Nội dung chính
  • 1. Động kinh tác động đến cơ thể người bệnh như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh động kinh
  • 3. Các dạng động kinh thường gặp
  • 4. Các biện pháp xử trí và phục hồi chức năng đối với người bệnh
Nội dung chính
  • 1. Động kinh tác động đến cơ thể người bệnh như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh động kinh
  • 3. Các dạng động kinh thường gặp
  • 4. Các biện pháp xử trí và phục hồi chức năng đối với người bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Người mắc bệnh động kinh liệu đã thực sự nhận được phương pháp điều trị thích hợp?

Bệnh động kinh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà sẽ theo người bệnh đến suốt cuộc đời. Chính vì vậy người bệnh sau khi được chẩn đoán và điều trị cần có biện pháp phục hồi chức năng nhằm làm giảm những triệu chứng của bệnh để tránh những hậu quả gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của người bệnh, nhằm đưa người bệnh về cuộc sống bình thường.
Nội dung chính
  • 1. Động kinh tác động đến cơ thể người bệnh như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh động kinh
  • 3. Các dạng động kinh thường gặp
  • 4. Các biện pháp xử trí và phục hồi chức năng đối với người bệnh

1. Động kinh tác động đến cơ thể người bệnh như thế nào?

Động kinh là những cơn mất ý thức ngăn, định hình đột ngột, có khuynh hướng chu kỳ tái phát, khi lên cơn có thể không kiểm soát được. 

Cơn động kinh: bệnh nhân ngã xuống bất kỳ lúc nào, bất kỳ bí não, ngay cả lúc ngủ, co giật chân tay nhịp nhàng, mặt trợn ngược, có thể sùi bọt mép, có thể đại tiểu tiện trong cơ, cơn nặng có thể hôn mê.

Động kinh là những cơn mất ý thức ngăn, định hình đột ngột, có khuynh hướng chu kỳ tái phát, khi lên cơn có thể không kiểm soát được.

2. Nguyên nhân gây bệnh động kinh

Động kinh do não bị tổn thương hoặc do tình trạng bất bình thường của não bao gồm 

  • Tổn thương não; nguyên nhân này chiếm ít nhất 1/3 tổng số. Tổn thương có thể là trước sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. 
  • Có yếu tố gia đình: chiếm 1/3 trường hợp. 
  • Không rõ nguyên nhân: 1/3 trường hợp không tìm thấy nguyên nhân là do gia đình hoặc tổn thương não.

3. Các dạng động kinh thường gặp

a. Động kinh cơn lớn

- Cơn kích thích toàn bộ vỏ não. 

- Triệu chứng báo trước:

  • Thay đổi tính tình. 
  • Đau đầu, ngủ không yên giấc.
  • Có thể ăn nhiều, đói nhiều, ho, rối loạn tiêu hoá.
  • Các cử động bất thường, kích thích hoặc thờ ơ.
  • Mất đảo ngược, mồm kêu la. 

Tiếp theo là con động kinh chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn tăng trương lực: mất ý thức, tất cả các cơ gồng cứng, mắt đảo, mặt tím, tím bầm cơ thể, tay nắm chặt, có thể cắn răng vào lưỡi.

- Giai đoạn co giật: giật chỉ và các phần khác nhau của cơ thể, không kiểm soát được tiểu tiện.

- Giai đoạn cuối cơ: các cơ thư giãn hoàn toàn, người mềm nhũn, bệnh nhân ngủ dài. Khi hồi phục bệnh nhân không nhớ gì nữa, ý thức u ám, cơ thể bị kích động dễ làm điều phi pháp. 

b. Cơn động kinh nhỏ

Bệnh nhân mất ý thức hoàn toàn, đột ngột ngừng hoạt động và nhìn lơ đãng vào khoảng trống, làm rơi vật đang giữ trong tay, có thể có một nhóm cơ co thắt lại, rung giật mí mắt. 

c. Động kinh cục bộ

Bệnh nhân thường bị mất ý thức, biểu hiện bằng vận động và rối loạn cảm giác 

d. Động kinh tâm thần vận động

Bao gồm các triệu chứng khác nhau như ảo giác, khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác, có hành vi bất thường.

triệu chứng khác nhau như ảo giác, khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác, có hành vi bất thường.

4. Các biện pháp xử trí và phục hồi chức năng đối với người bệnh

a. Các biện pháp xử trí đối với người bệnh

- Năm việc nên làm: 

  • Đặt người bệnh vào nơi an toàn, xa bếp lửa, xa đuổng giao thông.
  • Cởi bớt ảo và đặt dưới đầu. 
  • Nới lỏng quần áo.
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng để đờm dãi chảy ra ngoài. 
  • Ở bên cạnh bệnh nhân cho đến khi họ tỉnh táo, giải thích cho họ rõ mọi điều.

- Năm việc không nên làm: 

  • Không bỏ bất cứ vật gì vào mồm bệnh nhân, kể cả thuốc. 
  • Không cho ăn uống gì cả. 
  • Không cho thuốc gì kể cả tiêm. 
  • Không ngăn cản các động tác lên cơn của người bệnh. 
  • Không để lên da bất cứ vật gì.

- Khi lên cơn động kinh: nếu có bị thương phải rửa vết thương rồi băng lại bằng gạo sạch. Nếu bị bỏng, bị thương nặng thì phải đưa đến cơ sở y tế để điều trị. 

b. Các biện pháp phục hồi chức năng

- Huấn luyện cho người động kinh

  • Học hành: trẻ bị động kinh phải được đi học, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội học cùng trường với các trẻ bình thường. Hãy nói với giáo viên và bạn học của trẻ về những khó khăn mà trẻ đang gặp phải vì bệnh động kinh, hướng dẫn họ biết xử trí khi trở lên cơn co giật. Hỏi giáo viên xem ở nhà cần dạy cho trẻ những gì. Tăng cường giúp đỡ trẻ học ở nhà.

Học hành: trẻ bị động kinh phải được đi học, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội học cùng trường với các trẻ bình thường.

  • Huấn luyện cho người bị động kinh tự chăm sóc cá nhân: tự ăn uống, tắm giặt, đánh răng, rửa mặt, đại tiểu tiện, mặc quần áo, một mình đi dạo quanh làng xóm an toàn…
  • Khi huấn luyện họ bạn chú ý: một công việc được chia ra thành nhiều bước. Mỗi lần dạy học một bước, Mô tả và giải thích những gì phải làm trong từng bước. Bảo người bạn huấn luyện làm thử bước đầu, chỉ giúp họ khi thật cần thiết để kết thúc động tác. Bạn làm nốt phần còn lại. Làm đi làm lại nhiều lần, các lần sau bớt dần sự giúp đỡ, cho đến khi họ tự làm được.

- Bảo đảm cho người động kinh: bố trí gọn gàng, hợp lý nơi ở, trường học, nơi làm việc để đề phòng chấn thương khi bị kích động, ví dụ:

  • Máy móc phải che chắn.
  • Không cho họ tắm một mình ở sông, hồ, ao.
  • Không ở gần bếp lửa.
  • Không làm việc trên cao, không trèo thang.
  • Có thể làm mũ bảo hiểm đề phòng chấn thương ở đầu. 

Người bị động kinh nên mang trong mình một thẻ nhỏ ghi tên, tuổi, địa chỉ và bị bệnh động kinh.

- Hướng dẫn người bị động kinh sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc

  • Uống thuốc đủ liều lượng, đúng giờ quy định, đủ thời gian, không được quên hoặc tự ý dùng thuốc.
  • Thuốc phải ghi rõ tên, để riêng nơi quy định, ngoài tầm tay với của trẻ em. Nếu họ không biết chữ phải chỉ dẫn bằng hình vẽ tương ứng với từng liều lượng thuốc.
  • Nếu hết thuốc phải xin thêm ở cán bộ y tế, đảm bảo cho bệnh nhân không thiếu thu.

- Hoà nhập xã hội

Người bị động kinh có thể hòa nhập xã hội , là một thành viên của cộng đồng. Trẻ em có thể đi học ở trường, vui chơi và tham gia các hoạt động mà các bạn cùng lứa tuổi có thể làm Người lớn có thể làm mọi việc trong gia đình, có thể có nghề nghiệp để tăng thu nhập cho cuộc sống và có thể tham gia mọi hoạt động xã hội .

- Sắp xếp việc làm có thu nhập

  • Bố trí sắp xếp cho người bị động kinh có công ăn việc làm để họ có thể tự chăm lo sinh hoạt cho bản thân. Qua lao động họ vẫn bó với xã hội, vui vẻ, phấn khởi và có thể cơn động kinh ít hơn.
  • Không bố trí họ làm ca kíp. 
  • Không bỏ trí họ làm việc ban đêm.
  • Không bố trí họ làm việc trên cao, dưới nước, gần lửa, máy móc phải có bảo hiểm, che chắn an toàn.
  • Không làm những việc gây căng thẳng thần kinh, tỉnh thần. 

- Huấn luyện gia đình và xã hội:

  • Giải thích, giúp đỡ cho gia đình và mọi người trong cộng đồng hiểu rõ về bệnh động kinh để họ có những kiến thức cơ bản về bệnh động kinh, biết chăm sóc và giúp đỡ mọi người.
  • Phải giúp họ hiểu rằng không phải là do trời phạt, không phải do a làm, không phải bệnh điện, không phải hậu quả của những hành vi xấu của cha mẹ gây nên, bệnh không lây.
  • Tránh kết hôn cận huyết thống, đặc biệt gia đình có tiểu sử động kinh.

Phục hồi chức năng cho người mắc bệnh động kinh là tạo cho họ sự thích ứng tối đa với hoàn cảnh của họ để độc lập trong sinh hoạt, di chuyển, học tập, việc làm. Tham gia các hoạt đồng trong gia đình xã hội.

Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/10/2021 - Cập nhật 21/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2770 Lượt xem

5 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2797 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1174 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2357 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG