Nội dung chính
  • Tăng động là gì?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động dành cho bố mẹ
  • Phân biệt trẻ tăng động và hiếu động giúp bố mẹ nhận biết
  • Tăng động ở trẻ em có chữa được không?
Nội dung chính
  • Tăng động là gì?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động dành cho bố mẹ
  • Phân biệt trẻ tăng động và hiếu động giúp bố mẹ nhận biết
  • Tăng động ở trẻ em có chữa được không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tăng động là gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động cần chú ý

Hiện nay có khá nhiều tình trạng trẻ hiếu động hơn bình thường, giảm khả năng tập trung. Chính điều này đã làm cho nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa tăng động và hiếu động ở trẻ em. Vậy tăng động là gì và làm thế nào để phân biết được, hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.
Nội dung chính
  • Tăng động là gì?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động dành cho bố mẹ
  • Phân biệt trẻ tăng động và hiếu động giúp bố mẹ nhận biết
  • Tăng động ở trẻ em có chữa được không?

Tăng động là gì?

Trẻ tăng động và những điều cần chú ý

Trẻ tăng động và những điều cần chú ý 

Tăng động là gì? là câu hỏi thường gặp của nhiều bậc cha mẹ khi trẻ có những biểu hiện bất thường. Tăng động (rối loạn chú ý tăng động, ADHD) là một bệnh lý rối loạn hành vi tâm thần. Có những biểu hiện như hiếu động hơn bình thường, giảm khả năng tập trung.

Trẻ bị tăng động gây giảm sút nghiêm trọng khả năng học tập, gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Tỷ lệ bị tăng động ở bé trai cao hơn bé gái gấp 3 lần, độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là từ 8 – 11 tuổi. Bệnh có khuynh hướng giảm khi trẻ trưởng thành.

Xem thêm: Nhà có trẻ bị tăng động nên làm gì?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động dành cho bố mẹ

Để giải đáp câu hỏi tăng động là gì, bố mẹ có thể hiểu đơn giản đây là các hoạt động vận động quá mức của trẻ như: chạy nhảy liên tục không phù hợp hoàn cảnh, bồn chồn quá mức, nói to… Những hành động này thực hiện vội vàng mà không có sự đắn đo suy nghĩ, có thể gây hại tới trẻ. Để giúp bố mẹ xác định được tình trạng này, một số dấu hiệu điển hình như:

Trẻ tăng động hoạt động quá mức gây ảnh hưởng tới bản thân và người xung quanh

Trẻ tăng động hoạt động quá mức gây ảnh hưởng tới bản thân và người xung quanh

Hoạt động một cách thái quá

  • Trẻ nhỏ thường hoạt động liên tục múa tay múa chân, chạy nhảy.

  • Bé không có ý thức tổ chức sắp xếp, đồ vật xung quanh để ngổn ngàng không theo trật tự.

  • Bé thường khó đi vào giấc ngủ do tay chân không ngừng cử động.

Kém tập trung

  • Hay gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì khi vui chơi, học tập hoặc trong các hoạt động sinh hoạt mỗi ngày.

  • Ít lắng nghe người khác nói và dễ phân tâm bởi những thứ xung quanh.

  • Hay quên và để thất lạc đồ chơi, đồ dùng.

Trẻ tăng động thường mất tập trung trong học tập, khi chơi, hoạt động tập thể

Trẻ tăng động thường mất tập trung trong học tập, khi chơi, hoạt động tập thể

Kiểm soát hành động kém

  • Mọi hoạt động của trẻ đa số mang tính chất xung động tức thì, phối hợp động tác kém.

  • Trẻ chơi mạnh tay, bạo lực hay gây ra các tai nạn cho bản thân và người khác.

  • Rất thích gây ồn ào, thường có xu hướng làm phiền người khác.

  • Xuất hiện một số rối loạn kèm theo: rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi…

Đọc thêm: Trẻ tăng động lớn lên có hết không?

Phân biệt trẻ tăng động và hiếu động giúp bố mẹ nhận biết

Ở một môi trường lạ bản năng của trẻ là chính là sự thăm dò để cảm nhận mọi vật xung quanh, tuy nhiên với trẻ tăng động thì lại thiếu mất đi khả năng đó. Vậy tăng động là gì và khác hiếu động như nào. Dưới đây là bảng so sánh tăng động và hiếu động ở trẻ, giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về 2 tình trạng này.

Sự khác biệt giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động trong cuộc sống

Sự khác biệt giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động trong cuộc sống 

  Hiếu động Tăng động
Khái niệm
  • Hiếu động là một đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi của trẻ.
  • Dạng rối loạn bất thường ở não hoặc nhằm thích ứng với sự phát triển của xã hội.
Độ tuổi mắc
  • Xuất hiện khi trẻ biết đi, trong những năm đầu học tiểu học nhưng sau khi thay đổi phương pháp giáo dục, phát triển nhận thức dần hết khi lớn lên.
  • Xuất hiện ở trẻ dưới 12 tuổi, xu hướng kéo dài.
Mức độ thực hiện hành vi
  • Chỉ nghịch ở nhà, những nơi quen thuộc.

     

  • Biết nghe lời khi được nhắc nhở và có thể ngồi yên 10 – 15 phút.

  • Nói nhiều tuỳ lúc, ít chen ngang khi người khác đang nói chuyện hoặc làm việc.

  • Thường hoạt động tay chân liên tục hay đứng ngồi không yên.

  • Chạy quanh hoặc leo trèo, rời khỏi chỗ trong những tình huống không phù hợp.

  • Không tham gia các hoạt động giải trí trật tự.

  • Trẻ nhanh nhảu thường trả lời trước khi nghe đủ câu hỏi (không phải do trẻ đã biết trước câu trả lời).

  • Hay ngắt lời, xâm phạm tới những vấn đề của người khác như: tự ý chơi đồ chơi của người khác mà không xin phép.

Điều chỉnh hành vi sau khi được nhắc nhở
  • Hoàn toàn ổn định về tâm lý sau khi lớn lên.
  • Không có kết quả, phải can thiệp trong thời gian dài về tâm lý và y học.

Đôi khi những dấu hiệu xuất hiện chỉ là biểu hiện của trẻ hiếu động nhưng bố mẹ lại cho rằng trẻ mắc chứng tăng động và tìm phương pháp điều trị. Mặt khác những trẻ bị tăng động thực sự thì lại không được bố mẹ chú do nghĩ rằng bé hiếu động, do đó việc bố mẹ hiểu rõ 2 tình trạng này cực kỳ cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt trẻ tăng động và hiếu động để biết trẻ có bị bệnh không?

Tăng động ở trẻ em có chữa được không?

Theo một số chuyên gia nếu bố mẹ nghi ngờ trẻ rối loạn tăng động, nên đưa bé tới bệnh viện để được gặp các bác sĩ chuyên khoa, những nhà trị liệu tâm lý để đánh giá chính xác cũng như đưa ra lời khuyên phù hợp. Bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị như:

  • Trị liệu tâm lý cho trẻ: Trị liệu về hành vi hoặc nhận thức, khi thấy không hòa đồng với các bạn, mất khả năng kiềm chế, tâm lý tiêu cực… Đây là thời điểm phụ huynh nên quan tâm tới bé cũng như cho bé đi trị liệu tâm lý.

Tuỳ thuộc vào tình trạng của trẻ mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Tuỳ thuộc vào tình trạng của trẻ mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

  • Trị liệu bằng thuốc cho trẻ: Việc trị liệu này có thể giúp trẻ cải thiện khả năng chú ý, giảm hoạt động của bé. Những thuốc này đa số là kích thích thần kinh giúp tăng phân loại những kích thích từ môi trường xung quanh, qua đó giúp trẻ phân biệt được điều gì cần chú ý điều nào không.

  • Thay đổi môi trường: Trẻ tăng động cần có môi trường giáo dục và quản lý đặc biệt, để tránh những hành vi trách phạt hay bạo lực. Bố mẹ nên thường xuyên cổ vũ, biểu dương khi trẻ đúng giúp nâng cao nhận thức.

  • Huấn luyện phụ huynh: Bố mẹ cần giải quyết mọi vấn đề trong gia đình ổn thoả, tránh cãi nhau để ảnh hưởng tâm lý của bé.

Chính vì hiếu động và tăng động dễ nhầm lẫn với nhau, IVIE – Bác sĩ ơi hy vọng rằng có thể cung cấp thêm thông tin gửi tới bố mẹ về tăng động là gì và những dấu hiệu nhận biết. Nếu còn có những thắc mắc gì về trẻ tăng động cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

1900 3367

Đặt lịch khám tăng động tại bệnh viện uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/10/2024 - Cập nhật 23/10/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tăng động là gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động cần...

Tăng động là gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động cần...

Hiện nay có khá nhiều tình trạng trẻ hiếu động hơn bình thường, giảm khả năng tập trung. Chính điều này đã làm cho nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa tăng động và...

Icon thời gian
23/10/2024
32 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG