Chụp X quang tim phổi là bước cơ bản đầu tiên giúp các bác sĩ định hướng chẩn đoán và điều trị sau khi đã thăm khám lâm sàng. Rất nhiều bệnh nhân không hiểu đúng về bản chất của loại xét nghiệm này nên có những định kiến sai lệch. Vậy chụp X quang tim phổi là gì? Khi nào thì cần chụp X quang tim phổi?...tất cả sẽ được ISOFHCARE giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Chụp X quang tim phổi là gì?
Chụp X quang tim phổi là kỹ thuật để kiểm tra, sàng lọc và phát hiện các dấu hiệu bất thường tại các vị trí của tim và phổi. Đây là kỹ thuật khá phổ biến ở nước ta. Hầu như tại các bệnh viện tuyến huyện đã được ứng dụng và hiệu quả mang lại rất cao đối với y học. Là xét nghiệm hình ảnh có giá trị định hướng, theo dõi và chẩn đoán một số bệnh lý liên quan tới các cơ quan như tim, phổi, cơ xương khớp...
X quang là một loại bức xạ năng lượng cao hay còn gọi là tia X. Vậy nên chụp X quang là sử dụng máy có khả năng phát ra chùm tia X. Sau đó dựa vào nguyên lý hấp thu năng lượng của các cấu trúc bên trong cơ thể cùng với bộ phận thu nhận để cho ra hình ảnh trực quan có khả năng đánh giá hình thái và thay đổi bệnh lý của lồng ngực.
Chụp X quang tim phổi là gì?
Chụp X quang tim phổi sẽ tập trung khảo sát hai cơ quan chính tim và phổi. Tuy nhiên hình ảnh thu về hoàn toàn có thể khảo sát được một số cơ quan lân cận như mạch máu, xương sườn, cột sống… Và tùy theo vị trí muốn đánh giá mà các bác sĩ có thể chỉ định chụp X quang thẳng hoặc nghiêng cùng với nhiều tư thế khác nhau đứng, nằm.
2. Vì sao phải chụp X quang tim phổi?
Không tự dưng xét nghiệm X quang tim phổi là trợ thủ đắc lực của các bác sĩ lâm sàng. Không chỉ giúp định hướng chẩn đoán, theo dõi điều trị mà còn là bước nền cho những xét nghiệm đòi hỏi độ khó và chính xác cao như chọc sinh thiết u, chọc hút dịch màng phổi...
Khám lâm sàng kết hợp với chụp phim X quang phổi là cách thức đơn giản và nhanh nhất giúp các bác sĩ tránh bỏ sót những bệnh lý nằm trong khu vực lồng ngực. Trong nhiều tình huống cấp cứu, chụp X quang tim phổi có thể được chỉ định làm ngay để có hướng xử trí tối ưu nhất. Vì vậy đã có không ít bệnh nhân được cứu sống đầy ngoạn mục nhờ kết quả nhanh chóng của X quang tim phổi.
Xem thêm:
Nội soi đại tràng - Khám tổng quát sức khỏe
Vì sao phải chụp X-Quang tim phổi?
Bên cạnh đó, không ít các bệnh lý được phát hiện một cách tình cơ khi chụp X quang tim phổi như u phổi, lao phổi, phình động mạch chủ...Phần lớn các bệnh lý ở khu vực lồng ngực có triệu chứng lâm sàng khá muộn nên X quang tim phổi là xét nghiệm cực kỳ hữu ích đối với y học.
Tổng đài đặt khám ưu tiên tại BV tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt lịch khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi !
3. Chụp X quang tim phổi có nguy hiểm không?
Chụp X quang tim phổi có nguy hiểm?
Chụp X quang tim phổi có nguy hiểm không? Thì câu trả lời sẽ là “có”. Tuy nhiên nó chỉ có trong một vài trường hợp nhất định và nó thuộc chống chỉ định làm xét nghiệm mà bộ y tế đã khuyến cáo. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi các bác sĩ có chỉ định chụp X quang tim phổi cho mình.
Một số nghiên cứu đã cho thấy:
- Chụp X quang tim phổi có nguy cơ gây quái thai đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu.
- Tia X có khả năng gây nên những tác hại nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe khi bạn có thời gian tiếp xúc lâu dài. Vì vậy thời gian tiếp xúc của bạn mỗi lần chụp phim X quang đã được giới hạn ở mức thấp nhất để tối ưu hóa độ an toàn cho xét nghiệm.
- Khi tiến hành chụp X quang, các kỹ thuật viên sẽ có những kỹ thuật hoặc đồ bảo hộ để bảo vệ an toàn cho cơ thể trong các trường hợp cần thiết.
Bạn nên biết, để đưa một xét nghiệm vào ứng dụng đại trà thì đa phần các mối nguy hại đã được tối ưu hóa ở mức thấp nhất. Vì vậy khi đọc thông tin hãy chọn lọc những nguồn đã tin cậy, tránh những định kiến sai lầm ảnh hưởng tới việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
Liên hệ ngay hotline để được tư vấn khám sức khỏe tổng quát: Chụp X-Quang tim phổi:
1900 3367
4. Những điều cần lưu ý chụp phim X quang tim phổi
Quá trình chụp phim X quang diễn ra vô cùng nhanh chóng và bạn sẽ được các kỹ thuật viên hướng dẫn trước khi vào phòng.. Tùy theo bộ phận được chỉ định chụp mà kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh tư thế của bạn sao cho phù hợp nhất. Đối với X quang tim phổi thì chụp thẳng và nghiêng là thông dụng nhất.
Những lưu ý khi chụp X-Quang tim phổi
Khi vào phòng chụp bạn sẽ được nhắc nhở tháo hết đồ trang sức và các vật dụng bằng kim loại. Đối với nữ, bạn cần phải đảm bảo chắc chắn mình không có thai. Nếu bạn có thể phải dùng que thử thai hoặc thực hiện một số xét nghiệm trước khi tiến hành chụp X quang tim phổi. Và có thể bạn sẽ phải lột áo ngực để hình ảnh thu lại được rõ nét nhất. Cả quá trình chụp chỉ kéo dài trọn vẹn trong khoảng từ 2-3 phút. Vì vậy hãy giữ cho mình một tinh thần thoải mái.
Trong trường hợp bạn có thai nhưng việc chụp phim là thật sự cần thiết thì các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi và hại trước khi đưa ra quyết định. Vì vậy hãy tin tưởng vào bác sĩ điều trị của mình thay vì những thông tin trái chiều trên mạng.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.