Nội dung chính
  • 1. Cơ chế gây tổn thương dạ dày khi stress
  • 2. Triệu chứng bệnh dạ dày do stress
Nội dung chính
  • 1. Cơ chế gây tổn thương dạ dày khi stress
  • 2. Triệu chứng bệnh dạ dày do stress
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mối liên hệ giữa stress và bệnh dạ dày, bạn có biết?

Cơ thể là một bộ máy thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận. Não bộ và hệ tiêu hóa cũng là hai cơ quan có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Theo nghiên cứu, việc suy nghĩ nhiều, đầu óc luôn căng thẳng, stress cũng gây ra những triệu chứng bệnh dạ dày nghiêm trọng.
Nội dung chính
  • 1. Cơ chế gây tổn thương dạ dày khi stress
  • 2. Triệu chứng bệnh dạ dày do stress

1. Cơ chế gây tổn thương dạ dày khi stress

Bệnh dạ dày tại sao nguyên nhân lại do stress? Cơ chế của nó là gì? 

Thực tế, hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thần kinh ruột - giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Khi có sự căng thẳng thì hệ tiêu hóa bị ngưng trệ do hệ thống thần kinh trung ương bị trì trệ “công việc”, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, giảm tiết dịch nhầy nên dễ bị bệnh dạ dày do stress, đặc biệt nhiễm vi khuẩn HP. 

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Tuy nhiên, stress không phải lúc nào cũng xấu. Bởi ở ngưỡng thấp, lúc ấy stress sẽ là yếu tố thúc đẩy hiệu suất công việc. Song khi stress quá mức hay kéo dài, nó sẽ kích thích tăng tiết cortisol. Hormon này không chỉ ức chế những phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày mà còn làm nồng độ acid HCl và Pepsin tăng cao.

Pepsin làm tăng tính kích thích của trào ngược qua việc phá hủy lớp nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho acid HCl tiếp xúc và phá hủy niêm mạc. Ngoài ra, pepsin còn gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến chức năng cơ này yếu đi, từ đó triệu chứng trào ngược tăng lên. 

Khi triệu chứng bệnh dạ dày có chuyển biến nặng, người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Stress có thể gây ra sự co thắt ở thực quản, làm tăng acid trong dạ dày và gây ra chứng khó tiêu.

Stress có thể gây ra sự co thắt ở thực quản, làm tăng acid trong dạ dày và gây ra chứng khó tiêu.

Đồng thời, niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra các triệu chứng bệnh dạ dày nghiêm trọng.

Stress vừa là nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời là tác nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn. Mặt khác, các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này cũng khiến người bệnh thêm stress. Người bệnh gặp nhiều rắc rối, phiền toái, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, mối quan hệ và chất lượng cuộc sống.

2. Triệu chứng bệnh dạ dày do stress

Triệu chứng bệnh dạ dày ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường có những triệu chứng như:

- Đầy bụng, khó tiêu, chậm tiêu hóa hay rối loạn tiêu hóa.

- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.

- Người bệnh thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, không có sức sống.

- Thường không ăn đúng giờ và không có cảm giác thèm ăn.

- Có thể gây ra triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy.

Bệnh dạ dày có khả năng tiến triển nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo thời gian, những triệu chứng bệnh dạ dày trên diễn ra với tần suất thường xuyên hơn. Thậm chí ở một số người còn có biểu hiện khó nuốt, nuốt đau sau xương ức, khàn giọng và đau tức ngực. Lâu ngày, bệnh có thể diễn tiến thành biến chứng nguy hiểm như: sẹo hẹp thực quản, ung thư thực quản. Sẹo thực quản là hệ quả sau một quá trình viêm loét thực quản nặng, kéo dài. 

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Khi những triệu chứng tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh thường có những biểu hiện sau:

a. Đau thượng vị

Cơn đau xuất hiện ở vị trí phía trên rốn và ở dưới vùng xương ức. Bệnh nhân đau dạ dày ở vùng này sẽ có những cơn đau dữ dội hoặc những cơn đau âm ỉ kéo dài. 

b. Đau vùng giữa bụng

Khi xuất hiện triệu chứng đau ở vùng này bệnh nhân thường khó phân biệt được dấu hiệu của các bệnh lý khác vì có nhiều nội tạng tập trung ở vùng này. Đặc điểm cơn đau thường là quặn thắt hoặc âm ỉ và lan sang cả vùng bụng bên phải. Ngoài ra, bệnh nhân còn có triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng kèm theo,...

c. Đau ở vùng bụng dưới bên trái

Thường xuất hiện cơn đau khi có cảm giác đói, giảm đau khi ăn no nhưng vẫn còn cảm giác tức bụng. Một số triệu chứng kèm theo như nóng bụng, khó tiêu và đầy hơi.

Đau bụng: triệu chứng hay gặp trong bệnh dạ dày.

Đau bụng: triệu chứng hay gặp trong bệnh dạ dày.

d. Buồn nôn

Khi niêm mạc dạ dày tổn thương, bệnh nhân sẽ bị kích thích gây nên cảm giác buồn nôn và khó chịu. Tuy nhiên, có thể xuất hiện triệu chứng bệnh dạ dày này sau khi ăn, đây có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày cấp. Người bệnh có thể buồn nôn và nôn nhiều, nôn ngay sau khi ăn xong, nôn hết thức ăn.

e. Xuất huyết dạ dày

Dấu hiệu nhận biết có thể là nôn ra máu có lẫn thức ăn hoặc đi cầu ra máu, đi cầu phân đen. Khi xuất hiện triệu chứng này có nghĩa là bệnh đã rất nghiêm trọng.

Nôn ra máu.

Nôn ra máu.

Bạn không nên xem thường bệnh đau dạ dày. Khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu trên thì bạn cần phải tìm gặp bác sĩ và thăm khám để có được một phác đồ điều trị phù hợp nhất. Khi bệnh được phát  hiện sớm thì hiệu quả điều trị cũng sẽ tốt hơn.

Dạ dày là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Vì thế bạn đọc cần nắm rõ những triệu chứng của bệnh dạ dày để có phương hướng xử lý kịp thời.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh lý dạ dày, bạn nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/03/2022 - Cập nhật 22/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

10038 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3142 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3050 Lượt xem

4 Phút đọc

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu...

19/03/2022

4547 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG