Mọc mụn luôn là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn. Mọc mụn ở viền môi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống. Ngoài ra, mọc mụn ở viền môi còn là biểu hiện của một số bệnh lý trong cơ thể. Trong bài viết hôm nay của IVIE- Bác sĩ ơi, chúng tôi sẽ chia sẻ nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.
1. Lý giải tình trạng mọc mụn ở viền môi
Mọc mụn ở viền môi là một tình trạng xảy ra tương đối phổ biến ở mọi lứa tuổi, bắt đầu bằng việc ngứa rát hoặc cảm giác bỏng rát khó chịu ở môi, sau đó xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở vùng quanh miệng. Mụn nước thường xuất hiện thành từng đám, môi có thể sưng nề hoặc không. Tình trạng này còn có thể lan ra các phần khác lân cận như trong khoang miệng, mũi, má.
Mọc mụn ở mép môi thường tồn tại từ 1-2 tuần, sau đó tự vỡ ra đóng thành vảy và tự khỏi.
Mọc mụn ở viền môi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể
2. Nguyên nhân gây ra mọc mụn ở viền môi
Tình trạng mụn mọc ở quanh miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Theo các thống kê y học, 80% nguyên nhân của tình trạng này đều do virus HSV- 1 - 1 loại virus gây bệnh Herpes. Sau đây, IVIE- Bác sĩ ơi xin tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến gây mọc mụn ở viền môi:
-
Stress, căng thẳng kéo dài: Stress trong một thời gian dài sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc gây ra mụn. Mụn có thể tập trung nhiều ở vùng mép miệng, cằm.
-
Da tiết nhiều dầu: Da mặt là vùng thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và tiết nhiều dầu nhờn, đặc biệt là với những người có làn da dầu hay hỗn hợp thiên dầu. Dầu nhờn nếu không được làm sạch sẽ dẫn đến bít tắc và gây mụn viêm.
-
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn không healthy, ăn nhiều đồ chiên rán nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cay nóng dễ dẫn đến nổi mụn, đặc biệt là mụn mọc ở mép miệng, gây mất thẩm mỹ.
-
Không vệ sinh miệng và da quanh miệng sạch sẽ: Sau khi ăn, xung quanh miệng dễ bị dính nhiều đồ ăn thừa như nước mắm, dầu mỡ, nếu không được làm sạch kĩ, bạn sẽ dễ bị mọc mụn ở viền môi.
-
Dùng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da và môi kém chất lượng: Việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc da, đặc biệt là son môi kém chất lượng hay hết hạn sử dụng đều có thể là nguyên nhân gây ra mọc mụn ở viền môi.
Stress, căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân gây mọc mụn ở viền môi
Ngoài các nguyên nhân bên ngoài hay gặp thường ngày, mọc mụn ở viền môi còn có thể là kết quả của một số bệnh lý trong cơ thể như:
-
Rối loạn hệ thống nội tiết: Nữ giới đến tuổi dậy thì hay phụ nữ có thai, sau sinh con hoặc những người mắc bệnh nội tiết có sự mất cân bằng của hormone trong cơ thể, dẫn đến rối loạn sự trao đổi chất ở da, khiến da dễ mọc mụn. Một biểu hiện thường thấy ở những người rối loạn hệ thống nội tiết là mọc mụn ở vùng cằm và xung quanh miệng.
-
Bệnh liên quan đến đường miệng: Các bệnh như nhiệt miệng, tay chân miệng thường xuất hiện các mụn nước ở vùng trong khoang miệng hay ở môi, mép môi. Khi vỡ ra, các mụn này sẽ gây vết loét và cảm giác đau rát cho người bệnh.
-
Mụn rộp sinh dục: Nếu bạn bị mọc mụn ở mép miệng có mủ, có cảm giác ngứa rát, khi vỡ tạo thành vảy thì rất có thể bạn đang bị mụn rộp sinh dục do virus Herpes simplex gây ra.
-
Sùi mào gà ở miệng: Sùi mào gà có lẽ là căn bệnh mà ai nghe đến cũng lo lắng, sợ hãi. Sùi mào gà biểu hiện đặc trưng bằng các u nhú màu hồng, ẩm ướt, không đau xuất hiện ở cơ quan sinh dục, quanh mắt, miệng. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, các u nhú này sẽ liên kết với nhau thành từng mảng như mào gà.
-
Bệnh herpes: Herpes là bệnh do virus HSV- 1 gây ra, đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các mụn nước ở quanh miệng. Trước khi xuất hiện mụn nước một vài ngày, bạn sẽ cảm thấy ngứa rát hoặc khó chịu vùng quanh miệng, sau đó là việc xuất hiện các mụn nước. Các mụn nước này thường tự vỡ ra và khỏi sau 1-2 tuần, vì vậy mọi người thường không đi khám và tìm cách điều trị.
-
Bệnh fordyce: Là các đốm hạt bã nhờn màu trắng hay vàng, xuất hiện rải rác ở vùng miệng hoặc cơ quan sinh dục. Đây là hiện tượng hoàn toàn lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh herpes cũng có thể là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các mụn nước ở quanh miệng
3. Mọc mụn ở viền môi có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám bác sĩ
Mọc mụn ở viền môi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó khăn trong ăn uống mà nó còn là dấu hiệu cảnh nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu mụn quanh miệng có các tình trạng sau:
-
Mụn chứa nhiều dịch mủ màu vàng
-
Mụn lan rộng đến nhiều vùng xung quanh như má, cằm, khoang miệng…
-
Mụn gây ngứa, rát, khó chịu
-
Mụn tồn tại dài, lâu không khỏi và tái đi tái lại nhiều lần
-
Xuất hiện các triệu chứng toàn thân như: sốt, môi khô nứt nẻ, sụt cân, thay đổi vị giác…
Mọc mụn ở viền môi có thể là dấu hiệu cảnh nhiều bệnh lý nguy hiểm
Nếu có các biểu hiện trên, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định chính xác tình trạng bệnh và có hướng xử trí thích hợp, tránh để bệnh nặng thêm và gây nhiều biến chứng.
4. Cách điều trị mọc mụn ở viền môi đơn giản tại nhà
Vậy khi gặp tình trạng mọc mụn ở viền môi thì bạn nên làm như thế nào? Sau đây IVIE- Bác sĩ ơi sẽ gợi ý cho bạn cách điều trị tình trạng này một cách hiệu quả nhất:
- Dùng kem trị mụn: Khi có mụn, bạn cần dùng các loại kem trị mụn đặc hiệu, tham khảo theo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia da liễu.
- Không dùng tay nặn mụn: Tuyệt đối không dùng tay nặn mụn tại nhà. Việc nhiễm khuẩn từ bàn tay bẩn hay không lấy hết nhân mụn sẽ dẫn đến mụn viêm nặng hơn và lan sang các vùng xung quanh.
- Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Bạn cần sắp xếp một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thay vào đó là các thực phẩm xanh sạch như rau củ, nước ép. Ngoài ra bạn nên tập thể dục để ra mồ hôi, thải trừ những độc tố trong cơ thể giúp da hồng hào và ngủ sớm để có một làn da đẹp.
- Chú trọng vệ sinh da mặt, miệng: Bạn cần tẩy trang, rửa mặt và tẩy da chết đều đặn, không chỉ thế cần chú ý lau miệng và rửa mặt mỗi khi ăn xong, tránh để thức ăn bám ở vùng quanh miệng gây mụn.
Khám da liễu tại các bệnh viện, phòng khám uy tín để được điều trị đúng và hiệu quả
- Đi khám bác sĩ: Bạn nên khám bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp, tuyệt đối tuân theo liệu trình của bác sĩ để điều trị triệt để, tránh để bệnh tái phát lại nhiều lần. IVIE - Bác sĩ ơi xin gợi ý một số địa chỉ khám da liễu mà bạn có thể tham khảo sau đây:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Bệnh viện da liễu Trung ương |
15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện da liễu Hà Nội |
79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội |
Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai |
78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc |
4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội |
Bệnh viện E |
89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội |
Tổ hợp y tế MEDIPLUS |
99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
Giá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
1900 3367
- Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và không phải chờ đợi lâu, bạn cũng có thể đặt lịch khám da liễu online trên app IVIE - Bác sĩ ơi một cách dễ dàng.
- Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
- Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;
- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;
- Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác
Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online có thể thăm khám cho bạn về tình trạng da, hỏi thăm về lối sống, sinh hoạt từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ da liễu
Tải app
Khám online để được bác sĩ da liễu tư vấn tại nhà
Mọc mụn ở viền môi nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám bác sĩ, hy vọng bài viết trên, IVIE - Bác sĩ ơi đã đem đến những thông tin bổ ích về tình trạng bệnh, cách chăm sóc da hợp lý để có một làn da vừa khỏe vừa đẹp.