Nội dung chính
  • 1) Bé ho, sổ mũi do đâu?
  • 2) Diễn tiến của ho, sổ mũi thông thường
  • 3) Trẻ có cần dùng kháng sinh?
  • 4) Khi nào trẻ cần dùng kháng sinh?
  • 5) Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
Nội dung chính
  • 1) Bé ho, sổ mũi do đâu?
  • 2) Diễn tiến của ho, sổ mũi thông thường
  • 3) Trẻ có cần dùng kháng sinh?
  • 4) Khi nào trẻ cần dùng kháng sinh?
  • 5) Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bé bị ho, sổ mũi có cần dùng kháng sinh?

Thời tiết thay đổi khiến các bé hay bị ho, sổ mũi. Những lúc như vậy bố mẹ thường rất lo lắng và mong muốn bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh. Vậy có thực sự cần dùng kháng sinh cho bé ho, sổ mũi hay không? iSofHcare sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1) Bé ho, sổ mũi do đâu?
  • 2) Diễn tiến của ho, sổ mũi thông thường
  • 3) Trẻ có cần dùng kháng sinh?
  • 4) Khi nào trẻ cần dùng kháng sinh?
  • 5) Lời khuyên cho các bậc phụ huynh

 

1) Bé ho, sổ mũi do đâu?

Từ 0 - 3 tuổi, trẻ hay bị ho, hắt xì, chảy mũi có thể sốt nhẹ là biểu hiện bình thường. Bởi đây là thời điểm trẻ bắt đầu tiếp xúc với tác các nhân lạ từ môi trường.

Ho, chảy mũi ở trẻ là biểu hiện tự nhiên khi gặp tác nhân xâm nhập đường hô hấp trên để bảo vệ đường thở của trẻ. 60-70% tác nhân xâm nhập đường thở ở trẻ là vi rút. Các bệnh mà trẻ thường gặp phải là cảm lạnh, viêm mũi họng cấp, viêm mũi cấp, viêm họng, hay viêm mũi dị ứng... Thông thường, trẻ sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày mà không cần điều trị. Trong trường hợp bệnh do vi khuẩn, các triệu chứng sẽ không tự khỏi và có biểu hiện nặng hơn.

2) Diễn tiến của ho, sổ mũi thông thường

Các triệu chứng ho, ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi thường gặp trong viêm mũi họng, viêm hô hấp trên hay cảm lạnh. Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh – vi rút xâm nhập vào cơ thể nhưng chưa gây ra triệu chứng. Giai đoạn này kéo dài 2-3 ngày, khi đủ số lượng sẽ gây ra triệu chứng.

Giai đoạn 2: Giai đoạn khởi phát, các triệu chứng còn nhẹ nhàng, thường diễn ra trong 2 - 3 ngày đầu tiên với triệu chứng nghẹt mũi, thở khò khè, hắt xì hơi, ho khan, nước mũi trong chảy ra.

Giai  đoạn 3: Giai đoạn toàn phát. Tất cả triệu chứng bùng lên, mũi trong chuyển sang mũi xanh vàng mũi đặc. Đây không phải là biểu hiện của bội nhiễm, mà là hiện tượng hết sức bình thường của 1 đợt bệnh do sự tập trung của các bạch cầu đa nhân đến để chống lại vi trùng, màu của men do bạch cầu tiết ra có màu vàng. Ho có thể từ ho khan sang ho đàm, ho rất nhiều, có thể vào đêm khiến em bé ói ra đàm hoặc thức ăn. Triệu chứng rầm rộ vào ngày thứ 3, 4,5 thậm chí là ngày thứ 6. Khi bước sang ngày thứ 7, các triệu chứng giảm đi.

Bé bị ho, sổ mũi có cần dùng kháng sinh?

Giai đoạn 4: Lui bệnh, trung bình từ 7-10 ngày là khỏi, có trẻ bị lâu hơn do cơ địa viêm mũi ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm hoặc hút phải khói thuốc lá.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

3) Trẻ có cần dùng kháng sinh?

a. Thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn, không phải vi rút

Thuốc kháng sinh có tác dụng đối với những trường hợp trẻ nhiễm bệnh do vi khuẩn, và không đáp ứng nếu tác nhân gây bệnh là virus. Cần biết rằng cảm lạnh thông thường và cảm cúm đều do virut gây ra. 

Viêm tiểu phế quản khiến trẻ thở khò khè và có thể sốt cao, nguyên nhân chủ yếu do virus như Rhinovirus, Coronavirus, RSV, Influenza virus, Parainfluenza virus,.... Hầu hết nguyên nhân gây viêm xoang là do virus. Các triệu chứng là có nhiều chất nhầy trong mũi và chảy nước mũi  sau. Chất nhầy có màu không có nghĩa là con bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

b. Thuốc kháng sinh có rủi ro

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là lý do phổ biến khiến trẻ phải đến phòng cấp cứu. Thuốc có thể gây tiêu chảy hoặc nôn mửa và khoảng 5 trong số 100 trẻ em bị dị ứng với chúng. Phản ứng dị ứng này có thể gây sốc, đe dọa đến tính mạng.

Việc lạm dụng kháng sinh khiến vi khuẩn thay đổi bản thân nó để thích nghi liên tục. Do đó kháng sinh không còn hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn. Đây được gọi là “kháng thuốc kháng sinh”. Khi vi khuẩn kháng lại các loại thuốc được sử dụng để điều trị chúng, bệnh nhiễm trùng sẽ dễ dàng lây lan từ người sang người hơn. 

Ở nước ta, việc tự ý dùng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ là một vấn đề đáng báo động. Việc lạm dụng kháng sinh hay dùng kháng sinh không đánh trúng tác nhân khiến bệnh cũng sẽ không khỏi và tăng tỉ lệ kháng thuốc.

c. Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng lúc là lãng phí tiền bạc

Hầu hết thuốc kháng sinh không tốn nhiều chi phí, nhưng mua thuốc khi không cần dùng đến thì thật lãng phí. Hơn nữa, trong đường hợp đề kháng kháng sinh, có thể phải tiêu tốn hàng nghìn đô la để điều trị.

d. Một vài phiền toái

Việc uống thuốc đối với trẻ là 1 loại sang chấn tâm lý vì khi uống thuốc làm trẻ lo sợ, khóc thét. Hơn nữa khi dùng đến kháng sinh đường tiêm, có thể kéo dài đến trên 7 ngày, trẻ sẽ rất đau và không thoải mái khi phải giữ lại vein.

Suy nghĩ dùng kháng sinh để dự phòng là sai lầm và hoàn toàn không cần thiết. Kháng sinh không đem lại lợi ích gì khi tác nhân là virus, ngược lại tác hại còn nhiều hơn cả lợi ích.

4) Khi nào trẻ cần dùng kháng sinh?

Việc điều trị kháng sinh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết và có bằng chứng trẻ bội nhiễm vi khuẩn:

  • Tình trạng ho không thuyên giảm trong 14 ngày.

  • Các triệu chứng của nhiễm trùng xoang không thuyên giảm trong 10 ngày, hoặc chúng thuyên giảm và sau đó lại trở nên tồi tệ hơn.

  • Con của bạn bị chảy nước mũi và sốt ít nhất 38,5 độ C trong vài ngày liên tiếp, hoặc chảy nước mũi và đau đầu không giảm.

  • Nếu trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn.

  • Bệnh ho gà (ho gà) được chẩn đoán.

  • Con của bạn bị viêm họng, dựa trên xét nghiệm liên cầu nhanh hoặc cấy dịch họng.

Hãy nhớ rằng đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu bị sốt trên 38,5 độ C. Bởi vì trẻ có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng và cần dùng kháng sinh.

5) Lời khuyên cho các bậc phụ huynh

Tốt nhất, gia đình không nên tự ý dùng kháng sinh cho trẻ hoặc tự ý mua thuốc tại địa chỉ không rõ ràng. Ở bé ho, sổ mũi, bố mẹ nên cho bé đi khám khi có 1 trong các triệu chứng sau:

  • Sốt gợi ý nhiễm vi khuẩn hoặc bội nhiễm: Sốt cao liên tục 39-40 độ hầu như không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nghĩa là trẻ không hạ sốt sau 4-6h uống thuốc hạ sốt đúng liều. Sốt trên 39 độ và kéo dài quá 48 giờ. Sốt dưới 39 độ kéo dài quá 4 ngày không khỏi. Ban đầu trẻ không sốt nhưng ho, sổ mũi được 2-3 ngày thì đột ngột sốt lên. Mới đầu có sốt, kéo dài 2-3 ngày thì khỏi, nghỉ sốt 1-2 ngày sau đó sốt cao trở lại. Mẹ cảm thấy đợt sốt này “rất khác” so với các đột sốt khác.

  • Bé đau tai hoặc có vẻ đau tai: Trẻ lớn sẽ kêu đau tai, khóc và chỉ đau tai. Trẻ nhỏ thì quấy khóc vô cớ, khóc ré lên khi bị đụng vào tai, bé có thể đưa tay lên vò tai, đập tai, bứt tai, ngoáy tai,... và lộ vẻ bứt rứt khó chịu.

  • Bé thở nhanh: Bạn cần đếm nhịp thở cho bé khi bé ngủ say, thân nhiệt < 38 độ C. Trẻ được gọi là thở nhanh khi: < 2 tháng tuổi: >60 lần/phút, 2 tháng – 12 tháng: >50 lần / phút, 1 tuổi – 5 tuổi: > 40 lần / phút, > 5 tuổi: > 30 lần/ phút.

  • Bé bị rút lõm lồng ngực.

  • Ho, sổ mũi kéo dài quá 10 ngày liên tục không thuyên giảm chút nào.

Tóm lại cần đưa trẻ đến khám khi có ho, sổ mũi kèm các triệu chứng trên. Tại cơ sở khám chữa bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có sử dụng kháng sinh hay không và loại kháng sinh phù hợp dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết hợp với cận lâm sàng. Các bố mẹ đừng sốt ruột hay quá lo lắng vì bé chưa được dùng kháng sinh bởi rằng có thể tác hại nhiều hơn ích lợi.  

Mọi thắc mắc, lo lắng bố mẹ có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn cụ thể. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bậc làm cha mẹ, giúp giải quyết phần nào nỗi lo lắng của gia đình. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/06/2021 - Cập nhật 10/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm họng mãn tính có chữa khỏi được không?

Viêm họng - bệnh lý gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và mang lại vô vàn phiền phức trong cuộc sống. Viêm họng mãn tính dai dẳng lâu ngày không khỏi, bạn lo ...

Icon thời gian
01/06/2021
3398 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Nạo VA có nguy hiểm không? Thời điểm nào nên nạo VA

Hiện nay, không ít phụ huynh nghĩ đến việc đưa trẻ đi cắt amidan sau những đợt viêm amidan tái phát để giúp trẻ thoát khỏi những cơn sưng đau nơi hầu họng....

Icon thời gian
01/06/2021
4922 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

Bé bị ho, sổ mũi có cần dùng kháng sinh?

Thời tiết thay đổi khiến các bé hay bị ho, sổ mũi. Những lúc như vậy bố mẹ thường rất lo lắng và mong muốn bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh. Vậy có thực sự cần...

Icon thời gian
01/06/2021
27676 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

Mùa hè, kẻ thù khó tránh của viêm xoang

Mọi người đã ngửi thấy thoang thoảng đâu đây “mùi mùa hè” chưa? Đối với rất nhiều người, thứ gợi nhớ về mùa hè không phải là hoa phượng đỏ cũng chẳng phải...

Icon thời gian
22/04/2021
3083 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG