Sau quá trình điều trị, phẫu thuật thì người bệnh cần sự hỗ trợ tối đa và hiệu quả để phục hồi lại các chức năng của bộ phận, cơ quan đã bị tổn thương trong và sau khi điều trị, phẫu thuật. Giúp bản thân người bệnh thích nghi lại được với môi trường sống và có khả năng tự chăm sóc bản thân, không cần dựa dẫm vào ai khác, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vậy hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu xem có những bài tập vận động trị liệu nào trong phục hồi chức năng cho người bệnh nhé!
1. Vận động trị liệu là gì? Mục đích, các bài tập và chống chỉ định của vận động trị liệu

Vận động trị liệu là chuỗi các vận động, tư thế, hoạt động thể lực được thực hiện một cách có hệ thống nhằm mục đích điều trị, phòng bệnh và PHCN
Vận động trị liệu ở người bệnh cường độ thấp hơn ở người khỏe mạnh
a. Mục đích vận động trị liệu
- Duy trì, phục hồi tầm vận động khớp, tính mềm dẻo của mô mềm Tăng cường sức mạnh, sức bền của cơ
- Điều hợp các động tác, cải thiện thăng bằng, cải thiện chức
- năng
- Tăng sức khỏe tim mạch, tăng cường khả năng gắng sức
- Đề phòng các tổn thương thứ cấp do bất động
b. Các bài tập vận động trị liệu
- Tập theo tầm vận động khớp
- Tập kháng trở
- Tập kéo giãn
- Tập chức năng
- Tập sức bền: aerobic, đi bộ nhanh, chạy, đạp xe, bơi...
c.Chống chỉ định của vận động trị liệu
- Gãy xương chưa liền
- Huyết khối TM cấp
- Bỏng, mới ghép da: Suy tim nặng, nhồi máu cơ tim cấp
- Khác: Bệnh lý cấp tính, chảy máu cấp...
2. Các bài tập vận động
- Tập vận động thụ động
- Tập chủ động có trợ giúp
- Tập chủ động
Mục đích các bài theo tầm vận động
- Duy trì sự mềm dẻo cơ
- Ngăn ngừa co rút, dính khớp, biến dạng
- Tăng cảm giác cảm thụ bản thể
- Phòng huyết khối tĩnh mạch
a. Tập vận động thụ động
Là động tác do kỹ thuật viên tập hoặc dụng cụ trợ giúp, bệnh nhân không có sự co cơ chủ động
-Chỉ định:
- Rối loạn ý thức, rối loạn nhận thức
- Liệt hoàn toàn hoặc rất yếu, cơ lực 0 -1/5
-Nguyên tắc tập vận động thụ động
- Thực hiện đều, nhẹ nhàng, theo ROM của khớp tránh chấn thương khớp
- 2 lần/ ngày, 30- 45 phút/lần
b. Tập chủ động có trợ giúp

-Là động tác tập do người bệnh tự co cơ, nhưng có sự trợ giúp của người điều trị hoăc dụng cụ để đạt hết tầm vận động khớp
-Là bước đầu tiên trong rèn luyện sức mạnh cơ: tập dưới nước
Lưu ý:
- Trợ giúp lực vừa đủ
- Giảm dần lực khi cơ lực tăng tiến
-Chỉ định: cơ lực bậc 1 - 2
c. Tập chủ động
- Là động tác do chính bệnh nhân hoàn tất không cần
có trợ giúp và kháng cản
Lưu ý: kiểm soát để tránh các cử động thay thế
-Chỉ định: cơ lực bậc 3
d. Tập kháng trở
-Là động tác tập do chính bệnh nhân hoàn tất cùng với sức cản của kỹ thuật viên hoặc dụng cụ
-Sức cản là lực từ bên ngoài tác động ngược hướng với chuyển
động của chi thể
-Chỉ định:
- Áp dụng đối với cơ lực bậc 4, 5
- Sức cản vừa phải và cố định tốt để tránh các cử động thay thế
-Mục đích: tăng cường sức mạnh, sức bền của cơ
-Bài tập của tập kháng trở
- Bài tập đẳng trường (gồng cơ tĩnh): co cơ nhưng
- không gây ra vận động khớp
- Bài tập đẳng trương: co cơ gây ra vận động khớp. Hay áp dụng là co cơ đồng tâm
e. Tập kéo giãn
-Kéo dãn được sử dụng để kéo dài cấu trúc mô mềm bị co rút, làm gia tăng tầm vận động khớp
-Do kỹ thuật viên, dụng cụ, hoặc chính bệnh nhân thực hiện.
-Chỉ định: tầm vận động khớp bị hạn chế do co rút mô mềm (cơ, tổ chức liên kết, bao khớp, da).
-Chống chỉ định:
- Khi có khối xương làm hạn chế tầm vận động khớp, chấn thương phần mềm, tụ máu, gãy xương mới
- Khi có đau cấp: do viêm, nhiễm trùng khớp, quanh khớp
3. Bài tập vận động trị liệu chức năng
-Là các bài tập vận động nhằm cải thiện một chức năng cụ thể của người bệnh
-Các bài tập theo các mức độ:
- Tập tư thế nằm
- Tập thư thế ngồi
- Tập trong thanh song song
- Tập đi với nạng, gậy
- Tập di chuyển
a. Các bài tập tư thế nằm ngồi
- Thay đổi tư thế: lăn trở, dịch chuyển trên giường
- Chuyển tư thế từ nằm sang ngồi
- Thăng bằng ngồi động và tĩnh
- Tập sự điều hợp và khéo léo
- Tập với bóng
b. Mục đích tập trong thanh song song

- Tập dồn trọng lực lên chân
- Kiểm soát thăng bằng, kiểm soát khung chậu
- Tập mạnh cơ chi trên
- Tập dáng đi cơ bản
- Tập sử dụng chân giả
c. Mục đích tập với nạng gậy
- Tập thăng bằng bên, trước, sau
- Kiểm soát khung chậu, cơ lưng
- Tập đặt nạng, gậy theo các hướng
- Tập sử dụng nẹp, chân giả
d. Tập di chuyển
- Tập dáng đi cơ bản
- Tập các kỹ thuật di chuyển khi sử dụng xe lăn, gậy, nạng
- Tập đi nhanh, chậm, vượt chướng ngại vật.
- Tập lên, xuống cầu thang
Điều cần thiết phải làm cho người bệnh sau các phẫu thuật là theo y lệnh của bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.
Ngoài ra trong vật lý trị liệu phải kể đến massage trị liệu. Liệu pháp có nhiều loại hình để giải quyết vấn đề khác nhau của cơ thể người bệnh. 2 loại hình nổi bật của masage là trị liệu và thư giãn. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau mỏi cơ khớp, thì massage trị liệu là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả. Massage trị liệu hay nói theo cách khác là massage vật lý trị liệu. Phương pháp này sử dụng các động tác bấm huyệt, xoa bóp kết hợp với việc sử dụng kết hợp các loại tinh dầu để làm sảng khoái tinh thần. Massage trị liệu giúp đả thông kinh huyệt, thư giãn và làm lưu thông tuần hoàn máu, kéo giãn cột sống, đặc biệt là giúp giảm triệu chứng đau vai gáy nhanh và hiệu quả. Nếu bạn thực hiện massage trị liệu thường xuyên 2 lần/tuần giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.