Nội dung chính
  • 1. Rối loạn ý thức
  • 2. Di chứng liệt vận động
  • 3. Mẫu co cứng
  • 4. Đau khớp vai, bán trật khớp vai và hội chứng vai tay
  • 5. Rối loạn nuốt
  • 6. Nhiễm khuẩn, rối loạn tiểu tiện, rối loạn đường tiêu hóa
  • 7. Rối loạn ngôn ngữ
  • 8. Rối loạn về cảm giác
  • 9. Hội chứng lãng quên nửa người bên liệt
  • 10. Các biến chứng khác do bắt động nằm lâu, biến chứng về tâm thần
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn ý thức
  • 2. Di chứng liệt vận động
  • 3. Mẫu co cứng
  • 4. Đau khớp vai, bán trật khớp vai và hội chứng vai tay
  • 5. Rối loạn nuốt
  • 6. Nhiễm khuẩn, rối loạn tiểu tiện, rối loạn đường tiêu hóa
  • 7. Rối loạn ngôn ngữ
  • 8. Rối loạn về cảm giác
  • 9. Hội chứng lãng quên nửa người bên liệt
  • 10. Các biến chứng khác do bắt động nằm lâu, biến chứng về tâm thần
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã biết?

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim mạch và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Tại việt nam tỷ lệ mắc đột quỵ đang ngày càng gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới nam và nữ ở các lứa tuổi. Vậy hậu quả mà tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn ý thức
  • 2. Di chứng liệt vận động
  • 3. Mẫu co cứng
  • 4. Đau khớp vai, bán trật khớp vai và hội chứng vai tay
  • 5. Rối loạn nuốt
  • 6. Nhiễm khuẩn, rối loạn tiểu tiện, rối loạn đường tiêu hóa
  • 7. Rối loạn ngôn ngữ
  • 8. Rối loạn về cảm giác
  • 9. Hội chứng lãng quên nửa người bên liệt
  • 10. Các biến chứng khác do bắt động nằm lâu, biến chứng về tâm thần

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não

1. Rối loạn ý thức

Ở các mức độ khác nhau, nặng nhất gây trạng thái thực vật, cần chăm sóc hoàn toàn. Các rối loạn ý thức có thể kéo dài dẫn đến các biến chứng thương tật thứ phát khác, giảm khả năng phục hồi vận động của người bệnh. Một số biểu hiện thường gặp:

+ Rối loạn trí nhớ.

+ Mất thực dụng.

+ Rối loạn tập trung, chú ý.

+ Rối loạn chức năng điều hành.

+ Hội chứng lãng quên không gian nửa người bên liệt.

2. Di chứng liệt vận động

Di chứng liệt vận động

Người bệnh có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn. Tuy nhiên chỉ có 15-30% người bệnh sống sót độc lập về chức năng và

khoảng 40-50% độc lập một phần về các chức năng di chuyển, đi lại và sinh

hoạt hàng ngày (Ủy ban Sáng kiến Đột quỵ Châu Âu, 2003).

3. Mẫu co cứng

Sau giai đoạn cấp tình trạng liệt mềm chuyển sang liệt cứng, trương lực cơ tăng và đi kèm với nó là mẫu co cứng xuất hiện, nguyên nhân là tăng trương lực cơ gấp ở chi trên, cơ duỗi ở chi dưới. Các khớp vai luôn ở tư thế gấp, khép, xoay trong, gấp khuỷu, bàn ngón tay nắm chặt,cổ tay nghiêng trụ. Khớp háng, gối duỗi, bàn chân duỗi do co rút gân Achille, thân mình bên liệt co ngắn hơn bên lành, mặt quay về phía vai lành.

4. Đau khớp vai, bán trật khớp vai và hội chứng vai tay

Đau khớp vai, bán trật khớp vai

a. Đau khớp vai, bán trật khớp vai

Đây là tình trạng chỏm xương cánh tay bị trật một phần khỏi ổ chảo xương vai, xảy ra do yếu hay liệt mềm các cơ vùng vai, đặc biệt là cơ Delta trong tai biến mạch máu não. Bao khớp vai có cấu tạo rất lỏng lẻo và rộng rãi nên dễ bị tổn thương khi cơ vùng đai vai bị liệt,

ngoài ra các vận động không đúng khi chăm sóc người bệnh ( kéo tay, kéo dãn bao khớp quá mức ...) cũng là nguyên nhân của tình trạng này. Dấu hiệu lâm sàng của bán trật khớp vai trên người bệnh liệt nửa người :

  • Nhìn thấy vai bên liệt xệ xuống, thấp hơn so với vai bên lành, teo cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ delta sau. Sờ thấy có khoảng trống dưới mỏm cùng vai từ 10mm trở lên. BTKV có thể dẫn đến trật khớp vai thực sự .

b. Hội chứng vai tay (còn gọi là hội chứng loạn dưỡng giao cảm) 

-Nguyên nhân do rối loạn giao cảm và tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên do liệt vận động.

-Tỷ lệ gặp 12 - 44% tùy theo các nghiên cứu khác nhau. 

-Các yếu tố thuận lợi: bán trật khớp vai do liệt các cơ quanh khớp vai, chấn thương do tập luyện sai cách, ứ trệ tuần hoàn ngoại vi, tiêm truyền bên liệt.

-Biểu hiện: Hay gặp ở chi trên vai, tay bên liệt, đôi khi ở chân. Đau về đêm, tăng lên khi vận động (đặc biệt khi xoay ngoài và dạng vai). Các rối loạn vận mạch ( bàn tay nóng, phù nề, đau) kèm theo các rối loạn dinh dưỡng , loãng xương tại chỗ

-Diễn biến qua ba giai đoạn:

Giai đoạn sớm : 

  • Khớp vai hạn chế vận động, có thể đau hoặc không đau. 
  • Bàn tay sưng nề chủ yếu ở mặt mu, sưng nề khớp bàn ngón, các ngón tay và ngón cái, mất các nếp nhăn, đặc biệt ở khớp liên đốt ngón gần , liên đốt.
  • Có sự thay đổi màu sắc da: màu hồng, tím, bàn tay sờ ẩm ướt, ấm. Một số trường hợp có tăng cảm giác ngoài da hoặc dị cảm tê rát, bỏng buốt.

Giai đoạn muộn:

  • Dấu hiệu loạn dưỡng nhiều hơn, teo cơ bàn ngón tay, hạn chế vận động các ngón, móng tay khô dễ gãy, rụng lông tay. 
  • Người bệnh đau nhiều khi vận động thụ động các ngón.

Giai đoạn di chứng :

  • Teo cơ, biến dạng các khớp bàn ngón tay, xương loãng nhiều .

5. Rối loạn nuốt

25-50% người bệnh bị rối loạn nuốt vào bất kỳ thời điểm nào trong diễn tiến bệnh lý đột quỵ (ASHA, 2000; Paciaroni và cs, 2004 ). Trong số người bệnh bị rối loạn nuốt 40-50% hít phải dị vật vào phổi, 37% bị viêm phổi và 3,8% tử vong. (US Agency of Health Care Policy and Research, 1999).

Tỉ lệ tử vong sau tai biến mạch máu não do viêm phổi liên quan đến hít sặc tăng lên 3% trong 3 tháng, 6% trong năm đầu. Do đó chăm sóc điều dưỡng ngay trong giai đoạn cấp phải lưu ý đến điều này, sàng lọc phát hiện sớm các rối loạn nuốt và có biện pháp nuôi dưỡng thích hợp. Song song với các biện pháp chống hít sặc, chỉ định cho người bệnh

ngồi dậy sớm, dịch chuyển sớm sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong trong giai đoạn cấp, đồng thời giúp người bệnh phục hồi tối đa.

6. Nhiễm khuẩn, rối loạn tiểu tiện, rối loạn đường tiêu hóa

Rối loạn đường tiêu hóa: Người bệnh không có khả năng kiểm soát đường ruột biểu hiện táo bón hoặc đại tiện không tự chủ.

-Nhiễm khuẩn

  • Hô hấp: do nằm lâu, không ho khạc đờm được, ứ đọng đờm dãi.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng: do đặt sonde tiểu, vệ sinh kém.
  • Nhiễm trùng ngoai da : do loét tì đè, sức đề kháng kém, suy kiệt.

-Rối loạn tiểu tiện: Là một biến chứng thường gặp sau đột quỵ, tỉ lệ 37-79%. Tiểu không tự chủ gặp ở cả giai đoạn sớm và muộn sau đột quỵ -> ảnh hưởng tới chất lượng sống, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu, ngã gãy xương, mất ngủ và tai biến tái phát.

Các yếu tố khác : u phì đại TLT, tiểu đường, các rối loạn nhân thức, sa sút trí tuệ, ho nhiều, do dùng thuốc chống trầm cảm, táo bón...

-Rối loạn đường tiêu hóa: Người bệnh không có khả năng kiểm soát đường ruột biểu hiện táo bón hoặc đại tiện không tự chủ.

7. Rối loạn ngôn ngữ

Là tình trạng mất khả năng hiểu và tạo các tín hiệu ngôn ngữ do tổn thương não; gồm các khả năng ngôn ngữ như: hiểu lời nói, hiểu chữ viết (đọc hiểu), biểu đạt bằng lời nói và biểu đạt bằng chữ viết. 85% các trường hợp thất ngôn là do tai biến mạch não bán cầu trái. Có nhiều thể thất ngôn, nhưng có thể phân ra những nhóm như: rối loạn khả năng hiểu, rối loạn khả năng diễn đạt ngôn ngữ hoặc phối hợp. Người bệnh cần được đánh giá và lập kế hoạch điều trị bới các chuyên viên âm ngữ trị liệu.

8. Rối loạn về cảm giác

Người bệnh có rối loạn cảm giác nửa người bên liệt, biểu hiện mất, giảm cảm giác nông sâu, cảm giác bản thể. Hậu quả ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng, điều hợp động tác, dễ té ngã. Các tình trạng đau thần kinh cũng thường gặp, kèm theo các dị cảm tê bì, bỏng buốt, kim châm, nóng rát...Những rối loạn cảm giác này có thể dẫn đến những tổn thương ngoài da khác mà người bệnh không tự nhận biết được như bỏng do chườm nóng, vết thương xây xát. Cần có những biện pháp PHCN kết hợp bảo vệ da cho người bệnh.

9. Hội chứng lãng quên nửa người bên liệt

Thường gặp khi tổn thương bán cầu não không ưu thế , liệt nửa người trái. Biểu hiện khó khăn/ mất khả năng chú ý, phát hiện, định hướng và phân biệt những sự vật ở phía bên trái. Người bệnh không sử dụng bên liệt vào các hoạt động, càng làm tình trạng liệt vận động khó phục hồi hơn. Hiện tượng này độc lập với khiếm khuyết về cảm giác hay vận động.

10. Các biến chứng khác do bắt động nằm lâu, biến chứng về tâm thần

Biến chứng do bất động nằm lâu: Teo cơ, cứng khớp, co rút gân cơ, loãng xương, cốt hóa lạc chỗ, huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi

-Biến chứng do bất động nằm lâu: Teo cơ, cứng khớp, co rút gân cơ, loãng xương, cốt hóa lạc chỗ, huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi

-Biến chứng về tâm thần:

  • Lo âu, trầm cảm
  • Loạn thần: do di chứng tổn thương não
  • Động kinh: gặp trong giai đoạn sau

Điều cần thiết phải làm cho người bệnh trong quá trình điều trị là theo y lệnh của bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/10/2021 - Cập nhật 27/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2721 Lượt xem

5 Phút đọc

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim mạch và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Có thể nói...

28/10/2021

1233 Lượt xem

6 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2727 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1134 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG