Răng khôn hay răng hàm số 8 thường mọc trong độ tuổi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển, nên cung răng thường không có đủ khoảng trống để răng khôn phát triển bình thường. Chính vì vậy nên rất dễ dẫn đến tình trạng răng khôn bị mọc lệch, mọc chen chúc và xô đẩy vào răng bên cạnh. Vậy cụ thể, trường hợp nào cần thiết phải nhổ bỏ răng khôn? Để được giải đáp vấn đề này, kính mời bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin dưới bài viết sau cùng ISOFHCARE!
Nội dung chính
- 1. Răng khôn là gì? Cách tự xác định bản thân có răng khôn hay không?
- 2. Khi nào bạn cần nhổ răng khôn?
1. Răng khôn là gì? Cách tự xác định bản thân có răng khôn hay không?
Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25. Thông thường mỗi người có 4 chiếc răng khôn ở 4 cung hàm.
Khi nào bạn cần nhổ răng khôn?
Đối với những răng khôn đã mọc trên cung hàm thì bạn hoàn toàn có thể tự mình xác định vị trí của nó bằng cách đếm số răng trên cung hàm. Bạn chỉ cần đứng trước gương, xác định vị trí của phanh môi (đối với hàm trên) và phanh lưỡi (đối với hàm dưới) bằng cách há miệng ra thật to, lấy tay kéo môi trên lên trên ( đối với hàm trên) và cong lưỡi lên trên ( đối với hàm dưới). Hai phanh đó thường là vị trí phân cách,chia hàm trên và hàm dưới mỗi hàm thành 2 cung. Từ phanh môi và phanh lưỡi, bạn hãy đếm lần lượt số răng trên mỗi cung hàm. Răng khôn - răng số 8 sẽ là răng nằm ở phía trong nhất, ở phía sau răng số 7.
Tuy nhiên có trường hợp răng khôn mọc ngầm hay chưa mọc lên cung hàm thì khi bạn đếm sẽ chỉ có 7 chiếc răng ở mỗi cung..
Bạn nên đi khám tại các Cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên môn giỏi, dày dạn kinh nghiệm để đưa ra phương án điều trị thích hợp và hiệu quả. Mọi thắc mắc hoặc cần IVIE - Bác sĩ ơi hỗ trợ đặt khám bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 3367.
1900 3367
Ở trường hợp này, bạn chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh của răng khi chụp x-quang.
Tìm hiểu thêm về: Nguyên nhân và các biện pháp điều trị đóng khe thưa răng cửa
2. Khi nào bạn cần nhổ răng khôn?
Không cần phải nhổ răng khôn khi nó đã mọc hoàn toàn, mọc thẳng, đúng vị trí, không bị sâu, vùng nướu xung quanh không có dấu hiệu viêm hay sưng tấy, không gây đau nhức và có thể dễ dàng làm sạch một cách triệt để.
Ngược lại, việc nhổ răng khôn khi nào là cần thiết? Nếu có một trong những trường hợp sau:
- Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa nó và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ làm sâu kẽ giữa 2 răng, tạo nang quanh thân răng 8 thì cũng có chỉ định nhổ răng hàm số 8 để ngăn ngừa biến chứng.
- Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.
- Răng khôn gây ra u, nang trong xương hàm.
Mũi tên đỏ chỉ hình ảnh răng khôn (răng hàm số 8)
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài, gây loét nướu hàm đối diện, nhồi nhét thức ăn lâu ngày sẽ dẫn đến sâu răng và ảnh hưởng mô nha chu răng kế cận.
- Bản thân răng khôn mắc các bệnh nha chu hay sâu.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng hàm số 8 bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.
- Nhổ răng hàm số 8 để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng hàm số 8 là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.
Tìm hiểu thêm về bệnh lý răng hàm mặt.
Nên nhổ răng khôn tại các Bệnh viện, phòng khám uy tín áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để được chăm sóc răng miệng an toàn, lành thương nhanh. Bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám nha tại các CSYT răng hàm mặt uy tín.
1900 3367
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng
05/07/2022 - Cập nhật
10/07/2022