Nội dung chính
  • 1. Mệt mỏi trong lao động là gì?
  • 2. Nguyên nhân của mệt mỏi
  • 3. Biện pháp phòng chống mệt mỏi
Nội dung chính
  • 1. Mệt mỏi trong lao động là gì?
  • 2. Nguyên nhân của mệt mỏi
  • 3. Biện pháp phòng chống mệt mỏi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mệt mỏi trong lao động: nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn y khoa:
BSĐỗ Thanh Tuấn
Thăm dò chức năng
Mệt mỏi trong lao động là gì? Nguyên nhân của mệt mỏi và Biện pháp phòng chống mệt mỏi, cùng ISOHFCARE tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Mệt mỏi trong lao động là gì?
  • 2. Nguyên nhân của mệt mỏi
  • 3. Biện pháp phòng chống mệt mỏi

Đặc trưng của lao động là tiêu hao trí tuệ và thể lực. Mệt mỏi trong lao động thể lực gắn liền với hiện tượng tăng cường hoạt động cơ bắp phù hợp với yêu cầu lao động (ví dụ mang vác vật nặng trong thời gian dài). Đối với các lao động tư duy trí óc, những biến đổi sinh lý (biến đổi trong hoạt động hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thần kinh...) trong lao động thường khó xác định, sự mệt mỏi thường khó định lượng hơn (ví dụ nhân viên làm việc văn phòng).

Mệt mỏi trong lao động: nguyên nhân và cách khắc phục

Mệt mỏi trong lao động: nguyên nhân và cách khắc phục

Nhiều tác giả hiện nay cho rằng mệt mỏi gắn liền với hoạt động của thần kinh (chủ yếu não bộ). Do hoạt động thể lực hoặc trí lực căng thẳng, quá trình hưng phấn ở não bộ ban đầu mạnh mẽ và kéo dài sẽ dẫn đến sự thiếu hoặc không đáp ứng kịp nhu cầu của cơ thể. Hiện tượng ức chế sẽ xảy ra trong não bộ chống lại sự hưng phấn quá mức của não bộ. Khi đó cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.

Để chống lại mệt mỏi, cần kích thích lại vùng não bộ đang bị ức chế, bằng cách thay đổi hoạt động (tập một vài động tác thể dục giữa giờ lao động) hoặc kiểu hoạt động cơ bắp, hay nói một cách khác là nghỉ ngơi tích cực.

1. Mệt mỏi trong lao động là gì?

Mệt mỏi là trạng thái mất cân bằng sinh lý tạm thời của cơ thể, nó được coi như hiện tượng bắt đầu có những rối loạn các phản ứng sinh lý, sinh hoá của cơ thể trong lao động song nếu được nghỉ ngơi sẽ trở lại bình thường không để lại di chứng gì. Trạng thái mệt mỏi được biểu hiện bằng dấu hiệu khó chịu, uể oải, chức năng sinh lý mất cân bằng, năng suất lao động giảm dễ xảy ra tai nạn lao động.

Mệt mỏi trong lao động là gì?

Mệt mỏi trong lao động là gì?

- Mệt mỏi các cơ quan riêng biệt: nhìn lâu mỏi mắt, vận cơ tĩnh đơn điệu, viết nhiều mỏi tay... Trạng thái mệt mỏi này dễ cải thiện khi ta thay đổi vận động sang bộ phận khác.

- Mệt mỏi toàn thân: mang, vác vật nặng, chạy, nhảy...

- Mệt mỏi xảy ra ở não bộ: Là hiện tượng giảm khả năng tiếp nhận thông tin từ các cơ quan thính giác, thị giác và khả năng tư duy bị suy giảm. Triệu chứng thông thường là nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, trương lực cơ giảm, mạch chậm, rối loạn thần kinh thực vật (ra mồi hôi tay chân), ...

- Mệt mỏi tâm sinh lý, tinh thần: Thường gặp ở những lao động kỹ thuật phức tạp đòi hỏi sự căng thẳng về tâm lý khách quan, trách nhiệm. Ví dụ: lái xe, đánh máy chữ, trực vô tuyến, ra đa...

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và hẹn lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà hoặc tải ứng dụng Bác sĩ ơi ISOHFCARE để khám trực tuyến cùng bác sĩ.

1900 3367

2. Nguyên nhân của mệt mỏi

Nguyên nhân của mệt mỏi được phân ra trong lao động và ngoài lao động.

a. Nguyên nhân trong lao động

Trong quá trình lao động đặc biệt là lao động vận cơ, khi số lượng cơ hoạt động khoảng 2/3 tổng số trở lên hoặc vận cơ mạnh máu sẽ không cung cấp đủ oxy các sản phẩm trung gian sinh ra nhiều, thần kinh bị hưng phấn mạnh kéo dài, quá trình ức chế hình thành làm cho mệt mỏi sớm xuất hiện.

Nguyên nhân của mệt mỏi

Nguyên nhân của mệt mỏi

Một số yếu tố khác như điều kiện làm việc không tốt, tình trạng bệnh lý tiềm tàng của người lao động... Cũng làm cho quá trình mệt mỏi xuất hiện sớm.

b. Nguyên nhân ngoài lao động

Thông thường gánh nặng gia đình xã hội, trạng thái tâm lý, tinh thần trong cuộc sống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng tạo điều kiện xuất hiện mệt mỏi sớm ở người lao động.

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, hợp lý là nguyên nhân khá quan trọng gây nên mệt mỏi của các đối tượng lao động, ví dụ: đồ ăn thiếu kali cơ mau chóng giảm trương lực, chế độ ăn nghèo chất đạm hoạt động trí lực giảm, thiếu năng lượng hoạt động cơ không thể kéo dài...

Xem thêm các bài viết về Sinh lý học - Thăm dò chức năng

3. Biện pháp phòng chống mệt mỏi

Biện pháp phòng chống mệt mỏi gồm có:

a. Dinh dưỡng và hoạt động thể lực

Dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ là chế độ dinh dưỡng đáp ứng được những thiếu hụt, tiêu hao năng lượng và các chất của cơ thể do lao động. Việc bù đắp năng lượng thiếu hụt thường khó khăn hơn vậy không nên để lao động quá mệt mỏi, mất cân bằng quá nhiều đến mức cơ thể không biết bù như thế nào cho đủ, cho đúng.

Biện pháp phòng chống mệt mỏi

Biện pháp phòng chống mệt mỏi

Các loại thực phẩm, đồ uống chứa các chất kích thích thần kinh (ví dụ cafein) có thể gây giảm dấu hiệu mệt mỏi tức thì song không thể thay thế việc thay đổi hoạt động (tập một vài động tác thể dục giữa giờ lao động) hoặc kiểu hoạt động cơ bắp, đây chính là nghỉ ngơi tích cực.

b. Các yếu tố trang thiết bị kĩ thuật và các yếu tố tổ chức trong lao động

Thông thường người ta cần lưu tâm nhiều nhất đến các trang bị kỹ thuật tiến bộ để có thể làm giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân. Ngày nay vấn đề tự động hoá, cơ giới hoá các dây chuyền sản xuất đã trở nên phổ biến do vậy năng lượng tiêu hao cho các thao tác đã giảm thiểu nhiều vì vậy hiện tượng mệt mỏi thể chất đã giảm đáng kể.

Vận động tại nhà: Biện pháp phòng chống mệt mỏi

Vận động tại nhà: Biện pháp phòng chống mệt mỏi

Tổ chức lao động hợp lý cũng góp phần cùng lao động học giảm thiểu hiện tượng mệt mỏi. Các máy móc phù hợp với hoạt động sinh lý, giải phẫu của người công nhân cũng là một chỉ tiêu lao động học cần thiết, ví dụ: khoảng cách từ các chi tiết cần thao tác tới chỗ ngồi, chỗ đứng phù hợp, người lao động chỉ nên ngồi khi nâng vật nặng dưới 5kg, khi thao tác vật nặng trên 20kg nên đứng, ...

Về các giải pháp lao động học: nên chú ý giảm tối đa các động tác thừa, phối hợp đều các chiều hoạt động với thói quen hoạt động tự nhiên, ví dụ: xếp các vật nặng theo trọng lực, trong thao tác nên loại trừ hoặc giảm bớt các co cơ ở một tư thế nhất định. Cần phối hợp xen kẽ và khoa học giữa thời gian nghỉ người và làm việc trong cũng như ngoài lao động.

c. Các biện pháp y tế khác

Về biện pháp y tế. cần lưu ý sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ người lao động, tổ chức khám tuyển, khám định kỳ phát hiện các rối loạn bệnh lý và bệnh nghề nghiệp, kịp thời có biện pháp dự phòng và điều trị. Thời gian khám sức khoẻ định kỳ cũng như tiêu chuẩn khám tuyển phải phù hợp với công việc của người lao động.

Để được tư vấn về sức khỏe bạn có thể liên hệ Bác sĩ online IVIE - Bác sĩ ơi bằng cách tải ứng dụng đặt khám online IVIE - Bác sĩ ơi - Bác sĩ ơi.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/07/2022 - Cập nhật 14/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mệt mỏi trong lao động: nguyên nhân và cách khắc phục

Mệt mỏi trong lao động: nguyên nhân và cách khắc phục

Mệt mỏi trong lao động là gì? Nguyên nhân của mệt mỏi và Biện pháp phòng chống mệt mỏi, cùng ISOHFCARE tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

14/07/2022

5364 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG