Nội dung chính
  • 1. Chóng mặt và nhận biết cơn chóng mặt nguy hiểm
  • 2. Nguyên nhân gây cơn chóng mặt
  • 3. Cần phải lưu ý những gì khi gặp những cơn chóng mặt:
  • 4. Thay đổi lối sống và phục hồi chức năng tiền đình
Nội dung chính
  • 1. Chóng mặt và nhận biết cơn chóng mặt nguy hiểm
  • 2. Nguyên nhân gây cơn chóng mặt
  • 3. Cần phải lưu ý những gì khi gặp những cơn chóng mặt:
  • 4. Thay đổi lối sống và phục hồi chức năng tiền đình
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nhận biết và xử trí chóng mặt cấp

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
Khi bước sang những cột mốc tuổi cao hơn của cuộc đời tầm 40-60 tuổi bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những thay đổi bệnh lý của cơ thể trong đó chóng mặt rất thường gặp. Nó có thể dữ dội, khó chịu thậm chí gây ngã cho bệnh nhân nhưng không phải triệu chứng này xuất hiện hoàn toàn do não bộ, nguy hiểm mà chủ yếu lại là do những nguyên nhân tiền đình ngoại biên, lành tính. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1. Chóng mặt và nhận biết cơn chóng mặt nguy hiểm
  • 2. Nguyên nhân gây cơn chóng mặt
  • 3. Cần phải lưu ý những gì khi gặp những cơn chóng mặt:
  • 4. Thay đổi lối sống và phục hồi chức năng tiền đình

1. Chóng mặt và nhận biết cơn chóng mặt nguy hiểm

Chóng mặt là một triệu chứng, trong hội chứng rối loạn tiền đình, khi chóng mặt chúng ta có thể cảm thấy:

  • Chóng mặt kiểu xoay: cảm giác như cơ thể chúng ta đang xoay tròn hoặc các vật xung quanh chúng ta xoay tròn
  • Mất thăng bằng kiểu bồng bềnh, đi không vững loạng choạng
  • Cảm thấy đầu váng muốn xỉu
  • Cảm thấy đầu nhẹ, trống rỗng, lâng lâng
  • Ngoài ra có thể đi kèm cảm giác buồn nôn, nôn, ù tai, giảm thính lực…

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp

  Trong đó, cơn chóng mặt nguy hiểm sẽ thường đi kèm với những dấu hiệu sau:

  • Kèm theo đau đầu mới xuất hiện, đột ngột, dữ dội
  • Kèm theo sốt > 38 độ
  • Kèm theo rối loạn tri giác: nhìn mờ, nhìn đôi
  • Kèm theo khó nói, khó nghe
  • Yếu tay chân /rối loạn cảm giác
  • Ngã
  • Nôn nhiều, dai dẳng, không tự dừng
  • Chóng mặt mới xuất hiện trên người > 60 tuổi
  • Tiền sử đột quỵ/ có các yếu tố nguy cơ đột quỵ như đái tháo đường, tăng huyết áp …

Đó là những dấu hiệu cảnh báo có tổn thương hệ thần kinh trung ương cần được đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

2. Nguyên nhân gây cơn chóng mặt

  • Do nguyên nhân tiền đình ngoại biên ví dụ như:

+ Bệnh Ménière: liên quan đến việc tăng lượng dịch ở tai trong

+ Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: do sự di chuyển của “sỏi tai”

+ Viêm dây thần kinh tiền đình: thường do virus

  • Migraine tiền đình: thường đi kèm với đau đầu migraine mạn tính
  • Do hệ thần kinh trung ương như tai biến mạch máu não, bệnh thoái hóa, u não, tiểu não, chấn thương sọ não
  • Các nguyên nhân khác như do thuốc hạ áp, thuốc chống co giật, do tâm lý lo lắng, do bệnh lý tim mạch như hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, do hạ đường huyết.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Hệ tiền đình của cơ thể

Hệ tiền đình của cơ thể

3. Cần phải lưu ý những gì khi gặp những cơn chóng mặt:

  • Nằm yên trong một căn phòng tối yên tĩnh khi quay cuồng.
  • Ngồi xuống ngay khi cảm giác chóng mặt xuất hiện.
  • Chú ý những dấu hiệu chóng mặt nguy hiểm, và chóng mặt nhiều, dữ dội thì nên đến cơ sở y tế sớm.
  • Khi đi khám tìm nguyên nhân chóng mặt nên mang theo thuốc đang dùng, vì đó có thể là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt.
  • Không phải tất cả bệnh nhân chóng mặt đều cần chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT scan) và cộng hưởng từ sọ não (MRI) vì nguyên nhân chóng mặt thường gặp là do tiền đình ngoại biên ở vùng tai trong. Khám chuyên khoa thần kinh và chuyên khoa tai mũi họng sẽ được bác sĩ thăm khám, làm nghiệm pháp và chỉ định những cận lâm sàng chuyên sâu cần làm.
  • Nếu cơn chóng mặt chỉ kéo dài vài giây thì chưa cần điều trị gì.
  • Nên dùng thuốc cắt cơn và dự phòng theo đơn thuốc của bác sĩ. Một số thuốc hay được dùng như betahistine, acetyl leucine, ….
  • Ngoài ra một số thuốc  giảm triệu chứng chóng mặt như thuốc an thần: diazepam, thuốc kháng cholinergics, một số thuốc kháng histamine không nên dùng kéo dài quá 1 tuần vì chúng gây ức chế tiền đình có thể gây suy giảm chức năng hệ tiền đình ngoại biên.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

4. Thay đổi lối sống và phục hồi chức năng tiền đình

  • Nên ngủ đủ, ăn uống cân bằng, tránh lo lắng căng thẳng
  • Ngồi xổm thay vì cúi xuống nhặt một thứ gì đó
  • Ngủ cao đầu trên hai hoặc nhiều gối
  • Thay đổi chế độ ăn đặc biệt trong bệnh Ménière như 

+ Ăn giảm muối < 2 gram muối mỗi ngày

+ Hạn chế ăn mì chính

+ Hạn chế cà phê, trà, nước uống có ga và thực phẩm có chứa caffeine

+ Hạn chế đồ uống có cồn

+ Dừng hút thuốc

  • Có thể tập một số bài tập phục hồi chức năng như bài tập nhìn theo mục tiêu, bài tập nhìn đuổi theo, bài tập nhìn theo chiều ngang …
  • Một số nghiệm pháp hữu ích thay đổi vị trí “sỏi tai” trong chóng mặt tư thế kịch phát lành tính:

Nghiệm pháp Epley

  • Xoay đầu của bệnh nhân một góc 90° về bên không bị tổn thương trong 30 giây;
  • Sau đó đầu được quay thêm 90° nữa, trong khi bệnh nhân quay cơ thể sang cùng bên trong 30 giây;
  • Sau đó bệnh nhân ngồi dậy.

Nghiệm pháp Epley

Nghiệm pháp Epley

Nghiệm pháp Semont                                  

  • Tư thế bệnh nhân ngồi thẳng trên ghế tựa hay trên giường, đầu quay một góc  45° về bên đối diện bên bị tổn thương;
  • Nhanh chóng đặt bệnh nhân nằm xuống giường, giữ yên tư thế trong 30 giây;
  • Sau đó, bệnh nhân vẫn duy trì tư thế nằm nhưng xoay qua bên đối diện và không thay đổi tư thế đầu. Giữ như vậy trong 30 giây.

Nghiệm pháp Semont

Nghiệm pháp Semont

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/09/2022 - Cập nhật 27/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhận biết và xử trí chóng mặt cấp

Nhận biết và xử trí chóng mặt cấp

Khi bước sang những cột mốc tuổi cao hơn của cuộc đời tầm 40-60 tuổi bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những thay đổi bệnh lý của cơ thể trong đó chóng mặt rất thường...

21/09/2022

622 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG