ( >4000gr), đa ối.
  • Buồng trứng đa nang.
  • Tuổi mẹ lớn hơn 35 tuổi.
  • Tiền sử sản khoa : thai lưu, con bị dị tật bẩm sinh không rõ nguyên nhân,…
  • Dùng thuốc corticoid có thể gây tăng đường huyết.
  • Được chẩn đoán là rối loạn dung nạp hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.

Những mẹ bầu có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cần sàng lọc sớm và theo dõi thường xuyên hơn.

Tìm hiểu thêm các bệnh lý sản phụ khoa

Cần thực hiện sàng lọc đái tháo đường thai kỳ với mẹ bầu có nguy cơ cao.

Cần thực hiện sàng lọc đái tháo đường thai kỳ với mẹ bầu có nguy cơ cao.

 3. Hậu quả của bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Hậu quả bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây nhiều ảnh hưởng, biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

Đối với mẹ:

  • Trong lúc mang thai: Sảy thai, dọa đẻ non, đẻ non, đa ối,  tiền sản giật, sản giật, nhiễm khuẩn.
  • Trong lúc chuyển dạ: đẻ khó do con to, tỉ lệ mổ đẻ tăng lên.
  • Sau đẻ: tăng nguy cơ chảy máu sau đẻ, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Đối với con:

  • Thai chậm phát triển, hoặc thai to.
  • Suy thai , thai chết lưu trong tử cung.
  • Dị dạng thai nhi.
  • Thai to tăng nguy cơ đẻ khó, tăng tỉ lệ sang chấn trong lúc sinh, tổn thương đầu, xương, đám rối thần kinh,..
  • Hạ đường huyết, hạ calci huyết sau sinh, hạ thân nhiệt sau sinh.
  • Bệnh suy hô hấp sau sinh, vàng da sơ sinh, tăng tỉ lệ tử vong chu sinh.
  • Trong tương lai, trẻ cũng tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hơn người bình thường.

4. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ đối với tất cả mẹ bầu có yếu tố nguy cơ cao cần được sàng lọc, làm xét nghiệm ở lần đầu tiên khám thai, thường sẽ vào 3 tháng đầu thai kỳ. Còn đối với các mẹ bầu không có yếu tố nguy cơ sẽ được làm xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ vào 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, thông thường từ tuần 24 – 28.

Phương pháp thực hiện: 3 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm không ăn chế độ ăn giàu glucose. Mẹ bầu phải nhịn đói qua đêm ít nhất 8h, nhưng không quá 14h. Sau đó mẹ bầu sẽ được lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm lượng đường huyết lúc đói.  Tiếp đó mẹ bầu được uống 75gr glucose pha với khoảng 300ml nước và uống trong vòng 3-5 phút, mẹ bầu sẽ được lấy máu tĩnh mạch sau uống 1 giờ và sau uống 2 giờ để làm xét nghiệm.

Chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ bầu nếu 1 trong 3 chỉ số sau đây lớn hơn bình thường:

  • Glucose máu lúc đói               >= 5.1 mmol/L
  • Glucose máu sau uống 1h      >= 10.0 mmol/L
  • Glucose máu sau uống 2h      >= 8.5 mmol/L

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý các mốc siêu âm thai vào từng thời điểm của thai kỳ.

Các mẹ bầu được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi thai kỳ thường xuyên

Các mẹ bầu được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi thai kỳ thường xuyên.

5. Điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ cho các mẹ bầu cần sự phối hợp chuyên khoa giữa các bác sĩ sản khoa và bác sĩ nội tiết. Các mẹ bầu được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi thai kỳ thường xuyên, tại những trung tâm uy tín và chất lượng.

Nếu đái thái đường thai kỳ ở mức độ nhẹ, các mẹ bầu có thể được các bác sĩ khuyến cáo điều chỉnh chế độ ăn, vận động hằng ngày.

Nếu bệnh ở mức độ nặng hơn, các mẹ bầu sẽ phải dùng thuốc insuline và theo dõi, khám thai ở các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa.

Các mẹ bầu sẽ được chỉ định sinh thường tự nhiên hoặc sinh mổ tùy vào tình trạng sức khỏe mẹ bầu, tình trạng thai nhi, và tình trạng bệnh đái tháo đường thai kỳ của mẹ bầu.

IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết để bạn có thể nhận biết và phòng, chống các bệnh lý cho bản thân và gia đình.

1900 3367

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/07/2022 - Cập nhật 22/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đái tháo đường thai kỳ và những biến chứng nguy hiểm không...

Theo Hội Nội tiết Hoa Kỳ (Endocrine Society), đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng liên quan đến tăng glucose huyết tương của mẹ và làm tăng tai biến...

Icon thời gian
27/09/2022
440 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tìm hiểu về đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện lần đầu vào thời kỳ mang thai. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh...

Icon thời gian
13/07/2022
648 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG