Khám phụ khoa không chỉ là phương thức bảo vệ sức khỏe sinh sản đối với chị em phụ nữ, mà còn là biện pháp phòng tránh các bệnh phụ khoa nguy hiểm; đặc biệt là với những người chưa quan hệ. Dù vậy, nhiều chị em còn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của khám phụ khoa định kỳ, thắc mắc “khám phụ khoa là gì”, “quy trình khám phụ khoa định kỳ như thế nào?”, “khám phụ khoa giá bao nhiêu?”, “khám phụ khoa có đau không?”. Tất cả những thắc mắc này được IVIE - Bác sĩ ơi - Bác sĩ ơi giải đáp ở bài viết dưới đây.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế (cuối năm 2019), có đến 90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa. Đặc biệt, mỗi năm số ca bệnh về phụ khoa tăng lên 15-27%. Những bệnh chị em thường mắc phải gồm: Rối loạn kinh nguyệt, Viêm nhiễm âm đạo, (do các bệnh lý về u xơ tử cung) hoặc những trường hợp ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm,...
Đặt lịch khám phụ khoa và những lưu ý
1. Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là danh mục khám, kiểm tra cơ quan sinh dục của nữ giới bao gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng,... Việc này nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe sinh sản, hoặc phát hiện các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, nấm,...) gây viêm nhiễm ở vùng kín. Từ đó để có biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời bệnh phụ khoa.
Khám phụ khoa là danh mục khám, kiểm tra sức khỏe sinh dục nữ
2. Khi nào nên khám phụ khoa?
Sau 15 tuổi là thời điểm phù hợp để các bạn nữ đi khám phụ khoa. Nếu chưa khám ở thời điểm đầu tiên này, chị em nên khám phụ khoa ở những thời điểm gồm:
a. Khám phụ khoa khi cơ thể có dấu hiệu bất thường
Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, chị em cần đi khám phụ khoa ngay. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe, mà còn phòng ngừa, điều trị hiệu quả, hạn chế hệ lụy không mong muốn. Hầu hết các vấn đề chị em xuất hiện bất thường như:
-
Dịch âm đạo bất thường (mùi hôi, màu sắc khác thường);
-
Đau vùng bụng hoặc xương chậu;
-
Ngứa, rát vùng kín;
-
Rối loạn kinh nguyệt;
-
Âm đạo chảy máu bất thường, Viêm nhiễm âm đạo,...
b. Đau hoặc rát sau khi quan hệ
Đau, rát sau khi quan hệ được chia thành nhiều loại. Dù vậy, nếu cơ đau dữ dội và không dứt, bạn cần đi khám ngay. Đặc biệt, nếu có chảy máu, có thể đã bị xước, hoặc ảnh hưởng từ bên trong cơ quan sinh dục, bạn cần khám với bác sĩ để được tư vấn.
Cần đi khám phụ khoa sau khi quan hệ bị đau rát, hoặc chảy máu
c. Khám phụ khoa trước khi kết hôn
Khám phụ khoa trước khi có ý định mang thai, trước khi kết hôn giúp chị em có cái nhìn tổng quan về sức khỏe sinh sản của mình. Đồng thời, việc khám này giúp chị em phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn về bệnh phụ khoa, từ đó có phương pháp hiệu quả và kịp thời.
2. Vì sao nên khám phụ khoa định kỳ?
Theo bách khoa toàn thư Wiki, bệnh phụ khoa là các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục nữ. Bệnh này gồm các viêm nhiễm cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng) và cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung)...
Khám phụ khoa không chỉ phát hiện các bệnh phụ khoa, mà còn là giúp đánh giá tình trạng sức khỏe ở vùng cơ quan sinh dục của người phụ nữ. Bộ Y tế cũng khuyến cáo chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,...
Sau nhiều năm áp dụng, khám phụ khoa định kỳ cho thấy được những ưu điểm vượt trội, gồm:
-
Giảm nhanh tỷ lệ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Tăng tỷ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, giúp điều trị bệnh có hiệu quả cao.
-
Tiết kiệm chi phí khám và chữa bệnh.
-
Khám phụ khoa định kỳ giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe và được tư vấn chăm sóc vùng kín khoa học.
Lý do nên Khám phụ khoa định kỳ
Các bệnh lý sản phụ khoa ở phụ nữ có tỷ lệ mắc cao và thường đem đến rất nhiều phiền toái, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe lẫn hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy thăm khám phụ khoa định kỳ là một mẹo đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả giúp phụ nữ là chủ chính mình. Phụ nữ là để yêu thương vậy nên đừng bao giờ bỏ quên việc chăm sóc và bảo vệ “cô bé” của mình luôn trong tình trạng tốt nhất.
3. Bao lâu thì nên khám phụ khoa định kỳ?
“Bao lâu thì nên khám phụ khoa định kỳ?” là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ; đặc biệt là khám phụ khoa cho người chưa quan hệ. Bệnh phụ khoa xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kể phụ nữ đã quan hệ, hay chưa quan hệ, dù đã lập gia đình, hay chưa lập gia đình.
Vì vậy, các chị em nên đi khám phụ khám phụ khoa 6-9 tháng/lần; hoặc ít nhất 1 năm/lần từ khi vào tuổi 15. Cột mốc 6-9 tháng được lấy dựa trên những nghiên cứu y khoa về sự thay đổi và phát sinh loạn sản của các tế bào trong cơ thể; đặc biệt là với bạn nữ đã từng quan hệ tình dục.
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, thì thời điểm thăm khám phụ khoa tốt nhất là sau sạch kinh từ 3 - 5 ngày. Đây là thời điểm tốt nhất mà việc thăm khám không chịu ảnh hưởng của các yếu tố tác động xung quanh như: máu kinh, dịch âm đạo,...
Chị em phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần
Ngược lại, nếu bạn đi khám trong những ngày “rụng dâu”, thì việc quan sát các cơ quan cũng như niêm mạc âm đạo gặp rất nhiều khó khăn. Các dấu hiệu tổn thương sẽ bị che lấp bởi máu kinh, hoặc kết quả xét nghiệm bị sai lệch (hoặc gặp tình trạng dương tính giả).
Ngoài ra, việc thăm khám phụ khoa cũng cần tránh thời điểm rụng trứng. Bởi, thời điểm này khí hư tăng tiết và lớp niêm mạc tử cung dày lên, rất khó để phát hiện các bất thường bên trong.
Tuy nhiên, luôn có những ngoại lệ mà bạn cần phải nắm rõ, đó là khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng cơ quan sinh dục, thì bạn nên đi khám phụ khoa ngay mà không cần phải chờ đợi. Một số dấu hiệu bất thường hay gặp như: đau bụng dữ dội, máu chảy bất thường ở âm đạo...
4. Khám phụ khoa ở đâu tốt tại Hà Nội? Giá bao nhiêu?
“Khám phụ khoa Hà Nội ở đâu tốt?” “phòng khám sản phụ khoa tốt” hay “khám phụ khoa giá bao nhiêu” là thắc mắc chung của rất nhiều chị em khi muốn khám, kiểm tra sức khỏe của mình. Để giải đáp những thắc mắc này, IVIE - Bác sĩ ơi - Bác sĩ ơi tổng hợp Top 5 địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội, gồm:
a. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn
-
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
-
Thời gian làm việc: 07:30 – 16h30; từ thứ 2 đến thứ 6
-
Tổng đài đặt khám: 1900 3367
-
Mức giá khám sản phụ khoa: 250.000đ
1900 3367
Bệnh viện Bảo Sơn là bệnh viện tư nhân xây dựng theo mô hình bệnh viện khách sạn chuẩn Hàn Quốc với cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi. Nơi đây với ưu thế thuận lợi khi ở vị trí trung tâm, dễ dàng kết nối với các bệnh viện tuyến trung ương.
Ngoài ra, người bệnh được quyền lợi bảo hiểm y tế đúng tuyến và bảo hiểm bảo lãnh khi khám chữa tại bệnh viện. Khoa Phụ sản là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của bệnh viện Bảo Sơn, có thế mạnh về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ và sản phụ; đặc biệt là đội ngũ bác sĩ khám phụ khoa dày dặn kinh nghiệm, khám sản phụ khoa, Xét nghiệm NIPT và Thai sản trọn gói,...
Khám phụ khoa tại bệnh viện Bảo Sơn (Ảnh: BV Bảo Sơn)
b. Tổ hợp Y tế MEDIPLUS
-
Địa chỉ: Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2 , Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
-
Thời gian làm việc: 7h30 - 19h00; Từ thứ 2 đến chủ nhật
-
Tổng đài: 1900.638.367
-
Mức giá khám sản phụ khoa: 350.000đ
1900 3367
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS là phòng khám đa khoa chất lượng cao tại Hà Nội. Nơi đây được nhiều bệnh nhân đánh giá cao bởi chất lượng khám, chữa bệnh hiệu quả cao, dịch vụ tốt nhờ tập hợp các chuyên gia đầu ngành.
Hầu hết các bác sĩ của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS đến từ nhiều bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện E...,
Đặc biệt, MEDIPLUS với thế mạnh nổi bật gồm: hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhiều tiện ích, chi phí hợp lý, không gian sạch sẽ,... vô cùng phù hợp thăm khám, chăm sóc sức khỏe với gói khám phụ khoa tiêu chuẩn quốc tế.
Khám sản phụ khoa tại Tổ hợp Y tế MEDIPLUS (Ảnh: Tổ hợp Y tế MEDIPLUS)
c. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân
-
Địa chỉ: Số 6, Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
-
Thời gian làm việc: Từ 07:30 - 17:00 từ Thứ 2 đến Chủ nhật
-
Tổng đài đặt khám: 1900 3367
-
Mức giá khám sản phụ khoa tại Thanh Chân là 200.000đ
1900 3367
Phòng khám Thanh Chân quy tụ các bác sĩ hàng đầu, cùng trang thiết bị hiện đại, nên được đông đảo bệnh nhân lựa chọn. Đồng thời, ưu thế nổi bật của Thanh Cân là quy trình khám bệnh khoa học, chẩn đoán, điều trị bằng phương pháp tiên tiến bậc nhất, giúp rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Khám phụ khoa tại phòng khám Thanh Chân (Ảnh: Phòng khám Thanh Chân)
d. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
-
Địa chỉ: 929 Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
-
Thời gian làm việc: 07:30 – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6
-
Tổng đài đặt khám: 1900.6922
-
Giá khám phụ khoa: 250.000đ
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là cơ sở hàng đầu tại Hà Nội về thực hiện khám, điều trị các dịch vụ gồm: Khám phụ khoa, Sàng lọc ung thư phụ khoa, Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Sàng lọc tiền sản giật, Điều trị hiếm muộn, Đẻ thường và Đẻ mổ.
Bệnh viện có khoa khám thường (Tầng 1 nhà C, làm việc từ thứ 2 đến thứ 6) và Khu khám sản phụ tự nguyện làm việc tất cả các ngày trong tuần.
e. Phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
-
Địa chỉ: 43 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
-
Thời gian làm việc: Từ 07:30 - 17:00 từ Thứ 2 đến Chủ nhật
-
Tổng đài đặt khám: 1900 3367
-
Mức giá khám sản phụ khoa tại Thanh Chân là 200.000đ
1900 3367
Phòng khám 43 Nguyễn Khang là một trong những địa chỉ khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại Hà Nội. Nơi đây với ưu thế nổi bật nhờ có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm (từ 5-20 năm trong nghề), Hệ thống máy móc hiện đại tương ứng với các bệnh viện lớn, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tỉ mỉ, tận tình.
Khám phụ khoa tại phòng khám 43 Nguyễn Khang
5. Quy trình khám phụ khoa định kỳ bạn nên biết
Thông thường, các bước khám phụ khoa được thực hiện lần lượt, gồm:
Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Bước khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ trao đổi với chị em về tình trạng sức khỏe hiện tại (chiều cao, cân nặng, tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt, và các tiền sử bệnh lý, những biểu hiện bất thường gần đây (nếu có).
Qua các bước này, bác sĩ sẽ có cơ sở để chẩn đoán, đưa ra phác đồ và chỉ định các bước thăm khám phù hợp.
Thăm khám lâm sàng trong quy trình khám phụ khoa
Bước 2: Thăm khám bên ngoài bộ phận sinh dục
Bước này bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, khám ngoài bộ phận sinh dục, bao gồm: Kiểm tra vùng ngực, Kiểm tra âm đạo, môi lớn, môi bé, nếp gấp ở bẹn, vùng mu, tầng sinh môn,... Từ đó để phát hiện những tổn thương, các dấu hiệu bất thường, khối u hạch (nếu có).
Bước 3: Khám bằng dụng cụ (dùng kẹp mỏ vịt khám phụ khoa)
Bước này, bác sĩ sẽ dùng kẹp mỏ vịt khám phụ khoa. Dụng cụ sẽ được bôi trơn, và cho vào âm đạo, để quan sát, phát hiện các dị dạng ở thành âm đạo, tử cung và cổ tử cung (nếu có).
Với chị em chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ siêu âm ổ bụng, chẩn đoán hình ảnh.
Đối với chị em đã có gia đình, hoặc từng quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra, phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh dục nữ (tử cung, buồng trứng, vòi trứng).
Ngoài ra, bác sĩ sẽ lấy dịch âm đạo, hoặc tế bào để kiểm tra, nếu nghi ngờ dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín (do nấm trùng roi, tạp khuẩn), hoặc mắc bệnh phụ khoa hay không.
Dùng kẹp mỏ vịt khám phụ khoa, để phát hiện dị vật, bất thường trong âm đạo
Bước 4: Khám vùng bụng
Khám vùng bụng giúp bác sĩ có được một số thông tin phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh phụ khoa, gồm:
- Kiểm tra hình dạng, vị trí, kích thước của tử cung có gì bất thường không,
- Chẩn đoán viêm nhiễm, nhiễm trùng ở âm đạo khi có biểu hiện đau, rát âm đạo.
- Tử cung mở rộng bất thường có thể do khối u hạch, u xơ, hoặc mang thai.
- Ống dẫn trứng có tình trạng sưng phồng thường là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung.
- Buồng trứng mở rộng, nở to có thể là dấu hiệu của u nang, u xơ,...
Bước 5: Khám trực tràng
Khám trực tràng là bước cuối cùng trong quy trình khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ đeo găng tay được bôi trơn, đưa vào âm đạo và hậu môn, để kiểm tra các cơ nối giữa hai khu vực này. Qua đó, kiểm tra những bất thường như: sưng phồng, khối u, phía sau tử cung, hay âm đạo, bên trong trực tràng hay không.
Ngoài ra, trong thường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,...
Các bước khám phụ khoa được thực hiện (khám trực tràng)
6. Lưu ý trước khi đi khám phụ khoa
Để khám phụ khoa có kết quả chính xác nhất, chị em phụ nữ cần lưu ý một số điểm gồm:
- Chọn phòng khám phụ khoa uy tín, chất lượng.
- Không nên đi khám trong những trường hợp: Đang trong thời kỳ “rụng dâu”; đang đặt thuốc âm đạo. Nên đi khám vào buổi sáng, sau khi hết kinh 3 ngày.
- Trước khi khám phụ khoa, chị em cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2-3 ngày.
- Nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước khi đi khám phụ khoa. Lưu ý, tránh thụt rửa âm đạo, và các dung dịch vùng kín 3 ngày trước khi đi khám.
- Mặc những trang phục rộng để tiện đi lại, thăm khám.
- Nên trao đổi với bác sĩ về những bất thường để bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe và tư vấn phù hợp.
Trên đây là chia sẻ của IVIE - Bác sĩ ơi - Bác sĩ ơi về “Khám phụ khoa là gì? Bao lâu thì đi khám phụ khoa định kỳ?”. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết. Nếu muốn đặt lịch khám phụ khoa tại các bệnh viện, phòng khám sản phụ khoa uy tín, chất lượng, bạn liên hệ ngay đến tổng đài: 1900.638.367 để được hỗ trợ tốt nhất.
Đặt khám online IVIE - Bác sĩ ơi, đăng ký khám bệnh online IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng đặt lịch khám tại bệnh viện, phòng khám hàng đầu cả nước hiện nay. IVIE - Bác sĩ ơi - Bác sĩ ơi hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch khám bệnh đúng chuyên khoa, cơ sở y tế phù hợp, đặt khám với bác sĩ theo yêu cầu, khám bệnh trực tuyến qua video call,...
1900 3367