Viêm loét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó không thể không nhắc đến sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter pylori. Khoảng 20% người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
1. Cơ chế viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là những tổn thương viêm vi thể ở niêm mạc dạ dày, là sự đáp ứng của dạ dày đối với các yếu tố lạ xâm nhập vào dạ dày.
Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị khuyết do sự bào mòn của acid dịch vị và pepsin.
Viêm và loét dạ dày có cơ chế bệnh sinh và chẩn đoán liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt liên quan tới nhiễm vi khuẩn H. pylori.
Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.
1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng
1900 3367

Ăn nhiều thực phẩm cay nóng.
Dạ dày khỏe mạnh là dạ dày duy trì được sự cân bằng sinh lý giữa 2 yếu tố: Bảo vệ và tấn công. Nếu mất cân bằng, nghĩa là khi giảm yếu tố bảo vệ hoặc tăng yếu tố tấn công hoặc cả 2 xảy ra cùng lúc sẽ gây bệnh viêm loét dạ dày.
a. Yếu tố bảo vệ
- Lượng máu đến nuôi dưỡng dạ dày
- Sự tái sinh niêm mạc dạ dày.
- Phospholipid: Có mặt ở lớp nhầy và bề mặt ngoài của tế bào biểu mô.
- Yếu tố tăng trưởng biểu mô niêm mạc dạ dày.
- Prostaglandin giảm bài tiết HCl.
b. Yếu tố tấn công
- Pepsinogen
- HCl
- Acid mật
- Helicobacter pylori
- Thuốc kháng viêm steroid, non-steroid
- Các yếu tố nhiễm trùng: Virus Herpes, nấm
- Các yếu tố không phải nhiễm khuẩn: Stress, u gastrin
- Viêm loét dạ dày do H.P xâm nhập từ bên ngoài vào dạ dày.
2. Nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày
Nguyên nhân viêm loét dạ dày - bệnh tiêu hóa thường gặp này có thể do:
a. Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và sống trong đường tiêu hóa của con người. Sở dĩ chúng có thể tồn tại được trong môi trường acid của dạ dày là do cơ thể chúng tiết ra loại enzyme urease có thể chuyển urê có trong dạ dày thành amoniac. Amoniac đóng vai trò như một lớp màng bao bọc bên ngoài vi khuẩn HP, làm cho chúng không bị tác động bởi acid dạ dày.
Không phải tất cả người nhiễm vi khuẩn HP đều gây ra bệnh lý ở dạ dày. Sau nhiều năm cư trú, vi khuẩn HP có thể dẫn đến các vết loét ở niêm mạc dạ dày nếu người bệnh có các yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, uống rượu bia…
b. Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm
Aspirin nói riêng và nhóm thuốc NSAIDs gây các tác dụng phụ nên dạ dày thông qua cơ chế: Ức chế sự tổng hợp prostaglandin, nhưng đây là một yếu tố bảo vệ dạ dày quan trọng chống lại sự bào mòn của acid.
Ngoài tác dụng phụ trên dạ dày do ức chế enzym COX-1 việc tiếp xúc trực tiếp giữa thuốc với niêm mạc dạ dày cũng gây nên những tổn thương đáng kể (đối với thuốc giảm đau kháng viêm dùng đường uống). Do đó, trong những trường hợp bất khả kháng, bạn nên lựa chọn loại thuốc chống viêm có dạng bao tan ở ruột (tức là không tan trong dạ dày) như aspirin pH8.
c. Stress
Khi cơ thể rơi vào trạng thái stress, hệ thống thần kinh trung ương bị kích thích, chúng làm “tắt” lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của bộ phận tiêu hóa, từ đó làm cho hệ tiêu hóa có thể bị ngừng trệ. Bên cạnh đó, stress có thể làm viêm niêm mạc dạ dày, gây ra sự co thắt dạ dày và biểu hiện thành những cơn đau. Stress còn làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày, gây khó tiêu, buồn nôn hoặc tiêu chảy, táo bón.

Stress gây bệnh dạ dày.
Stress gây viêm loét dạ dày là một nguyên nhân thường xuyên gặp ở những người trẻ. Từ thanh thiếu niên stress chuyện học hành, người lớn stress trong việc chọn nghề, người trưởng thành gặp nhiều khó khăn trong công việc…
d. Ăn uống và sinh hoạt
- Uống nhiều rượu bia
Chất ethanol có trong rượu bia khi vào cơ thể bị phân hủy thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, rượu là một trong số ít chất được hấp thu ở dạ dày trực tiếp vào máu mà không cần phải trải qua quá trình tiêu hóa phức tạp.

Cần hạn chế uống rượu đặc biệt khi bụng đói.
- Ăn uống không đúng bữa.
- Thường xuyên bỏ bữa ăn sáng.
- Ăn quá no.
- Ăn nhiều thực phẩm cay nóng.
Hy vọng rằng bài viết mang đến cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Khi hiểu được cơ chế gây bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày, chúng ta sẽ xây dựng được riêng cho mình một kế hoạch dự phòng hiệu quả.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.