Nội dung chính
  • 1. Phục hồi chức năng là gì?
  • 2. Đối tượng cần thực hiện phục hồi chức năng
  • 3. Mục đích của phục hồi chức năng
  • 4. Có những phương pháp phục hồi chức năng nào?
  • 5. Phục hồi chức năng có thể được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Nội dung chính
  • 1. Phục hồi chức năng là gì?
  • 2. Đối tượng cần thực hiện phục hồi chức năng
  • 3. Mục đích của phục hồi chức năng
  • 4. Có những phương pháp phục hồi chức năng nào?
  • 5. Phục hồi chức năng có thể được thực hiện thông qua những hình thức nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đôi nét sơ lược về phương pháp điều trị phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng- một phương pháp điều trị đáng tin cậy và đem lại hiệu quả cao đối với bệnh nhân. Mục đích đem đến là cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng không phải ai cũng có những hiểu biết đúng về phương pháp điều trị này. Vậy hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp điều trị này nhé.
Nội dung chính
  • 1. Phục hồi chức năng là gì?
  • 2. Đối tượng cần thực hiện phục hồi chức năng
  • 3. Mục đích của phục hồi chức năng
  • 4. Có những phương pháp phục hồi chức năng nào?
  • 5. Phục hồi chức năng có thể được thực hiện thông qua những hình thức nào?

1. Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là dùng các biện pháp về y học, xã hội học, kinh tế học, giáo dục

Phục hồi chức năng là dùng các biện pháp về y học, xã hội học, kinh tế học, giáo dục đặc biệt và kĩ thuật nhằm làm:

  • Giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật.
  • Tạo cho người khuyết tật có cơ hội để hội nhập, tái hội nhập xã hội.
  • Có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động trong gia đình, xã hội có cuộc sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh của họ

2. Đối tượng cần thực hiện phục hồi chức năng

  • Đột quỵ
  • Chấn thương, tai nạn hoặc tổn thương tâm lý, gồm: bị bỏng, gãy xương, chấn thương sọ não và tổn thương tủy sống.
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Tác dụng phụ từ các phương pháp điều trị y tế.
  • Một số dị tật bẩm sinh và rối loạn di truyền.
  • Chậm phát triển.

3. Mục đích của phục hồi chức năng

Giúp cho người tàn tật có khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, nghề nghiệp, thu nhập.

-Giúp cho người tàn tật có khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, nghề nghiệp, thu nhập.

-Phục hồi tối đa giảm khả năng thể chất, tâm lý, nghề nghiệp, xã hội.

-Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp.

-Tăng cường các khả năng còn lại để hạn chế hậu quả tàn tật

-Thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của xã hội, chấp nhận người tàn tật là thành viên bình đẳng của xã hội.

-Cải thiện môi trường, rào cản để người tàn tật hội nhập xã hội như đường đi, công sở, nhà ở, nơi sinh hoạt văn hóa, du lịch, thể thao.

-Tạo thuận lợi để người tàn tật được hội nhập, tái hội nhập xã hội để họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn: Tự chăm sóc, tạo việc làm, vui chơi, giải trí.

4. Có những phương pháp phục hồi chức năng nào?

Vật lý trị liệu

  • Vật lý trị liệu
  • Tâm lý trị liệu
  • Hoạt động trị liệu
  • Ngôn ngữ trị liệu
  • Vận động trị liệu

5. Phục hồi chức năng có thể được thực hiện thông qua những hình thức nào?

a. Tại viện- tại trung tâm

Người tàn tật từ xa đến các trung tâm, các viện để phục hồi

Ưu điểm

  • Nhiều trang thiết bị, phương tiện
  • Cán bộ chuyên khoa được đào tạo chuyên sâu
  • Có thể phục hồi những trường hợp khó
  • Nghiên cứu đào tạo cán bộ

Nhược điểm

  • Đi xa
  • Số lượng người tàn tật được phục hồi ít
  • Giá thành chi phí cao
  • Chỉ phục hồi được mặt y học, không đạt mục tiêu hòa nhập xã hội

b. Ngoài viện- ngoài trung tâm

Hình thức phục hồi mà cán bộ chuyên khoa đưa phương tiện đến nơi người tàn tật để phục hồi.

Ưu điểm

  • Người tàn tật không phải đi xa
  • Số lượng người tàn tật được phục hồi nhiều hơn
  • Giá thành chấp nhận được
  • Người tàn tật được phục hồi chức năng tại môi trường mà họ sinh sống

Nhược điểm

  • Không đủ cán bộ chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu
  • Chi phí tốn kém
  • Không có khả năng để triển khai các kỹ thuật lượng giá và phục hồi chức năng ở trình độ cao

c. Dựa vào cộng đồng

-Cán bộ y tế cơ sở, gia đình người tàn tật được chuyển giao kỹ thuật phục hồi chức năng

-Người tàn tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi

-Nguồn nhân lực tài chính dựa vào cộng đồng

Ưu điểm

  • Xã hội hóa cao: người tt, gia đình người tt, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đều tham gia
  • Kinh phí chấp nhận được, khả năng thích nghi cao
  • Chất lượng phục hồi chức năng cao vì đáp ứng nhu cầu hội nhập của tàn tật
  • Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: thành tố của chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu
  • Số lượng người tàn tật được phục hồi nhiều nhất, 85% người tàn tật được phục hồi tại cộng đồng
  • Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: ý nghĩa khoa học, kinh tế , nhân văn

Nhược điểm

  • Nhiều trường hợp khó không giải quyết được.

Bản thân mỗi người bệnh sẽ có thể chất, tình trạng sức khỏe khác nhau nên việc điều trị sẽ được thiết kế riêng biệt.

Việc rèn luyện thể chất là một trong những việc cần bệnh nhân hết sức nỗ lực để nhằm cải thiện sức khỏe để nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường.

Phục hồi chức năng- một biện pháp cần thiết, giúp đỡ những người bị mất đi hoặc giảm chức năng của một số bộ phận trên cơ thể có thể tự độc lập hoạt động, giảm tối đa sự phụ thuộc vào người khác trong đời sống hằng ngày. Phương pháp này là một kế hoạch diễn biến trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả mà bệnh nhân mong muốn. Vậy nên ngoài sự tiếp cận đúng với phương pháp điều trị thì bệnh nhân cần có sự phối hợp và kiên nhẫn cao để cùng với bác sĩ đẩy nhanh quá trình hồi phục lại cơ thể.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 03/10/2021 - Cập nhật 07/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2721 Lượt xem

5 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2727 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1134 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2293 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG