Nội dung chính
  • 1. Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?
  • 2. Điều trị bệnh đau dạ dày cho hiệu quả cao với 2 bước quan trọng
  • b. Thay đổi thói quen sinh hoạt 
Nội dung chính
  • 1. Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?
  • 2. Điều trị bệnh đau dạ dày cho hiệu quả cao với 2 bước quan trọng
  • b. Thay đổi thói quen sinh hoạt 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả cao với 2 bước quan trọng

Đau dạ dày là khi cơ thể khi bị bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy mà không chỉ với bệnh đau dạ dày, nếu cơ thể của chính bạn hay người nhà có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy đến bệnh viện thăm khám sớm nhất có thể
Nội dung chính
  • 1. Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?
  • 2. Điều trị bệnh đau dạ dày cho hiệu quả cao với 2 bước quan trọng
  • b. Thay đổi thói quen sinh hoạt 

1. Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh đau dạ dày đem lại cho người bệnh cảm giác rất khó chịu và làm ảnh hưởng sâu sắc đến kế hoạch học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày với các cơn đau âm ỉ vùng bụng. Ở giai đoạn đầu, cơn đau xuất hiện thưa với cường độ yếu làm người bệnh lơ là, chủ quan và bị quen dần. Bệnh càng nặng thì những cơ đau trở nên dữ dội hơn và xuất hiện với tần suất dày đặc, có hoặc không liên quan tới bữa ăn. 

Bệnh đau dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như:

- Viêm loét dạ dày

- Chảy máu dạ dày

- Viêm dạ dày mạn tính

- Nguy cơ bị ung thư dạ dày (acid tăng cao trong dạ dày làm bào mòn lớp niêm mạc và gây biến đổi (loạn sản) tế bào bình thường tại dạ dày). 

Bệnh về đường tiêu hóa (nôn, đi cầu phân lỏng, khó tiêu…) rất hay gặp trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và nằm lòng những kiến thức thông dụng để kịp thời đưa ra thái độ xử trí phù hợp. 

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Viêm loét dạ dày có thể là nguyên nhân hoặc biến chứng của bệnh đau dạ dày

  Viêm loét dạ dày có thể là nguyên nhân hoặc biến chứng của bệnh đau dạ dày

2. Điều trị bệnh đau dạ dày cho hiệu quả cao với 2 bước quan trọng

Có rất nhiều nguyên nhân đau dạ dày. Để điều trị tận gốc bệnh, bác sĩ cần tìm hiểu và xác định chính xác nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị chặt chẽ. 

Phác đồ điều trị đau dạ dày phụ thuộc vào thuốc và chế độ sinh hoạt của người bệnh:

a. Thuốc điều trị bệnh đau dạ dày

  • Điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori

Khi phát hiện có H. pylori hiện diện trong hệ tiêu hóa, bác sĩ thường chỉ định dùng phối hợp kháng sinh clarithromycin với amoxicillin hoặc metronidazole. Để hạn chế sự đột biến của vi khuẩn gây kháng thuốc, người bệnh nên uống thuốc kháng sinh đầy đủ theo liều được kê đơn, thời gian sử dụng thường kéo dài từ 7–14 ngày.

  • Điều trị đau dạ dày do viêm loét dạ dày

Cơ chế của viêm loét dạ dày là sự tiết dịch vị quá nhiều, nồng độ acid cao có trong dịch vị gây mòn lớp niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, để kiểm soát sự tiết dịch vị, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc:

Thuốc ức chế bơm proton (PP): Nhóm thuốc này làm giảm tiết axit bằng cách ức chế hoạt động của các tế bào tuyến niêm mạc dạ dày sản xuất ra axit. Các thuốc trong nhóm này thường được bác sĩ kê đơn là omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, esomeprazole, dexlansoprazole và pantoprazole.  Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài, đặc biệt ở liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng nguy cơ gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống.

Thuốc chẹn histamin H2: Các thuốc này làm giảm lượng axit được phóng thích vào trong đường tiêu hóa, giúp giảm bớt triệu chứng đau do viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Các thuốc chẹn histamin H2 thường được kê đơn gồm famotidine, cimetidine và nizatidine.

Thuốc kháng axit, trung hòa axit dạ dày: Nhóm thuốc kháng axit có tính kiềm để trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày, là giảm triệu chứng viêm.  Thuốc nhóm này giúp giảm đau nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón. 

Tìm hiểu thêm về:

b. Thay đổi thói quen sinh hoạt 

Bệnh đau dạ dày được cải thiện rất nhiều nếu người bệnh nhận biết được các thói quen sinh hoạt không lành mạnh và tìm cách khắc phục.

Các mẹo nhỏ dành cho người bị bệnh đau dạ dày ngay tại nhà để giảm thiểu cơn đau:

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Bệnh đau dạ dày thường gây ra cảm giác chán ăn, buồn nôn… do tác động của acid dạ dày. Nhưng nếu không tiếp nhận thức ăn, sẽ không đủ năng lượng để duy trì các hoạt động sống của cơ thể, bệnh có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, chia nhỏ bữa ăn trong ngày là cách tốt nhất để giảm bớt tác động của acid dạ dày và gây kích thích cảm giác thèm ăn, ăn uống ngon miệng hơn. 

  • Tránh ăn các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày

Một số loại thực phẩm dưới đây không tốt cho dạ dày vì chúng gây kích ứng dạ dày ( tổn thương lớp niêm mạc) hoặc gây ra các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi… 

  • Đồ cay, nóng.
  • Thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm giàu chất béo.
  • Thức uống có cồn (rượu, bia), chất kích thích (cafe, một số loại nước…).

Nói không với đồ ăn cay nóng đối với người bị bệnh đau dạ dày

Nói không với đồ ăn cay nóng đối với người bị bệnh đau dạ dày

  • Hỏi ý kiến bác sĩ 

Hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng thuốc giảm đau, kháng viêm trong và sau quá trình điều trị bệnh đau dạ dày. 

Một số thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ bị bệnh dạ dày hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn, do đó cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.  

  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Các nghiên cứu đã chỉ ra răng, có mối quan hệ mật thiết giữa yếu tố stress (sống trong môi trường căng thẳng kéo dài) là một trong những nguyên nhân thường gặp của bệnh đau dạ dày. Do đó, một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ít chịu áp lực và căng thẳng không những cải thiện bệnh mà còn dự phòng được bệnh đau dạ dày.

Để bệnh được đẩy lùi thì nhận thức và ý thức của người bệnh đối với bệnh đau dạ dày là hết sức quan trọng. 

Điều trị bệnh đau dạ dày ở giai đoạn sớm bao giờ cũng đem lại hiệu quả cao và khả năng hồi phục gần như hoàn toàn. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo liệu trình điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát bệnh lý đau dạ dày. 

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám bác sĩ, cơ sở y tế, bạn có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/02/2022 - Cập nhật 25/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Khám dạ dày định kỳ có thể giúp phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dù chưa có triệu chứng cụ thể. Từ đó đưa ra phương pháp can thiệp kịp...

13/03/2022

1074 Lượt xem

4 Phút đọc

9 địa chỉ khám dạ dày uy tín tại Hà Nội

9 địa chỉ khám dạ dày uy tín tại Hà Nội

Khám dạ dày ở đâu tốt nhất tại Hà Nội là băn khoăn của nhiều người thời gian qua, khi muốn tìm bệnh viện, phòng khám dạ dày. Hiểu được điều này, IVIE - Bác sĩ ...

13/03/2022

8927 Lượt xem

12 Phút đọc

Thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị đau dạ dày

Thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị đau dạ dày

Việc điều trị đau dạ dày là sự kết hợp giữa phác đồ điều trị và phương pháp điều chỉnh lối sống của mỗi cá nhân. Vậy một chế độ dinh dưỡng như thế nào thì phù...

12/03/2022

1037 Lượt xem

5 Phút đọc

Đau dạ dày - căn bệnh thế kỷ, liệu có thể trị dứt điểm?

Đau dạ dày - căn bệnh thế kỷ, liệu có thể trị dứt điểm?

Có rất nhiều phương pháp điều trị dạ dày kể cả tây và đông y. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng được áp dụng mà tùy thuộc vào đặc điểm và tình trạng...

12/03/2022

696 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG