Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng
  • 2. Cận lâm sàng chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu
  • 3. Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu như thế nào? 
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng
  • 2. Cận lâm sàng chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu
  • 3. Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu như thế nào? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm loét đại trực tràng gây chảy máu?

Bệnh lý viêm loét đại trực tràng chảy máu nếu ở giai đoạn nhẹ thường có những biểu hiện không quá rõ ràng, dễ nhầm lẫn với một vài bệnh lý đường tiêu hoá khác. Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh và tình trạng bệnh, bác sĩ cần kết hợp thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng
  • 2. Cận lâm sàng chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu
  • 3. Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu như thế nào? 

1. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của viêm loét đại trực tràng chảy máu

Triệu chứng lâm sàng của viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có các biểu hiện như: 

  • Đau bụng 
  • Rối loạn đại tiện: Đại tiện phân lỏng hoặc có nhầy máu nhiều lần trong ngày, phân có máu đỏ. 
  • Sốt: Hiếm khi xảy ra, nhưng khi bệnh tiến triển nặng hoặc có biến chứng có thể có sốt. 
  • Triệu chứng ngoài tiêu hoá: Đau khớp, viêm màng bồ đào, viêm xơ đường mật…
  • Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, gầy sút cân, thiếu máu, đôi khi phù do suy dinh dưỡng

2. Cận lâm sàng chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu

Chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu được thông qua các triệu chứng lâm sàng và các chỉ định cận lâm sàng. Một số phương pháp cận lâm sàng có thể được bác sĩ chỉ định như: 

Chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu

Chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu

a. Nội soi đại trực tràng

Nội soi và phân loại giai đoạn bệnh trên hình ảnh nội soi theo Baron. 

  • Giai đoạn 0: Niêm mạc nhạt màu, các mạch máu dưới niêm mạc mỏng mảnh, thưa thớt. Thậm chí hình ảnh nội soi cho kết quả bình thường. 
  • Giai đoạn 1: Niêm mạc lần sần, xung huyết đỏ, các mạch máu chỉ nhìn thấy 1 phần. 
  • Giai đoạn 2: Niêm mạc mất nếp ngang, có những ổ loét đặc trưng, không nhìn thấy mạch máu dưới niêm mạc, dễ chảy máu khi đèn chạm phải. 
  • Giai đoạn 3: Niêm mạc phù nề, xung huyết, mủn, có những ổ loét lớn. Chảy máu niêm mạc tự phát là đặc điểm quan trọng trong giai đoạn này. 

Chẩn đoán thể bệnh dựa vào phạm vi tổn thương trên nội soi đại tràng

  • Viêm loét trực tràng: Tổn thương chỉ khu trú ở vùng trực tràng. 
  • Viêm loét trực tràng và đại tràng sigma: Tổn thương từ trực tràng đến giữa đại tràng sigma. 
  • Viêm loét đại tràng trái: Tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc lách. 
  • Viêm loét đại tràng phải: Tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc gan. 
  • Viêm loét đại tràng toàn bộ. 

Thông thường, bệnh ít khi có tổn thương ở hậu môn và không có tổn thương ở ruột non, trừ trường hợp viêm đoạn cuối hồi tràng (viêm hồi tràng xoáy ngược), trong bệnh cảnh viêm loét đại tràng toàn bộ. 

b. Mô bệnh học

Mô bệnh học cũng là tiêu chuẩn chẩn đoán quan trọng:

  • Tổn thương chỉ ở niêm mạc, dưới niêm mạc, không có tổn thương lớp cơ. 
  • Biểu mô phủ bong tróc, mất bằng phẳng. 
  • Cấu trúc khe tuyến bất thường: ngắn lại, mất song song, chia nhánh, giảm số lượng tế bào hình đài cạn kiệt chất nhày. 
  • Tương bào xâm nhập xuống lớp mô đệm. 
  • Áp xe khe hốc.
  • Xuất huyết niêm mạc, các mạch máu xung huyết. 

Đồng thời, người bệnh không có các dấu hiệu gợi ý bệnh lý khác như bệnh lao, ung thư, Crohn, viêm đại tràng do vi khuẩn, amip,…

c. Chẩn đoán hình ảnh 

Chụp khung đại tràng: Đại tràng hình ống chì, hình ảnh giả polyp, hẹp đại tràng, phình giãn đại tràng chỉ gặp trong giai đoạn bệnh tiến triển nặng. 

Chụp bụng không chuẩn bị: Hình ảnh các quai ruột giãn. 

CT Scan ổ bụng: Thành đại tràng dày liên tục nhưng không quá 1.5cm, không có thành dày ở ruột non mà tập trung quanh trực tràng và đại tràng sigma. 

d. Xét nghiệm 

Thiếu máu ở các mức độ khác nhau, tùy theo tình trạng xuất huyết kéo dài hay không của bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu. 

  • HCT thường giảm
  • Hội chứng viêm: VSS tăng, CRP tăng. 

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, người bệnh liên hệ với Hotline 1900 3367 để nhận được hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

3. Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu như thế nào? 

Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu

Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu

a. Nguyên tắc điều trị

  • Với các trường hợp chưa từng điều trị: Cần khởi đầu bằng 1 loại thuốc, đánh giá đáp ứng dựa vào triệu chứng lâm sàng sau 10 – 15 ngày dùng thuốc. 
  • Với trường hợp đã hoặc đang điều trị có đợt tiến triển nặng: Bắt đầu điều trị bằng 2 loại thuốc đang điều trị và kết hợp với 1 loại thuốc khác. 
  • Với trường hợp đã điều trị và ngừng điều trị lâu: Điều trị khởi đầu như trường hợp chưa từng điều trị, bắt đầu điều trị bằng loại thuốc khác. 
  • Với trường hợp thể nhẹ tổn thương tối thiểu ở trực tràng và đại tràng sigma: Kết hợp điều trị thêm thuốc tại chỗ đặt hậu môn và thuốc thụt. 
  • Điều trị gồm có: Điều trị tấn công và điều trị duy trì. 

b. Điều trị nội khoa

Bệnh nhân được sử dụng thuốc theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ. 

Viêm loét đại trực tràng chảy máu gây xuất huyết nặng, dẫn tới tình trạng thiếu máu khi đó cần truyền máu cho bệnh nhân, bù vào vào lượng máu đã mất. 

Thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo, mềm và tốt cho hệ tiêu hoá. Kiêng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, rau sống, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng…

c. Chế độ dinh dưỡng

Với bệnh nhân ở mức độ nhẹ hoặc vừa: Chọn lựa thực phẩm mềm, dễ tiêu, hạn chế chất xơ tạm thời.

Với bệnh nhân ở mức độ nặng: 

  • Cho bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. 
  • Truyền đạm, dung dịch acid béo, đường, đảm bảo 2500 Kcal/ngày cho bệnh nhân. 
  • Bổ sung sắt, acid folic 1mg/ngày nếu dùng thuốc 5-ASA kéo dài. 
  • Bồi phụ nước điện giải. 

Ngoài ra, nếu bệnh nhân đi ngoài phân lỏng thì dùng thuốc bọc niêm mạc, hay thuốc giảm co thắt để giảm đau bụng. 

d. Điều trị ngoại khoa 

Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu bằng phẫu thuật cắt đoạn đại tràng hoặc cắt toàn bộ chỉ được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị: 

  • Thủng đại tràng
  • Chảy máu ồ ạt 
  • Phình giãn đại tràng nhiễm độc 
  • Ung thư hoá hoặc dị sản ở mức độ nặng  

Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn, các phương án điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng, hạn chế tái phát. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định bác sĩ, người bệnh nên thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, giữ tinh thần và tâm lý thoải mái, tập luyện thường xuyên và khám định kỳ.

Tham khảo thêm các cách khắc phục bệnh lý viêm loét đại trực tràng tại đây.

Không chỉ người bệnh, bất cứ ai cũng nên quan tâm đến sức khoẻ của mình. Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần là cách tốt nhất để nắm bắt tình trạng sức khoẻ, phát hiện và điều trị kịp thời nếu có bệnh lý viêm đại trực tràng chảy máu.  Nếu có nhu cầu đặt lịch khám cùng bác sĩ Tiêu hoá tại các bệnh viện, cơ sở y tế, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/06/2022 - Cập nhật 17/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm loét đại trực tràng gây...

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm loét đại trực tràng gây...

Bệnh lý viêm loét đại trực tràng chảy máu nếu ở giai đoạn nhẹ thường có những biểu hiện không quá rõ ràng, dễ nhầm lẫn với một vài bệnh lý đường tiêu hoá khác. ...

14/06/2022

678 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG