Nội dung chính
  • 1. Bệnh dạ dày có thể trị dứt điểm hay không?
  • 2. Điều trị dạ dày theo tây y
  • 3. Điều trị dạ dày theo đông y
Nội dung chính
  • 1. Bệnh dạ dày có thể trị dứt điểm hay không?
  • 2. Điều trị dạ dày theo tây y
  • 3. Điều trị dạ dày theo đông y
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đau dạ dày - căn bệnh thế kỷ, liệu có thể trị dứt điểm?

Có rất nhiều phương pháp điều trị dạ dày kể cả tây và đông y. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng được áp dụng mà tùy thuộc vào đặc điểm và tình trạng bệnh. Để có một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng ISOFHCARE theo dõi bài viết này nhé!
Nội dung chính
  • 1. Bệnh dạ dày có thể trị dứt điểm hay không?
  • 2. Điều trị dạ dày theo tây y
  • 3. Điều trị dạ dày theo đông y

1. Bệnh dạ dày có thể trị dứt điểm hay không?

Do chức năng đặc thù là lưu trữ và tiêu hóa thức ăn, nên dạ dày luôn phải hoạt động không ngừng nghỉ trong môi trường ẩm ướt. Các vết thương do đó cũng khó lành hơn, đặc biệt là ở các vị trí như hang vị, môn vị, bờ cong nhỏ…Cùng với thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, cộng thêm sở thích dùng các đồ ăn thức uống dễ gây kích ứng dạ dày khiến bệnh khó chữa trị dứt điểm.

Đồ ăn cay nóng gây ảnh hưởng dạ dày nghiêm trọng.

Đồ ăn cay nóng gây ảnh hưởng dạ dày nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đau dạ dày là một bệnh lý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như bạn phát hiện kịp thời nguyên nhân gây đau, sử dụng kết hợp các biện pháp giảm triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân. Đồng thời, thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống việc trị dạ dày không còn là vấn đề quá lớn.

2. Điều trị dạ dày theo tây y

Các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày làm sụt giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tái phát có thể tới 70%.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tái phát có thể tới 70%.

Đa phần mọi người đã và đang sử dụng thuốc trị dạ dày chung chung để cắt nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, khi ngưng dùng thuốc thì các biểu hiện này xuất hiện trở lại. Lý do bởi, thuốc dạ dày thông thường chỉ giải quyết "bề nổi" của bệnh lý, trong khi nguyên nhân gốc rễ vẫn còn đó.

Đối với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp, dưới đây là phác đồ điều trị  mới nhất bộ y tế đưa ra:

a.  Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 1: Liệu pháp trị liệu ba thuốc

– Đối tượng áp dụng: phát đồ này áp dụng với những bệnh nhân mới điều trị dạ dày lần đầu hoặc mức độ nhiễm khuẩn ở mức nhẹ
– Thời gian áp dụng: Phác đồ điều trị bậc 1 có thời hạn loại bỏ vi khuẩn từ 7-14 ngày.
– Các liệu pháp được sử dụng như sau:

Liệu pháp 1

Tiêu chuẩn trị liệu 3: amoxicilin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), clarithromycin (2 viên/ ngày), dùng đều đặn trong vòng 7 -14 ngày.

Điều trị đồng thời: amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và PPI (2 lần/ ngày), dùng đều đặn trong 7-10 ngày.

Liệu pháp phối hợp: Đây là liệu trình kép
7 ngày đầu: PPI (2 lần/ ngày), amoxicilin (2 viên/ ngày).
7 ngày sau: PPI (2 lần/ ngày, amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và clarithromycin ( 2 viên/ ngày).

Liệu pháp có bốn thuốc bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày) dùng đều đặn trong 10-14 ngày.

Liệu pháp trị liệu lần 2

Liệu pháp điều trị ba thuốc có Levofloxacin: PPI (2 lần/ ngày), amoxicilin (2 viên/ ngày) và levofloxacin (1 viên/ ngày) dùng trong vòng 10 ngày.

Liệu pháp có bốn thuốc bismuth bao gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày),  bismuth (4 viên/ ngày) và metronidazole (2 viên/ ngày), dùng trong vòng 10- 14 ngày

Liệu pháp điều trị lần 3
Trị liệu 4 thuốc với Levofloxacin gồm: levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), amoxicilin (2 viên/ ngày) dùng trong 10 ngày.

Trị liệu thuốc có bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), amoxicilin (2 viên/ ngày), levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày).

Với phác đồ này, bệnh nhân bị dị ứng Penicillin vẫn có thể áp dụng được. Tuy nhiên, ở Việt Nam ít sử dụng phác đồ này do vi khuẩn Hp kháng Metronidazole.

b. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2: Liệu pháp trị liệu 4 thuốc

Đối tượng áp dụng: Nếu bệnh nhân đã sử dụng liệu pháp điều trị dạ dày 3 thuốc nhưng không có hiệu quả, hoặc hiệu quả mang lại không cao thì lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo với 4 thuốc.

Thời gian áp dụng: 10-14 ngày

Các liệu pháp được sử dụng như sau: Phát đồ này chia làm 2 loại, có hoặc không sử dụng Bismuth.

- Phác đồ 4 thuốc không sử dụng Bismuth gồm:
Amoxicilin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), Clarithromycin (2 viên/ ngày) và Metronidazole (2 viên/ ngày).

- Phát đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth gồm:
Kết hợp Metronidazole (hay Tinidazole) 4 viên/ngày, Tetracyclin 4 viên/ ngày và PPI (2 lần/ngày) (hoặc thay PPI bằng Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày), Bismuth 120mg/ 4 viên/ ngày.

Phác đồ này có thể khắc phục nhược điểm của liệu pháp trị liệu 3 thuốc nhưng có thể làm tăng khả năng kép của vi khuẩn Hp, gây khó khăn cho việc nạp thuốc vì sử dụng thuốc khác nhau.

3. Điều trị dạ dày theo đông y

Việc kết hợp giữa đông và tây y sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc.

a. Sử dụng nghệ

Hoạt chất Curcumin trong nghệ đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ làm lành vết loét niêm mạc thực quản, dạ dày. Ức chế vi khuẩn HP, tăng tiết chất nhầy mucin bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu ngày sẽ gây ra một số bất lợi như:

- Dễ gây nóng trong, ung mủ và nhọt độc.
- Gây vàng răng, miệng, khiến người bệnh ngại giao tiếp.
- Hàm lượng Curcumin trong nghệ chỉ chiếm 2-3%, độ tan thấp, đào thải nhanh qua gan thận.

Chỉ dùng nghệ không thể giải quyết hết căn nguyên gây bệnh, vì thế cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để trị dạ dày.

b. Y lâm cải thác gia giảm

Sử dụng bài thuốc khi điều trị dạ dày, đau thượng vị, xuất huyết trong hoặc ngoài dạ dày. Bài thuốc cần có:
- Chuẩn bị: Ô dược 8g, thảo linh chi 12g, cửu nguyên xuẩn 12g, đương quy, đào nhân, cam thảo, hồng hoa mỗi loại 12g, Hương phụ 6g, đơn bì 8g, xuyên xích thước 8g, chỉ xác 6g, huyền hồ 4g.
- Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên cùng 1 lít nước. Sử dụng liên tục trong 1 tháng sẽ đạt hiệu quả.

Có rất nhiều người trị dạ dày trong một thời gian dài không những không thuyên giảm mà bệnh tình còn trở nặng hơn. Vì thế, cần lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp với bản thân và kết hợp lối sống lành mạnh

Cần có một lối sống lành mạnh.

Cần có một lối sống lành mạnh.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh lý dạ dày, bạn nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/03/2022 - Cập nhật 12/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9837 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3104 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3030 Lượt xem

4 Phút đọc

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu...

19/03/2022

4464 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG