Hiện nay, không ít phụ huynh nghĩ đến việc đưa trẻ đi cắt amidan sau những đợt viêm amidan tái phát để giúp trẻ thoát khỏi những cơn sưng đau nơi hầu họng. Liệu rằng nạo VA có nguy hiểm không? Thời điểm nào nên nạo VA? iSofHcare sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới dây.
1) VA và những điều cần biết
VA là tổ chức lympho nằm ở ngã ba hầu họng. Nó thuộc vòng Waldeyer - cơ quan đầu tiên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. VA có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn đồng thời cũng là cửa ngõ của đường thở ở trẻ em. Bởi vậy khi hít thở, nên virus – vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào VA. Với vai trò tạo kháng thể phải chiến đấu với tác nhân xâm nhập, VA cũng có thể bị viêm nhiễm. VA phát triển từ 6 tháng, đến 6 tuổi thì VA teo lại mà biến mất hoàn toàn ở tuổi vị thành niên.
Viêm VA chiếm 30% bệnh lý đường hô hấp trên. Bệnh khiến trẻ sốt cao, chảy nước mũi, họng sưng đỏ, đêm ngủ ngáy. Các triệu chứng này làm cho bố mẹ mệt mỏi và cũng khiến trẻ tự ti với bạn bè xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị viêm VA cũng gây không ít tốn kém cho bố mẹ. Viêm tái đi tái lại có thể đưa đến viêm tai giữa, chứng ngưng thở khi ngủ, áp xe thành họng, thậm chí câm điếc, chậm phát triển thể chất tinh thần. Trẻ bị viêm VA tái đi tái lại khiến bố mẹ không khỏi xót xa và nghĩ đến việc điều trị dứt điểm như nạo VA. Vậy nên bố mẹ cần có kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé.
Để dự phòng viêm VA, trẻ cần: Nâng cao sức đề kháng, rèn luyện thể chất và tinh thần, dinh dưỡng hợp lý. Loại bỏ hoặc hạn chế nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây viêm VA. Tránh bị nhiễm lạnh. Vệ sinh tốt mũi – họng – răng – miệng, chú ý khi có những vụ dịch cúm, sởi, ho gà… Khi bị viêm VA, điều trị sớm, đúng và triệt để để tránh các biến chứng kết hợp với tái khám và theo dõi sau điều trị cũng vô cùng quan trọng.
2) Vậy thời điểm nào nên nạo VA?
Lứa tuổi phù hợp nhất là sau 2 tuổi, hoặc trẻ từ 10 kg trở lên thì có thể nạo VA. Nhưng khi viêm VA đã gây nhiều biến chứng thì có thể nạo sớm hơn. Ở trẻ lớn và người lớn còn tồn tại VA, nên gửi bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh tìm tổn thương u sau khi nạo VA.
Chỉ định nạo VA được bác sĩ cân nhắc khi trẻ thuộc các trường hợp sau: VA bị viêm lặp đi lặp lại nhiều lần khiến trẻ hay sốt vặt, ngạt mũi, chảy mũi, ho kéo dài; VA quá lớn gây chèn ép đường thở, trẻ ngủ ngáy, đặc biệt có cơn ngưng thở khi ngủ. Hay biến chứng viêm tai giữa, viêm họng, viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần điều trị mãi không hồi phục.
Các trường hợp không nạo VA: Trẻ có bệnh về máu, có rối loạn đông, chảy máu. Trẻ đang viêm cấp hoặc đang bị một bệnh cấp tính khác, đang mắc một bệnh mạn tính tiến triển như lao, viêm thận,…cần ưu tiên điều trị trước khi nạo VA. Tại thời điểm địa phương đang có vụ dịch lưu hành không nên nạo VA. Lý do là vì VA vẫn có vai trò miễn dịch cho cơ thể. Nạo VA tại thời điểm có dịch khiến VA vừa bị mất đi trong khi với cơ thể mệt mỏi sau 1 cuộc phẫu thuật nên trẻ dễ mắc phải dịch bệnh và lâu khỏi hơn. Trẻ sứt môi, hở hàm ếch, màn hầu lưỡi gà ngắn,… dễ gây thêm rối loạn về nói như nói ngọn hoặc nói giọng mũi hở…
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!
3) Nạo VA có nguy hiểm không?
VA là tổ chức miễn dịch của cơ thể, nó xử lý các tác nhân xâm nhập theo đường hầu họng. Theo 1 vài nghiên cứu cho rằng, khi nạo VA ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy, nạo VA nên tuân theo các chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị nội khoa của viêm VA, có những sai lầm mà bố mẹ mắc phải khiến tình trạng của trẻ nặng hơn, tăng tỉ lệ nạo VA. Đó là tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc không đúng liều lượng và thời gian, tự ý ngưng thuốc khi thấy bé giảm triệu chứng. Vô tình sự thiếu hiểu biết của bố mẹ làm tình trạng của bé nặng hơn hoặc nhanh tái phát hơn, không tránh khỏi chỉ định nạo VA trong những lần mắc bệnh tiếp theo.
4) Thủ thuật nạo VA
a. Chuẩn bị
Người bệnh sẽ được xét nghiệm đầy đủ, khám toàn thể, hỏi về tiền sử dị ứng và toàn thân. Đo nhiệt độ, nhịn ăn, nhịn uống trước nạo.
b. Kỹ thuật nạo VA
Nạo VA là dùng một loại dụng cụ (thìa nạo La Force hoặc thìa nạo Moure) xén bớt làm mỏng tổ chức VA vốn do viêm nhiễm, quá phát vừa dày vừa to nằm ở nóc vòm mũi họng. Nếu như Moure bàn nạo xén từ trên xuống, các mảnh VA rơi tự do trong họng (hoặc có bộ phận răng giữ lại), còn bàn nạo La Force xén từ dưới lên các mảnh VA được hứng trong rỗ, không bị rơi xuống họng, rất an toàn.
Như vậy dù nạo với dụng cụ gì thì tổ chức VA cũng được nạo, xén mỏng vết thương để bộc lộ , tự do… chỉ chấm thuốc cầm máu chứ không thể khâu lại.
Phương pháp vô cảm được lựa chọn khi nạo VA là chỉ xịt thuốc tê hoặc bôi thuốc tê. Ở nước ngoài, nạo VA và cắt A đều gây mê. Mục đích là để trẻ không bị sợ sệt, không thay đổi tâm lý sau nạo VA.
Nạo VA thông thường sẽ kéo dài 30 – 60 phút. Nạo VA, cắt Amidan đôi khi được chỉ định phối hợp.
c. Theo dõi sau nạo VA
Dị ứng thuốc: Ở nước ta chỉ bôi thuốc tê lên bề mặt VA hoặc không gây tê, mê gì nên vấn đề dị ứng thuốc cũng ít khi xảy ra. Người nhà cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử dị ứng, và tình trạng chung của trẻ để đối phó các bất thường xảy ra khi tiến hành nạo.
Tai biến dị vật đường thở: Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, mảnh VA, cục bông cầu, ngay cả máu lọt vào đường thở sẽ có hội chứng xâm nhập. Vì vậy phải theo dõi tiếp sau nạo.
Chảy máu: Là vấn đề quan tâm hàng đầu của bác sĩ Tai mũi họng. Theo dõi cầm máu cần tối thiểu 2 giờ trước khi được về nhà. Các theo dõi chảy máu là quan sát ở cửa mũi trước và nước bọt nhổ ra, nhưng trẻ em thường nuốt nước bọt nên phải đè lưỡi kiểm tra thành sau họng.
Nạo VA có nguy hiểm không? Thời điểm nào nên nạo VA
Ăn uống: 2 giờ sau nạo nếu không chảy máu thì người bệnh mới được ăn, chỉ nên cho uống sữa lạnh, sữa chua… Buổi chiều cho ăn súp, nước cháo, phở… Ngày hôm sau cho ăn mềm. Ngày thứ 3 có thể trở lại ăn uống bình thường.
Nhiễm trùng: Thông thường sau nạo chỉ nhỏ mũi, không cần dùng kháng sinh. Nếu có nhiễm trùng thì sốt cao, kèm chảy mũi vàng xanh, ngạt mũi… trẻ kém ăn, kém chơi. Có thể do bệnh nhi trong thời kỳ ủ bệnh viêm long hô hấp trên, do dụng cụ nạo thiếu vô trùng, sức đề kháng trẻ quá yếu. Lúc này phải cho kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, nhỏ thuốc sát trùng và co mạch.
Như vậy trong suốt quy trình nạo VA, các biến chứng có thể gặp phải là chảy máu, nhiễm trùng, dị ứng, khó ăn uống. Đặc biệt, còn 1 biến chứng mà bác sĩ và gia đình hay bỏ sót, đó là ảnh hưởng tâm lý trẻ nhỏ. Nạo VA có khiến trẻ sợ hãi quá độ, có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ.
Có thể nói rằng, nạo VA là 1 thủ thuật được sử dụng phổ biến để giải quyết các triệu chứng “nặng” của trẻ. Tuy nhiên những rủi ro có thể xảy đến khi nạo VA. Nạo VA ở con bạn có nguy hiểm hay không? Không ai có thể đảm bảo được. Bạn cần tham khảo thật kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có nạo VA hay không và thời điểm nạo.
Hi vọng rằng những thông tin mà IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn là hữu ích. Mong rằng những lời khuyên của IVIE - Bác sĩ ơi phần nào sẽ giúp bé khỏe mạnh và hạnh phúc, giúp bố mẹ vơi bớt nỗi lo lắng. Mọi chi tiết thắc mắc hoặc liên hệ đặt lịch khám, vui lòng gọi theo hotline của IVIE - Bác sĩ ơi care để được hỗ trợ tư vấn.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh