Nội dung chính
  • Tìm hiểu về đột quỵ
  • Tìm hiểu về nhồi máu cơ tim
  • Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ
  • Phòng tránh bệnh lý đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Nội dung chính
  • Tìm hiểu về đột quỵ
  • Tìm hiểu về nhồi máu cơ tim
  • Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ
  • Phòng tránh bệnh lý đột quỵ và nhồi máu cơ tim
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đột quỵ khác nhồi máu cơ tim như thế nào? Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là hai bệnh lý nguy hiểm. Bệnh xảy ra đột ngột, có nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, căn nguyên gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim thường liên quan đến sự hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn động mạch. Nhiều người còn nhầm lẫn hai bệnh lý này với nhau gây bất cập trong sơ cứu. Vậy đột quỵ là gì? Nhồi máu cơ tim là gì? Hai bệnh lý có gì khác biết? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • Tìm hiểu về đột quỵ
  • Tìm hiểu về nhồi máu cơ tim
  • Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ
  • Phòng tránh bệnh lý đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Tìm hiểu về đột quỵ

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng nguồn cấp máu cho một phần của não bị gián đoạn hoặc giảm do huyết khối, xuất huyết. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu oxy, dinh dưỡng, giảm nuôi dưỡng nhu mô não. Nếu không được cải thiện sau vài phút, tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Nguyên nhân thường gặp của đột quỵ thường là 2 nguyên nhân chính sau: Tắc nghẽn mạch máu não và xuất huyết mạch máu não. Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân đột quỵ não là lơ mơ, mất ý thức, một số người có thể ngất xỉu, yếu nửa người, tê liệt tay chân….

2.  Nhận biết đột quỵ

Người ta thường nhận biết sớm đột quỵ với quy tắc F.A.S.T

  • Face (Mặt): người bệnh có dấu hiệu mất cân đối gương mặt khi cười, nhe răng, nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt xệ xuống.
  • Arm (Tay): Tay yếu, có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.
  • Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, không nói được.
  • Time (Thời gian): Nếu xuất hiện 3 dấu hiệu trên, bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.

3. Hậu quả của đột quỵ

Đột quỵ thường gây ra nhiều hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến não, gây tê liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể. Một số biến chứng của đột quỵ như:

  • Phù nề não
  • Đông kinh
  • Suy giảm ý thức, nhận thức
  • Mất chức năng ngôn ngữ
  • Tay chân bị co cứng, khó vận động
  • Chứng nghẽn mạch máu

Tìm hiểu về nhồi máu cơ tim

1. Nhồi máu cơ tim là gì?

Khác với đột quỵ, nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành phải, động mạch vành trái hoặc các nhánh của nó. Vùng cơ tim do nhánh mạch bị tắc nuôi dưỡng bị thiếu oxy, chất dinh dưỡng. Điều này dẫn tới tình trạng hoại tử, chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước. Hậu quả là suy tim, sốc tim, đột tử do tim…

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là do xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa tích tụ theo thời gian, bám vào thành mạch máu. Những đối tượng có nguy cơ cao xơ vữa như bệnh nhân tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, đái tháo đường…

2. Nhận biết nhồi máu cơ tim

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim thường có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực. Đặc biệt xuất hiện cơn đau thắt ngực. Mức độ đau thắt ngực có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, đến mức đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Cơn đau có thể lan ra các bộ phận như cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng, cánh tay trái. Thời gian kéo dài cơn đau từ 20 – 30 phút hoặc hơn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy khó thở, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu hay thậm chí là đột tử.

3. Hậu quả của nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến dòng máu đi nuôi cơ thể, gây tử vong cao. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Các biến chứng suy tim
  • Vỡ thành tự do tâm thất, thủng vách liên thất, phình thành thất, hở van hai lá.
  • Block nhĩ thất.
  • Suy tim

Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là hai bệnh lý khác nhau, vì vậy cách sơ cứu cấp cứu và điều trị cũng khác. Việc nhầm lẫn giữa hai bệnh lý gây khó khăn trong sơ cứu, đồng thời nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.

1. Sơ cứu – cấp cứu người đột quỵ

Người đột quỵ cần được đưa đến cấp cứu bệnh viện ngay lập tức, tránh bỏ lỡ thời gian vàng khiến não tổn thương nặng. Đưa cấp cứu muộn khiến khả năng can thiệp kém, dẫn đến nhiều tai biến sau can thiệp cao. Lưu ý:

  • Không để người bệnh té ngã.
  • Không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu tại nhà.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây tắc đường thở.
  • Không tự ý cho bệnh nhân dùng bất kỳ loại thuốc nào tại nhà.

Tại bệnh viện, bệnh nhân đột quỵ được hồi sức cấp cứu, chống phù não tích cực, điều trị triệu chứng, nguyên nhân, phẫu thuật phục hồi nhu mô não bằng tế bào gốc và dự phòng tái phát.

2. Sơ cứu – cấp cứu nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim cần gọi cấp cứu ngay. Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán các bệnh lý tim mạch từ trước hoặc có triệu chứng nhồi máu cơ tim cần dùng thuốc đã được bác sĩ chỉ định. Trong khi chờ đợi thời gian cấp cứu đến bệnh viện, người nhà không nên tự ý sơ cứu khi chưa được đào tạo. Điều này có thể khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn.

Tại bệnh viện, bệnh nhân nhồi máu cơ tim được kiểm soát các yếu tố nguy cơ, uống thuốc phòng ngừa biến cố, đặt stent mạch vành PCI, mổ bắc cầu CABG…

Phòng tránh bệnh lý đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai bệnh lý cấp tính, nguy hiểm. Bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa, không chỉ gặp ở người cao tuổi. Vì vậy, việc chủ động phòng tránh bệnh lý là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, tránh những hậu quả đáng tiếc.

  • Đối với người có bệnh lý tim mạch cần được tầm soát tim mạch 6 tháng hoặc 1 năm/lần.
  • Người khỏe mạnh cũng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm nhất các nguy cơ đột quỵ, bệnh lý tiềm ẩn.
  • Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu…
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi như omega-3, rau màu xanh đậm, trái cây,…
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, đồ ăn nhanh
  • Bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác để ngăn chăn xơ vữa động mạch.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa hai căn bệnh nguy hiểm là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Để phòng tránh những căn bệnh này, hãy luôn giữ một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thật lành mạnh, bạn nhé!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/01/2021 - Cập nhật 07/01/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Thuốc dự phòng đột quỵ não tái phát mới nhất năm 2021

Thuốc dự phòng đột quỵ não tái phát mới nhất năm 2021

Các loại thuốc dự phòng đột quỵ não tái phát được xem là vị “cứu tinh” cho sức khỏe của người bệnh. Không chỉ dự phòng tái phát mà còn là yếu tố thúc đẩy quá...

15/01/2021

1773 Lượt xem

4 Phút đọc

Dự phòng tái phát đột quỵ não

Dự phòng tái phát đột quỵ não

Nếu ai đó hỏi bạn rằng “đâu là căn bệnh nguy hiểm nhất mà con người phải đối mặt hiện nay” câu trả lời của bạn là gì nhỉ? Là ung thư hay là HIV? Không! Với...

15/01/2021

1068 Lượt xem

4 Phút đọc

Phác đồ điều trị đột quỵ não chuẩn theo Bộ Y tế

Phác đồ điều trị đột quỵ não chuẩn theo Bộ Y tế

Ngày nay, các bệnh lý tim mạch xếp hàng đầu trong số các nguyên nhân gây tử vong ở người. Đặc biệt là bệnh lý đột quỵ não xảy ra đột ngột, nguy hiểm và dễ gây...

15/01/2021

23461 Lượt xem

5 Phút đọc

Phòng tránh đột quỵ tim từ những thói quen đơn giản

Phòng tránh đột quỵ tim từ những thói quen đơn giản

Có khá nhiều người còn lầm tưởng đột quỵ tim chỉ xảy ra với những người cao tuổi. Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng, số lượng người trẻ mắc bệnh đang gia tăng một...

07/01/2021

1182 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG