Nội dung chính
  • 1. Dị ứng thức ăn là gì?
  • 2. Triệu chứng dị ứng thức ăn trẻ em
  • 3. Những dấu hiệu dị ứng thức ăn nặng cần tới bệnh viện ngay
  • 4. Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng thức ăn trẻ em
  • 5. Điều trị dị ứng thức ăn trẻ em
  • 6. Dự phòng dị ứng thức ăn cho trẻ
Nội dung chính
  • 1. Dị ứng thức ăn là gì?
  • 2. Triệu chứng dị ứng thức ăn trẻ em
  • 3. Những dấu hiệu dị ứng thức ăn nặng cần tới bệnh viện ngay
  • 4. Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng thức ăn trẻ em
  • 5. Điều trị dị ứng thức ăn trẻ em
  • 6. Dự phòng dị ứng thức ăn cho trẻ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dị ứng thức ăn ở trẻ: dấu hiệu nguy hiểm và điều trị

Tham vấn y khoa:
Dị ứng thức ăn ở trẻ là gì? Triệu chứng, xét nghiệm và điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng IVIE - Bác sĩ ơi nhé.
Nội dung chính
  • 1. Dị ứng thức ăn là gì?
  • 2. Triệu chứng dị ứng thức ăn trẻ em
  • 3. Những dấu hiệu dị ứng thức ăn nặng cần tới bệnh viện ngay
  • 4. Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng thức ăn trẻ em
  • 5. Điều trị dị ứng thức ăn trẻ em
  • 6. Dự phòng dị ứng thức ăn cho trẻ

1. Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn thường xảy ra ở cơ địa mẫn cảm mang tính di truyền. Cơ thể phản ứng với một lượng thức ăn nhỏ theo cơ chế miễn dịch qua trung gian IgE và không qua trung gian IgE.

Trên toàn cầu hiện nay có 220 - 250 triệu người bị dị ứng thức ăn. Trẻ em có tỷ lệ dị ứng thức ăn cao hơn người lớn, 5-8% trẻ bị dị ứng thức ăn trong khi con số này ở người lớn là 1-2%. Các thức ăn thường gặp nhất gây dị ứng gồm: đạm sữa bò, trứng, đậu nành, lạc (đậu phộng), các loại hạt, tôm, cua, cá, bột mì…

2. Triệu chứng dị ứng thức ăn trẻ em

Triệu chứng dị ứng thức ăn trẻ em được chia làm 2 nhóm theo cơ chế miễn dịch qua trung gian IgE và không qua trung gian IgE

- Dị ứng thức ăn qua trung gian IgE:  thường xuất hiện sau ăn khoảng 1h, gồm những triệu chứng sau:

  • Mày đay cấp và phù mạch: thường gặp ở trẻ nhũ nhi hoặc trẻ lớn có tiền sử gia đình dị ứng. Sau khi tiếp xúc thực phẩm trong vòng vài phút trẻ xuất hiện mày đay, mày đay lan rộng và phù môi, quanh mắt….
  • Triệu chứng tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Các biểu hiện hô hấp ít gặp hơn: ho, khò khè, khó thở, viêm mũi dị ứng, cơn hen cấp.
  • Shock phản vệ có thể xảy ra nhưng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của dị ứng thức ăn, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong.

Triệu chứng dị ứng thức ăn trẻ em được chia làm 2 nhóm

Triệu chứng dị ứng thức ăn trẻ em được chia làm 2 nhóm

Các triệu chứng dị ứng trên tái diễn mỗi lần trẻ ăn thức ăn gây dị ứng.

- Dị ứng thức ăn không qua trung gian IgE:  không xảy ra ngay mà phát triển tăng dần qua nhiều ngày.

  • Hầu hết trẻ biểu hiện triệu chứng ở đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày thực quản, nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy…
  • Tiến triển lâm sàng: các triệu chứng kéo dài khi trẻ tiếp tục ăn các thức ăn gây dị ứng. Hết triệu chứng sau 72h trẻ ngừng ăn các thức ăn trên và tái diễn khi cho trẻ ăn lại.

Các mẹ cần đưa bé đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để được phát hiện sớm và theo dõi kịp thời. Trong trường hợp có những biểu hiện bất thường hãy liên hệ theo hotline để được IVIE - Bác sĩ ơi đặt khám và tư vấn.

1900 3367

3. Những dấu hiệu dị ứng thức ăn nặng cần tới bệnh viện ngay

Khi trẻ có một trong những biểu hiện dị ứng thức ăn sau, cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay, để tránh nguy hiểm tới tính mạng trẻ: 

-Trẻ kích thích, li bì, hôn mê, co giật.

-Trẻ mày đay,phù quanh mắt, môi diễn tiến nhanh.

-Trẻ đau bụng, nôn nhiều, tiêu chảy.

-Trẻ khó thở, tức ngực, khàn tiếng,thở nhanh, thở phập phồng cánh mũi, thở rút lõm ngực..

-Trẻ vã mồ hôi, tay chân lạnh..

Dấu hiệu dị ứng thức ăn nặng: trẻ bị kích thích

Dấu hiệu dị ứng thức ăn nặng: trẻ bị kích thích

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi làm ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ, mẹ nên thực hiện cho trẻ nhanh chóng đến thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa nhi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

4. Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng thức ăn trẻ em

- Test lẩy da với dị nguyên thức ăn nghi ngờ (dị ứng qua trung gian IgE).

- Test áp với thức ăn nghi ngờ (dị ứng không qua trung gian IgE).

- Định lượng IgE đặc hiệu thức ăn. Thường chỉ định trong trường hợp bé dị ứng thức ăn nặng như sốc phản vệ.

- Test thử thách: ăn thử các thức ăn nghi ngờ dị ứng. Test này có giá trị chẩn đoán xác định dị ứng thức ăn, nhưng không áp dụng nếu trẻ có tiền sử shock phản vệ.

 - Test ăn lại: Để đánh giá khả năng dung nạp thức ăn của trẻ. Khoảng thời gian tiến hành test tùy thuộc vào loại thức ăn, tuổi của trẻ và bệnh sử.

Test thử thách và test ăn lại cho trẻ đều được hướng dẫn và theo dõi của Bác sĩ Nhi, bố mẹ không tự thực hiện tại nhà vì có thể nguy hiểm tới tính mạng trẻ.

Test áp da và Test lẩy da

Test áp da và Test lẩy da

Ngoài ra, mẹ bé có thể tham khảo thêm thông tin về một số bệnh điển hình trong nhi khoa, sớm có những phương pháp dự phòng bệnh, tránh được các biến chứng đe dọa tới sức khỏe của trẻ.

5. Điều trị dị ứng thức ăn trẻ em

Một số biện pháp điều trị dị ứng thức ăn trẻ em như sau:

- Tránh thức ăn gây dị ứng. Ăn kiêng một phần hoặc hoàn toàn. Đối với trẻ dị ứng protein sữa bò có thể thay thế bằng sữa đạm thủy phân hoàn toàn hoặc sữa acid amin.

 - Có thể sử dụng thuốc kiểm soát các triệu chứng lâm sàng dị ứng thức ăn: thuốc anti - histamin, corticoid…

- Giáo dục trẻ và người nhà biết để tránh những loại thức ăn gây dị ứng.

- Trẻ cần được tái khám lại sau 3 - 6 tháng để đánh giá sự dung nạp tự nhiên.

Khi trẻ có dấu hiệu của dị ứng thức ăn, trẻ cần được Bác Sĩ Nhi thăm khám và kê thuốc phù hợp theo mức độ dị ứng thức ăn của trẻ.

6. Dự phòng dị ứng thức ăn cho trẻ

Một số biện pháp giúp dự phòng dị ứng thức ăn ở trẻ như sau: 

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất 4 tháng đầu. Tiếp tục bú mẹ đến 6 tháng tuổi.

- Tránh tiếp xúc khói thuốc lá trước và sau sinh.

- Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ 4 - 6 tháng tuổi.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/10/2022 - Cập nhật 12/10/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dị ứng thức ăn ở trẻ: dấu hiệu nguy hiểm và điều trị

Dị ứng thức ăn ở trẻ: dấu hiệu nguy hiểm và điều trị

Dị ứng thức ăn ở trẻ là gì? Triệu chứng, xét nghiệm và điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng IVIE - Bác sĩ ơi nhé.

10/10/2022

838 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG