Nội dung chính
  • 1. Nạo VA là gì?
  • 2. Khi nào cần nạo VA cho trẻ?
  • 3. Quy trình nạo VA cho trẻ
  • 4. Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không?
Nội dung chính
  • 1. Nạo VA là gì?
  • 2. Khi nào cần nạo VA cho trẻ?
  • 3. Quy trình nạo VA cho trẻ
  • 4. Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nạo VA là gì? Có nguy hiểm không? Tất tần tật những điều bạn cần biết về nạo VA

Nạo VA cho trẻ được thực hiện khi tình trạng viêm VA ở trẻ nhỏ tái phát nhiều lần gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nạo VA là gì? Có nguy hiểm không? Đây là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh khi bác sĩ khuyên nạo VA cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về thủ thuật nạo VA để phụ huynh có thêm những thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bé.
Nội dung chính
  • 1. Nạo VA là gì?
  • 2. Khi nào cần nạo VA cho trẻ?
  • 3. Quy trình nạo VA cho trẻ
  • 4. Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không?

 

1. Nạo VA là gì?

VA là tên viết tắt từ cụm từ tiếng Pháp “Végétation Adénoides”, tiếng Anh là adenotonsillar hay adenoid. Trong y khoa, VA là một tổ chức lympho nằm trong vòm họng đảm nhiệm chức năng nhận diện các loại vi khuẩn. Từ đó giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể nhằm tiêu diệt những loại vi khuẩn xâm nhập gây hại cho vòm họng. 

VA phát huy được hết tác dụng trong khoảng thời gian trẻ từ 6 tháng tuổi tới 4 tuổi khi trẻ sử dụng hết kháng thể tự nhiên được di truyền từ mẹ trong thai kỳ và hệ miễn dịch của bản thân bắt đầu phát triển. Khi vi khuẩn xâm nhập ồ ạt vào vòm họng khiến VA không thể đáp ứng kịp thời gây ra hiện tượng viêm VA.

Nạo VA là thủ thuật được tiến hành để cắt bỏ VA. Khi vi khuẩn, virus xâm nhập ồ ạt mà sức đề kháng của trẻ kém sẽ rất dễ dàng gây ra tình trạng viêm VA. Nếu không tiến hành điều trị thì bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của bé.

2. Khi nào cần nạo VA cho trẻ?

Không phải trường hợp nào cũng tiến hành nạo VA mà trước khi nạo bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán. Nếu trẻ ở một trong những trường hợp dưới đây thì cần phải tiến hành thủ thuật nạo VA:

- VA bị viêm tái đi tái lại nhiều lần không khỏi.

- Viêm VA gây ra biến chứng viêm tai giữa, viêm thanh quản, khí quản, viêm xoang.

- Viêm VA gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, chảy máu.

- VA bị phình, sưng gây tình trạng tắc nghẹt mũi kéo dài, điều trị nội khoa không thuyên giảm.

- Bé khó thở, ngưng thở khi ngủ.

Trường hợp không nên nạo VA cho trẻ như trẻ đang gặp vấn đề liên quan tới đường hô hấp (cúm, viêm đường hô hấp cấp), bệnh về máu, bệnh về tim, trẻ đang sử dụng thuốc hoặc tiêm thuốc phòng dịch.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa. 

3. Quy trình nạo VA cho trẻ

Nạo VA là một thủ thuật khá đơn giản, có thể được thực hiện khi gây mê hoặc gây tê tại chỗ. Quá trình nạo VA được diễn ra trong vòng vài phút. Trẻ sau khi nạo VA có thể ăn uống bình thường không cần phải kiêng gì. Quy trình nạo VA được diễn ra theo 5 bước như sau:

Bước 1: Thăm khám, kiểm tra

Việc đầu tiên khi trẻ tới các cơ sở y tế để nạo VA là sẽ được bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng thăm khám, kiểm tra. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn cho phụ huynh có nên nạo VA cho bé hay không? Cũng như một số vấn đề liên quan tới thủ thuật này.

Bước 2: Tiến hành chụp chiếu, làm xét nghiệm

Sau khi đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bé có đủ điều kiện nạo VA hay không, tiếp theo bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm, chụp chiếu. Thông thường là làm xét nghiệm máu, chụp Xquang phổi, tim.

Bước 3: Gây tê hoặc gây mê

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé mà bác sĩ tư vấn khi nạo VA nên tiêm thuốc gây mê hay gây tê tại chỗ.

Bước 4: Nạo VA

- Đặt bấc mũi tẩm thuốc co mạch trong khoảng 3 – 5 phút.

- Mở miệng bằng dụng cụ.

- Luồn sonde hoặc dây hút qua mũi xuống họng, buộc 2 đầu dại ở phần cửa mũi để kéo lưỡi gà ra trước.

- Đưa dụng cụ nạo VA qua đường miệng vào vòm họng, tỳ sát vào tổ chức VA bị viêm, lưu ý không làm tổn thương thành sau của vòm họng.

- Dùng kẹp dài kẹp chặt bông tẩm oxy già ấn sát vào trần vòm trong khoảng 1 – 2 phút.

Bước 5: theo dõi sau khi nạo VA

Sau khi nạo VA trẻ cần được theo dõi tình trạng máu có còn chảy trong 1 giờ đầu, sau 1 – 2 giờ mới cho ăn.

4. Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không?

Nạo VA có nguy hiểm không? Câu trả lời là không nguy hiểm bởi đây là kỹ thuật phẫu thuật phổ biến và an toàn. Hiện nay kỹ thuật máy móc hiện đại nên ít gây ra tình trạng đau đớn. Đồng thời đây cũng là phương pháp không ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ. Bởi VA chỉ là một phần trong nhiều tế bào của hệ miễn dịch đường hô hấp của trẻ nhỏ. Ngoài VA còn có nhiều hệ miễn dịch đường hô hấp khác như: amidan đáy lưỡi, amidan khẩu cái,...

Tuy nhiên nạo VA cũng có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:

- Có thể xảy ra tình trạng chảy máu sau khi nạo VA: Chảy máu vùng nạo sẽ diễn ra vào những ngày đầu sau khi nạo. Xuất hiện 5 – 7 ngày sau đó khi lớp phủ vảy vùng viêm bị bong ra. Trong trường hợp chảy máu quá nhiều phải truyền máu, tuy nhiên trường hợp này hiếm gặp.

- Có thể nhiễm trùng vị trí nạo do dụng cụ y tế chưa được vô trùng hoặc chưa tuân thủ chế độ kiêng khem theo chỉ định của bác sĩ.

- Trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ dị ứng với thuốc gây mê hoặc gây tê khiến trẻ bị rối loạn hô hấp.

- Một số trẻ còn thay đổi giọng, đồ ăn loãng hoặc đặc bị thoát ra từ mũi. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ có liệu pháp thích hợp nhất.

Nạo VA không gây quá nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho trẻ các bậc phụ huynh cần đưa bé tới các cơ sở y tế với cơ sở vật chất hạ tầng tiên tiến, hiện đại với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Bài viết trên đây IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp một số thông tin cần thiết về phương pháp nạo VA cho trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về phương pháp này vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được trao đổi với bác sĩ và được tư vấn cụ thể sớm nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/05/2021 - Cập nhật 14/06/2021
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nạo VA là gì? Có nguy hiểm không? Tất tần tật những điều...

Nạo VA là gì? Có nguy hiểm không? Tất tần tật những điều...

Nạo VA cho trẻ được thực hiện khi tình trạng viêm VA ở trẻ nhỏ tái phát nhiều lần gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nạo VA là gì? Có nguy hiểm không? Đây là...

Icon thời gian
23/05/2021
2304 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG