Nội dung chính
  • 1. Khi đau bụng cấp hãy chú ý khi bạn có những dấu hiệu sau
  • 2. Xử trí cơn đau bụng cấp tại nhà
Nội dung chính
  • 1. Khi đau bụng cấp hãy chú ý khi bạn có những dấu hiệu sau
  • 2. Xử trí cơn đau bụng cấp tại nhà
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nhận biết cơn đau bụng cấp cần nhập viện cấp cứu

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
Bạn tự nhiên bị đau bụng, nó có thể xảy ra trong lúc đang làm việc, đang nghỉ ngơi nửa đêm ngay cả khi đang đi chơi. Cơn đau bụng đó có thể chỉ là triệu chứng do rối loạn tiêu hóa do ăn uống, do tâm lý, một số bệnh lý dạ dày ruột… nhưng cũng có thể là những bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời. Bài viết này sẽ cho bạn những gợi ý đau bụng cấp khi nào cần nhập viện cấp cứu.
Nội dung chính
  • 1. Khi đau bụng cấp hãy chú ý khi bạn có những dấu hiệu sau
  • 2. Xử trí cơn đau bụng cấp tại nhà

1. Khi đau bụng cấp hãy chú ý khi bạn có những dấu hiệu sau

Cơn đau bụng cấp có thể do nhiều loại bệnh khác nhau, từ nhẹ và tự giới hạn đến các bệnh đe dọa đến tính mạng, chẩn đoán sớm và chính xác dẫn đến quản lý chính xác hơn.

Dấu hiệu cơn đau bụng cấp cần chú ý:

- Bạn có tiền sử những bệnh lý dưới đây?

  • Bạn mới phẫu thuật bất cứ cơ quan nào ở vùng ổ bụng gần đây.
  • Đã từng phẫu thuật cắt bỏ ruột
  • Đã từng phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
  • Có tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh lý của tim. Nhồi máu cơ tim ở vùng sau dưới của quả tim có thể chỉ gây đau vùng bụng thượng vị trên rốn

Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về tim mạch

Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về tim mạch

- Bạn đau bụng ở những vị trí đặc biệt?

  • Đau vùng hố chậu phải: đây là vị trí hay gặp khi bị viêm ruột thừa
  • Đau vùng hông lưng 1 hoặc 2 bên: bệnh lý sỏi niệu quản tắc nghẽn gây đau rất nhiều ở vùng này thường được gọi là cơn đau quặn thận
  • Đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị: đau chói, đau như dao đâm lan ra sau lưng, có thể đó là triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

Dấu hiệu bầm tím thường gặp trong những bệnh cấp tính nguy hiểm

Dấu hiệu bầm tím thường gặp trong những bệnh cấp tính nguy hiểm

Bạn nghi ngờ có thai hoặc đang mang thai: điều này là rất quan trọng bởi vì bất cứ cơn đau bụng nào khi mang thai đều đáng lo ngại. Một số bệnh lý liên quan đến thai sản ảnh hưởng đến tính mạng như dọa vỡ chửa ngoài tử cung, sảy thai, dọa sảy thai ….

Cần chú ý các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng vùng dưới 
  • Chậm kinh nguyệt
  • Có ra máu, ra dịch vùng âm đạo 
  • Thai không đạp hoặc đạp ít hơn bình thường

Một số dấu hiệu đi kèm đau bụng cần chú ý như:

  • Sốt
  • Nôn máu, đi ngoài ra máu, hoặc đi ngoài phân đen
  • Đau ngực, khó thở
  • Tính chất đau bụng dữ dội đột ngột.
  • Bụng chướng to ra
  • Không đánh hơi (trung tiện) được và không đi ngoài (đại tiện) được. Dấu hiệu này gợi ý một bệnh cảnh tắc ruột
  • Tự nhiên bụng xuất hiện các vết bầm tím ở 2 bên sườn ( dấu hiệu Gray Turner) hoặc ở quanh rốn (dấu hiệu Cullen) thường gặp trong viêm tụy hoại tử và xuất huyết vỡ chửa ngoài tử cung

Bệnh nhân ngoài đau bụng còn có dấu hiệu sốt.

Bệnh nhân ngoài đau bụng còn có dấu hiệu sốt.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

2. Xử trí cơn đau bụng cấp tại nhà

Nếu cơn đau bụng của bạn không có những dấu hiệu nguy hiểm kể trên. Thì tại nhà bạn có thể xử trí như sau:

  • Nếu đã được chẩn đoán viêm dạ dày từ trước, thường xuyên đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn). Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, ăn quá no. Bạn có thể dùng 1 viên thuốc ức chế bơm proton như nexium, omeprazole trước bữa ăn 30 phút và thuốc kháng acid như gastropulgite (theo đơn bác sĩ đã kê trước đó )
  • Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol 500mg – 1000 mg/ lần, giảm liều đối với trẻ nhỏ, 2 lần cách nhau 4-6 tiếng và không dùng quá 4g/ ngày. Hoặc dùng thuốc giảm co bóp ruột như buscopan, nospa nhưng những thuốc này có những tác dụng phụ, nên cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế

Vị trí đau có thể gợi ý nguyên nhân gây bệnh

Vị trí đau có thể gợi ý nguyên nhân gây bệnh

  • Dùng túi chườm ấm, giữ ấm vùng bụng bị đau cũng là một phương pháp hiệu quả để làm giảm cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa, hoặc đau bụng kinh
  • Nếu đau bụng kèm đại tiện phân lỏng, nếu số lần đại tiện trên 3 lần, bạn nên chú ý màu sắc của phân có vàng không hay đen, đỏ bất thường. Có thể dùng thuốc giảm tiêu chảy như smecta, berberin, men tiêu hóa. Bổ sung nước, nước pha oresol, nước hoa quả khi đi ngoài nhiều lần để bổ sung điện giải
  • Nếu cơn đau bụng âm ỉ kéo dài nhiều ngày, cơn đau bụng tái phát nhiều lần và kèm 1 số dấu hiệu bất thường khác nữa tuy không phải đi cấp cứu ngay nhưng bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa để được tìm nguyên nhân và điều trị bệnh. 

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 04/08/2022 - Cập nhật 10/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhận biết cơn đau bụng cấp cần nhập viện cấp cứu

Nhận biết cơn đau bụng cấp cần nhập viện cấp cứu

Bạn tự nhiên bị đau bụng, nó có thể xảy ra trong lúc đang làm việc, đang nghỉ ngơi nửa đêm ngay cả khi đang đi chơi. Cơn đau bụng đó có thể chỉ là triệu chứng...

04/08/2022

1132 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG