Một trong những biểu hiện phổ biến của tăng động giảm chú ý là trẻ hiếu động kèm theo giảm tập trung. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng giao tiếp cũng như học tập của bé. Việc ba mẹ hiểu rõ những nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý, sẽ giúp cách điều chỉnh cuộc sống thường ngày để cải thiện tình trạng này.
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ thường gặp ở độ tuổi 3 - 12
Nguyên nhân trẻ bị tăng động?
Ngày nay y học thế giới còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu và cơ sở thông tin để có kết luận chính xác về nguyên nhân trẻ bị tăng động. Tuy nhiên nhiều quan điểm của các nhà khoa học cho rằng việc mất cân bằng giữa hoá chất có trong não có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tăng động.
Nguyên nhân của ADHD có thể do di truyền, chấn thương, thiếu sắt…
Càng nhiều nghiên cứu đưa ra được sự bất thường trong hệ thống noradrenergic và dopaminergic trẻ bị tăng động. Chính sự bất thường này trực tiếp làm giảm kích thích, giảm hoạt động vùng não trên và não trước của não giữa. Ngoài ra nguyên nhân trẻ bị tăng động còn có thể gồm: do gen di truyền, hệ thần kinh cảm giác, sinh hoá, sinh lý…
Do yếu tố di truyền
Một trong những nguyên nhân trẻ bị tăng động có thể bắt nguồn từ gen di truyền. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 25% người cùng huyết thống với trẻ bị rối loạn tăng động mắc hội chứng này và tỷ lệ trẻ sinh đôi mắc ADHD cũng tương đối cao. Các nhà khoa học vẫn đang tăng cường nghiên cứu để nhận diện các gen bệnh.
Do chấn thương não
Một trong những giải thuyết nguyên nhân trẻ bị tăng động đầu tiên được đưa ra, nhiều trẻ từng bị hoặc bị chấn thương sọ não có dấu hiệu hành vị tương tự như rối loạn tăng động giảm chú ý. Có khoảng 5% trẻ mắc hội chứng ADHD có bằng chứng bị tổn thương hệ thần kinh.
Nguyên nhân khác
Nguyên nhân trẻ tăng động có liên quan tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai, nếu mẹ thường xuyên sử dụng chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ mắc ADHD ở thế hệ tiếp theo. Bên cạnh đó còn những yếu tố nguy cơ khác như: bé bị phơi nhiễm chì trước sinh, cân nặng khi sinh nhỏ hơn 150g, cơ thể trẻ thiếu sắt…
Cho tới ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân trẻ bị tăng động, nhưng ba mẹ nên lưu ý tới các biểu hiện, nguyên nhân trên để có thể chủ động trong việc phát hiện và đưa bé đi khám chuyên sâu kịp thời. Bố mẹ cũng nên tránh những lầm tưởng về phương pháp dạy trẻ, yếu tố xã hội là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Xem thêm: Nhà có trẻ bị tăng động nên làm gì?
Tăng động ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Tuy rằng tăng động không gây ra những ảnh hưởng về thể chất nhưng ADHD ở trẻ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần cũng như chất lượng sống.
-
Trẻ mắc bệnh không được phát hiện sớm dẫn tới chậm nói, nói ngọng, rối loạn ngôn ngữ…
-
Trẻ thiếu tự tin, không biết giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh.
-
Gặp khó khăn trong học tập, kết quả học sa sút, không theo kịp chương trình học với bạn bè.
-
Tâm lý rối loạn thường tự ti, lo lắng, trầm cảm…
-
Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh thường khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, mộng mị…
-
Dễ bị chấn thương khi vui chơi, hành vi hung hăng thích tấn công người khác, dễ vướng vào tệ nạn xã hội…
Trẻ thường có hành vi hung hăng, lòng tự trọng cao, tự ti
Cách điều trị tăng động ở trẻ
Những trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý hay kết hợp cả hai phương pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng, sự ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống.
Sử dụng liệu pháp tâm lý
Những phương pháp điều trị tâm lý được áp dụng trong điều trị ADHD ở trẻ có:
-
Giáo dục tâm lý trẻ: Thảo luận với trẻ về bệnh và các tác động của nó tới cuộc sống hàng ngày, qua đó có tâm lý và hướng điều trị thích hợp.
-
Trị liệu hành vi trẻ: Khuyến khích trẻ thực hiện những hành vi được hướng dẫn trước, thường xuyên khen khi trẻ làm tốt để tạo động lực cho trẻ.
-
Đào tạo kỹ năng xã hội cho trẻ: Dạy trẻ cách cư xử ở ngoài xã hội qua hành vi và tác dụng của hành vi đó.
-
Liệu pháp hành vi nhận thức cho trẻ: Làm thay đổi cách suy nghĩ, hành xử từ đó thay đổi hành vi của trẻ.
-
Bổ sung những kiến thức về bệnh ADHD cho bố mẹ: Hướng dẫn phụ huynh cách nói chuyện, chơi với trẻ tăng sự tin tưởng của bé với bố mẹ. Qua đó giúp bé kiểm soát hành vi và cải thiện mối quan hệ.
Đọc thêm: Trẻ tăng động lớn lên có hết không?
Sử dụng thuốc điều trị
Điều trị ADHD bằng thuốc không phải là phương pháp điều trị vĩnh viễn, nhưng dưới tác dụng của thuốc hành vi của trẻ được kiểm soát hiệu quả hơn, giúp bé tập trung hơn, ít bốc đồng… Tuỳ vào tình trạng của bé mà bác sĩ cân nhắc chỉ định thuốc và liều lượng phù hợp.
Thuốc điều trị ADHD không phải là phương pháp vĩnh viễn cho quá trình điều trị bệnh này
Một số thuốc được sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý: Thuốc kích thích thần kinh trung ương (amphetamine, dextromethamphetamine, methylphenidate…), thuốc không kích thích (strattera, thuốc chống trầm cảm nortriptyline). Thuốc có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy… Do vậy bố mẹ cần chú ý theo dõi biểu hiện của bé trong quá trình dùng thuốc tại nhà.
Chăm sóc trẻ tại nhà
Bên cạnh việc kết hợp liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc điều trị thì việc chăm sóc trẻ tại nhà cũng rất quan trọng. Một số phương pháp bố mẹ có thể áp dụng với trẻ khi chăm sóc tại nhà:
-
Giáo dục những hành vi của trẻ: Bố mẹ trao đổi với thầy cô giáo để cùng giúp trẻ cải thiện hành vi khi đi học tại trường, cho trẻ ngồi bàn đầu để tăng sự chú ý trong quá trình học.
-
Không chê bai, quát mắng trẻ: Trẻ mắc ADHD thường có lòng tự trọng rất cao do vậy luôn phải nhẹ nhàng với bé, khi trẻ có hành vi đúng đắn bố mẹ nên khen để bé tiến bộ.
Chơi với trẻ để bé quen với môi trường xung quanh
-
Hứa hẹn khi chắc chắn làm được: Trẻ mắc ADHD dễ thất vọng, chán nản do vậy không nên hứa nếu không chắc chắn về điều đó.
-
Tạo cho trẻ thói quen tốt: Nhắc trẻ đi ngủ sớm, thức dậy đúng giờ, cho trẻ ăn, khuyến khích chơi thể thao…
Tình trạng trẻ mắc tăng động giảm chú ý khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn, IVIE – Bác sĩ ơi hy vọng rằng có thể cung cấp thêm thông tin gửi tới bố mẹ về nguyên nhân trẻ bị tăng động. Nếu còn có những thắc mắc gì về trẻ tăng động giảm chú ý cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.