Tim mạch là nhóm bệnh lý nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Vì vậy, đánh giá sức khỏe tim mạch trên người bệnh có vai trò vô cùng quan trọng, giúp chẩn đoán, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tim mạch. Vậy quy trình đánh giá một người bệnh có bệnh lý tim mạch gồm những bước nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Bước 1: Khám lâm sàng
Khám tim mạch lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế. Đây là bước mà bác sĩ có thể khai thác và xác định tình trạng bệnh nhân, từ đó chỉ định các cận lâm sàng phù hợp đưa ra chẩn đoán chính xác cuối cùng cho người bệnh. Các bước bác sĩ thực hiện khi khám lâm sàng bao gồm:
- Khai thác các yếu tố về thông tin cá nhân: tên, tuổi, nghề nghiệp, môi trường sống, dân tộc, giới tính,...
- Khai thác tiền sử người bệnh gồm: tiền sử bệnh lý bản thân, gia đình của người bệnh…. Đây là những yếu tố tác động gián tiếp tới tình trạng sức khỏe người bệnh.
- Hỏi bệnh và thăm khám các triệu chứng lâm sàng cơ năng và thực thể của người bệnh. Quan sát, nhận định thông qua các dấu hiệu tại những cơ quan có liên quan đến triệu chứng của người bệnh: tĩnh mạch cổ, tim, mạch máu, gan, thận… Đây là bước quan trọng nhất của quá trình khám lâm sàng người bệnh tim mạch.
Từ những bước trên, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ ban đầu và xác định được các xét nghiệm cận lâm sàng cần chỉ định tiếp theo.
Khi phát hiện triệu chứng bệnh trở nặng ảnh hưởng đến cơ thể bạn nên thực hiện thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh.
2. Bước 2: Xét nghiệm cận lâm sàng
Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng bệnh tim mạch
Cận lâm sàng là bước tiếp theo trong quá trình khám tim mạch. Các xét nghiệm và các thăm dò chẩn đoán hình ảnh sẽ phản ánh chính xác hoạt động và chức năng của tim, hệ thống các mạch máu nói chung và các cơ quan liên quan nói riêng. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân và tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cận lâm sàng cần thiết như:
a. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là xét nghiệm thường quy, nhưng cũng là xét nghiệm quan trọng cho biết: chỉ số hồng cầu, tiểu cầu trong máu, chỉ số đông máu, chức năng gan, thận… Trong một số các trường hợp bệnh lý cơ tim, định lượng nồng độ men tim (troponin) để kiểm tra mức độ tổn thương cơ tim.
b. Điện tâm đồ
Đo điện tâm đồ là kỹ thuật theo dõi hoạt động điện học, tốc độ, nhịp điệu của tim. Khi tim co bóp, những xung điện do tế bào cơ tim phát ra được ghi lại dưới dạng đồ thị qua các điện cực tiếp nhận trên da người bệnh. Điện tim giúp chẩn đoán các rối loạn nhịp tim, hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý như:
- Chứng phì đại cơ nhĩ, thất, rối loạn dẫn truyền
- Các giai đoạn nhồi máu cơ tim
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ
- Rối loạn điện giải
- Tổn thương cơ tim, màng ngoài tim
- Các trường hợp ngộ độc thuốc
c. Siêu âm tim
Siêu âm tim là thủ thuật không xâm lấn về mặt hình ảnh, cho phép quan sát tim dưới nhiều mặt cắt và góc khác nhau, giúp chẩn đoán các bệnh lý van tim, suy tim, cơ tim, bệnh lý cấu trúc tim,...
d. X-quang
Chụp X-quang là phương pháp tái hiện hình ảnh cấu trúc tim, phổi, mạch máu, khớp, xương, cột sống… sau lồng ngực bằng tia X. X Quang giúp phát hiện nhiều bệnh lý tim mạch .Phim X quang tim phổi thẳng có thể xác định các tổn thương cơ bản ở phổi cùng các vấn đề liên quan đến tim. Từ đây, bác sĩ sẽ xác định mối liên quan của tổn thương đó với các cơ quan xung quanh: Trung thất, xương sườn và khoang gian sườn, khí phế quản, vòm hoành,..
e. Một số thăm dò cận lâm sàng khác
Cắt lớp vi tính động mạch vành cũng là phương pháp sử dụng tia X để khảo sát hình ảnh khu vực hoặc toàn bộ cơ thể. Phương pháp chụp CT ghi lại hình ảnh theo lát cắt ngang, xử lý và tái hiện bằng máy vi tính. Hình ảnh đa chiều, rõ nét giúp chẩn đoán các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành. Phương pháp này được coi trong những tiêu chuẩn hỗ trợ, chẩn đoán mức độ hẹp, tắc của mạch vành.
Cộng hưởng từ tim là kỹ thuật dùng từ trường và sóng vô tuyến radio. Nguyên lý của kỹ thuật này dựa trên tác động của các sóng do máy MRI sản sinh ra khiến cho các mô trong cơ thể hấp thụ và phóng thích năng lượng. Sau đó máy chụp MRI tim sẽ thu lại năng lượng, xử lý và chuyển thành các tín hiệu hình ảnh. Hình ảnh từ máy MRI có khả năng tái tạo không gian 3 chiều nên hỗ trợ rất tốt cho chẩn đoán bệnh và điều trị hiệu quả.Chụp cộng hưởng từ tim mạch có các ưu điểm so với các kỹ thuật khác như: độ phân giải hình ảnh cao, tương phản mô mềm cao, nhiều mặt cắt khác nhau, không dùng tia xạ và không xâm lấn. Do đó, kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh tim mạch này ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin về bệnh lý tim mạch khác, để có những biện pháp phòng ngừa bệnh.
Tổng đài đặt lịch khám chuyên khoa tim mạch tại bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được IVIE - Bác sĩ ơi tư vấn, hỗ trợ:
3. Bước 3: Đọc kết quả
Sau khi có kết quả cận lâm sàng, bác sĩ sẽ kết hợp với những triệu chứng đã thăm khám ban đầu để đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng bệnh: Người bệnh đang mắc bệnh lý gì? Đang ở giai đoạn nào? Cách điều trị cụ thể ra sao? Lời khuyên về dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động và ngăn ngừa biến chứng như thế nào?
Trên đây là quy trình 3 bước đánh giá người bệnh tim mạch. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích nhất. Bạn nên tìm chọn các bệnh viện uy tín, chuyên khoa tim mạch chất lượng để được các bác sĩ thăm khám một cách tốt nhất. Đồng thời, khám sàng lọc tim mạch ít nhất 1 lần/năm để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch.
Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Tải app IVIE - Bác sĩ ơi để kết nối đặt lịch với các bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi và uy tín toàn quốc.
Như IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ thông tin trong bài viết trên đây, mong rằng đã cung cấp cho bạn đọc được những kiến thức hữu ích về khám tim mạch từ đó bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.