Nội dung chính
  • 1. Đôi nét về xét nghiệm công thức máu
  • 2. Xét nghiệm công thức máu dùng để làm gì? 
  • 3. Xét nghiệm công thức máu có cần nhịn ăn không? 
  • 4. Khi nào cần làm xét nghiệm công thức máu? 
Nội dung chính
  • 1. Đôi nét về xét nghiệm công thức máu
  • 2. Xét nghiệm công thức máu dùng để làm gì? 
  • 3. Xét nghiệm công thức máu có cần nhịn ăn không? 
  • 4. Khi nào cần làm xét nghiệm công thức máu? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mục đích thực hiện xét nghiệm công thức máu là gì?

Xét nghiệm công thức máu để làm gì là câu hỏi mà ISOFHCARE nhận được nhiều nhất. Trong bài viết này, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về xét nghiệm công thức máu và mục đích của loại xét nghiệm này. 
Nội dung chính
  • 1. Đôi nét về xét nghiệm công thức máu
  • 2. Xét nghiệm công thức máu dùng để làm gì? 
  • 3. Xét nghiệm công thức máu có cần nhịn ăn không? 
  • 4. Khi nào cần làm xét nghiệm công thức máu? 

1. Đôi nét về xét nghiệm công thức máu

Bạn có để ý thấy, dù là đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hay đi khám ốm sốt, mệt mỏi hoặc điều trị bệnh lý… thì bác sĩ đều yêu cần làm xét nghiệm công thức máu hay không? Vậy xét nghiệm công thức máu là gì? 

Công thức máu là một trong những xét nghiệm thường quy được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học và y khoa. Xét nghiệm giúp xác định số lượng của từng loại tế bào máu, từ đó có định hướng và chẩn đoán bệnh lý. Trong máu bao gồm ba loại tế bào lơ lửng trong chất lỏng, gọi là huyết tương (plasma): các tế bào máu trắng (bạch cầu), các tế bào máu đỏ (hồng cầu), tiểu cầu (PLTs). Tình trạng các tế bào trong máu giúp bác sĩ tầm soát, đánh giá một số số tình trạng bệnh lý. 

Công thức máu là một trong những xét nghiệm thường quy được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học và y khoa.

Công thức máu là một trong những xét nghiệm thường quy được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học và y khoa.

Trước đây, công thức máu được thực hiện bằng các dụng cụ đếm tay để xác định các loại tế bào máu. Ngày nay, mẫu máu được đưa vào các máy đếm tự động, do đó công việc trở nên đơn giản hơn nhiều. Các kết quả công thức máu không chỉ cung cấp thông tin số lượng các tế bào mà còn cung cấp thêm các chỉ số đặc tính vật lý của một số tế bào. 

2. Xét nghiệm công thức máu dùng để làm gì? 

Xét nghiệm công thức máu thường được sử dụng để: 

Sàng lọc một số bệnh lý đặc trưng bởi những thay đổi nghiêm trọng về số lượng tế bào máu. Xét nghiệm công thức máu biết được bệnh gì? Các bệnh như: bệnh nhiễm trùng, bệnh ung thư, các bệnh nhân tiếp xúc hóa chất độc hại…

Theo dõi diễn biến bệnh lý của một số bệnh như: bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng), u bạch huyết, các bệnh liên quan tới máu, các bệnh lý mãn tính…

Theo dõi tác dụng phụ của một số thuốc có khả năng ức chế hoạt động của tuỷ xương. Điều này đặc biệt quan trọng với một số bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư máu, u bạch huyết, những người phải điều trị hoá chất hay xạ trị. Nếu số lượng tế bào máu giảm xuống mức quá thấp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nhập viện ngay. Bởi lúc này họ có nguy cơ nhiễm tùng cao, chảy máu hay các biến chứng nghiêm trọng, đe doạ tính mạng khác.

Theo dõi diễn biến bệnh lý của một số bệnh.

Theo dõi diễn biến bệnh lý của một số bệnh.

3. Xét nghiệm công thức máu có cần nhịn ăn không? 

Nếu mẫu máu của bạn chỉ xét nghiệm công thức máu toàn bộ, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường trước khi lấy máu xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu mẫu máu được sử dụng cho các xét nghiệm khác như xét nghiệm sinh hoá, miễn dịch… bạn cần nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng tuỳ loại xét nghiệm. Do đó, trước khi lấy máu xét nghiệm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất. 

4. Khi nào cần làm xét nghiệm công thức máu? 

Bảng xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm thông thường, được thực hiện trong nhiều trường hợp khác nhau như: 

a. Đánh giá sức khoẻ tổng thể

Thông qua kết quả công thức máu toàn bộ, bác sĩ sẽ đánh giá sức khoẻ tổng thể của bạn và theo dõi sức khoẻ chung. Chỉ định này thường được bác sĩ cho khi khám sức khỏe tổng quát, khám sức khỏe xin việc, tầm soát bệnh…

b. Chẩn đoán bệnh lý

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm công thức máu toàn bộ nếu bạn có những dấu hiệu sức khoẻ như mệt mỏi, sốt, viêm, bầm tím, chảy máu,… Kết quả xét nghiệm công thức máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng. Nếu bác sĩ nghi ngờ bị nhiễm trùng, kiểm tra công thức máu cũng có thể giúp khẳng định chẩn đoán.

c. Theo dõi tình trạng bệnh lý 

Nếu người bệnh đã được chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu như thiếu máu, bệnh bạch cầu, đa hồng cầu… Bác sĩ có thể sử dụng công thức máu toàn bộ để theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh. 

d. Theo dõi quá trình điều trị 

Ngoài ra, kết quả công thức máu toàn bộ còn được sử dụng để theo dõi sức khoẻ nếu người bệnh đang có các phương pháp điều trị, dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu.

Kết quả công thức máu toàn bộ còn được sử dụng để theo dõi sức khoẻ nếu người bệnh đang có các phương pháp điều trị.

Kết quả công thức máu toàn bộ còn được sử dụng để theo dõi sức khoẻ nếu người bệnh đang có các phương pháp điều trị.

Các kết quả bất thường trong xét nghiệm công thức máu phản ảnh rất nhiều tình trạng bệnh lý của cơ thể. Vì vậy, bạn nên chủ động xét nghiệm và thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân. 

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi chi tiết cần tư vấn hoặc đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất..

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/04/2022 - Cập nhật 23/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các chỉ số trong kết quả xét nghiệm công thức máu

Các chỉ số trong kết quả xét nghiệm công thức máu

Thông qua kết quả xét nghiệm công thức máu, xác định các chỉ số về hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu, bác sĩ sẽ chẩn đoán sớm, dự phòng các bệnh lý ở người bệnh....

23/04/2022

10737 Lượt xem

7 Phút đọc

Mục đích thực hiện xét nghiệm công thức máu là gì?

Mục đích thực hiện xét nghiệm công thức máu là gì?

Xét nghiệm công thức máu để làm gì là câu hỏi mà ISOFHCARE nhận được nhiều nhất. Trong bài viết này, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về xét...

23/04/2022

2093 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG