Nội dung chính
  • 1. Thừa cân béo phì là gì? Tôi có bị thừa cân béo phì không?
  • 2. Nguyên nhân của thừa cân béo phì
  • 3. Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì
Nội dung chính
  • 1. Thừa cân béo phì là gì? Tôi có bị thừa cân béo phì không?
  • 2. Nguyên nhân của thừa cân béo phì
  • 3. Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì

Tham vấn y khoa:
ThSNguyễn Thị Thảo
Dinh dưỡng,Dinh dưỡng
Thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng, làm mất sự tự tin mà hơn cả nó còn làm bạn phải đứng trước nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường, tăng huyết áp….
Nội dung chính
  • 1. Thừa cân béo phì là gì? Tôi có bị thừa cân béo phì không?
  • 2. Nguyên nhân của thừa cân béo phì
  • 3. Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì

1. Thừa cân béo phì là gì? Tôi có bị thừa cân béo phì không?

Béo phì là hiện tượng tích lũy quá nhiều chất béo (lipid) trong các tổ chức mỡ. Việc tích lũy này có thể là cục bộ (ở một vài vị trí nhất định như đùi, bụng …) hoặc toàn bộ cơ thể. 

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao.

Đối với trẻ dưới 9 tuổi, việc đánh giá thừa cân được dựa vào chỉ số cân nặng theo chiều cao của trẻ (CN/CC) nếu CN/CC cao hơn 2SD so với ngưỡng chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới thì được coi là trẻ có thừa cân.

Trẻ trên 9 tuổi có mức tăng trưởng vượt trội nên cần được đánh giá bằng chỉ số riêng. Theo WHO, trẻ vị thành niên (từ 9 - 15 tuổi) được xác định là thừa cân nếu BMI/tuổi của trẻ vượt quá 85 percentile so với quần thể tham chiếu.

Thừa cân béo phì

Thừa cân béo phì

Đối với người trưởng thành, tình trạng dinh dưỡng được xác định bằng bảng phân loại theo BMI dưới đây:

Phân loại

Ngưỡng của WHO (kg/m2)

Thiếu cân

<18,5

Bình thường

18,5 - 24,9

Thừa cân

25

Tiền béo phì

25 - 29,9

Béo phì độ I

30 - 34,9

Béo phì độ II

35 - 39,9

Béo phì độ III

>40

Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì cần được chú ý sao cho phù hợp.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các bài viết về chuyên khoa dinh dưỡng, để có chế độ ăn hợp lý, chế biến phù hợp và đa dạng, duy trì các chất dinh dưỡng.

2. Nguyên nhân của thừa cân béo phì

Béo phì là một bệnh dinh dưỡng đồng thời là một trong những nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây như bệnh mạch vành, cao huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường….

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa cân béo phì ở cả người lớn và trẻ em là do bữa ăn cung cấp quá nhiều năng lượng so với nhu cầu thực tế. 

Ngoài ra việc thay đổi lối sống theo thời đại khiến cho lao động thể lực ít, ít tập luyện, trẻ em dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính, vô tuyến thay vì các hoạt động ngoài trời cũng làm tiêu tốn ít năng lượng hơn. Dần dần việc tích lũy các năng lượng dư thừa này sẽ gây ra tình trạng béo phì.

Nguyên nhân của thừa cân béo phì

Nguyên nhân của thừa cân béo phì

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám dinh dưỡng tại các phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì

  • Ăn trước khi đói và dừng ăn trước khi no.
  • Cắt giảm năng lượng ăn vào nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tăng năng lượng tiêu hao.
  • Giảm 5-10% cân nặng trong 3-6 tháng, trung bình là 2kg/ tháng (khoảng 0.5 kg/ tuần), không quá 4kg/ tháng.
  • Nên ăn: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, gạo mầm, gạo tấm, bánh mì đen, khoai củ, bún, bột yến mạch,…
  • Tăng cường rau xanh (>300g/ngày): dưa chuột, cải bắp, cần, cải bó xôi… Trái cây ít ngọt: ổi, bưởi, mận, thanh long, táo, lê…
  • Ăn đủ đạm: chọn cá, thịt nạc, lườn gà, đậu hũ, đậu đỗ.
  • Sữa không đường, tách béo.
  • Ăn vừa phải: các loại hạt: Óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt hướng dương…khoảng 30g/ngày, khoảng 1 nắm tay)
  • Hạn chế: Thức ăn, đồ uống nhiều đường: bánh kẹo ngọt, chocolate, nước ngọt, trà sữa, chè, kem, trái cây ngọt (sầu riêng, mít, nhãn, vải, chuối…), khoai nướng, hoa quả sấy (nho khô), mứt. Thức ăn nhiều chất béo: da, mỡ, phủ tạng, bơ, món chiên, xào, quay, nước cốt dừa, nước sốt (mayonnaise, nước béo, nước hầm xương…).Thức ăn nhanh: hamburger, gà rán, pizza, khoai tây chiên…

Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì

Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì cũng cần chú ý tới cách chế biến, cách ăn trong bữa ăn sao cho phù hợp.

Trong đó:

  1. Ưu tiên hấp, luộc, kho lạt, nấu canh, nướng cá (gói giấy bạc).
  2. Trình tự bữa ăn: Ăn rau trước sau đó ăn canh không chứa cơm, tiếp theo ăn thức ăn và trái cây ít ngọt. Cuối cùng là ăn đến các sản phẩm có chứa tinh bột như cơm, bún, phở….
  3. Khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ (tối thiểu 20 phút/bữa), không bỏ bữa.
  4. Bữa ăn tối cách giờ đi ngủ trên 2 tiếng.
  5. Không dự trữ các đồ ăn sẵn,  nhiều béo, nhiều ngọt trong nhà.
  6. Sử dụng thêm các món ăn độn để kiềm chế cảm giác đói (khi cần). Ví dụ: Cuốn rau: bò bía, gỏi cuốn… không chấm nước chấm ngọt, giảm bánh tráng (cuốn thay bánh tráng bằng rau)

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/09/2022 - Cập nhật 28/09/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì

Dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì

Thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng, làm mất sự tự tin mà hơn cả nó còn làm bạn phải đứng trước nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như đái ...

28/09/2022

483 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG