Nội dung chính
  • 1. Nhồi máu não có thể hồi phục 100% được không?
  • 2. Quá trình hồi phục sau nhồi máu não
  • 3. Có hay không những di chứng nặng nề do nhồi máu não gây ra?
  • 4. Tầm quan trọng của dự phòng nhồi máu não
Nội dung chính
  • 1. Nhồi máu não có thể hồi phục 100% được không?
  • 2. Quá trình hồi phục sau nhồi máu não
  • 3. Có hay không những di chứng nặng nề do nhồi máu não gây ra?
  • 4. Tầm quan trọng của dự phòng nhồi máu não

Nhồi máu não có thể phục hồi hoàn toàn được không?

Phục hồi sau nhồi máu não không đơn giản như những bệnh lý thông thường. Nó luôn ẩn chứa những mối nguy hiểm tiềm tàng mà hầu như tất cả mọi người đều bỏ qua. Vậy nhồi máu não có thể hồi phục được không? Và quá trình hồi phục đó diễn ra như thế nào? Có hay không những biến chứng, tai biến sau nhồi máu não? Đây là những vấn đề mà iSofHcare muốn giới thiệu tới bạn đọc qua bài viết này.
Nội dung chính
  • 1. Nhồi máu não có thể hồi phục 100% được không?
  • 2. Quá trình hồi phục sau nhồi máu não
  • 3. Có hay không những di chứng nặng nề do nhồi máu não gây ra?
  • 4. Tầm quan trọng của dự phòng nhồi máu não

1. Nhồi máu não có thể hồi phục 100% được không?

Để trả lời cho câu hỏi “nhồi máu não có thể hồi phục được không?” thì các bạn nên hiểu rõ một chút về bệnh lý này. Nhồi máu não hay còn gọi là thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ thiếu máu não. Nó là một trong hai thể của tai biến mạch máu não - Căn bệnh đã mang lại nhiều nỗi sợ hãi cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, nhồi máu não tiên lượng khá tốt bởi sự hồi phục diễn ra nhanh chóng.

Hiện nay, bệnh nhồi máu não được chia thành hai thể:

Người bệnh nhồi máu não trong quá trình hồi phục

- Thiếu máu cục bộ não thoáng qua (Transient ischemic attack- TIA): đây là thể có tiên lượng hồi phục tốt nhất, nhưng cần có sự dự phòng nghiêm ngặt để tránh các di chứng, tai biến về sau.

- Thiếu máu cục bộ não hình thành (khi triệu chứng tồn tại trên 24 giờ). Với sự hình thành kéo dài và vùng tổn thương lớn khiến cho tình trạng hồi phục sau nhồi máu não gặp nhiều khó khăn. Dù có phục hồi tốt đi chăng nữa thì biến chứng, di chứng để lại là điều không thể tránh khỏi.

Chính vì thế, người bệnh nhồi máu não hoàn toàn có thể hồi phục. Nhưng ở mức độ nào thì còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố.

2. Quá trình hồi phục sau nhồi máu não

Tập đi cùng kỹ thuật viên sau nhồi máu não

Cũng như các bệnh lý khác, sau nhồi máu não người bệnh cần có một khoảng thời gian dài để các tổn thương hồi phục trở lại. Tùy thuộc vào tình cảnh bệnh cùng với yếu tố thuận lợi, bất lợi đi kèm mà thời gian dài ngắn của quá trình hồi phục được quyết định.

Trong đó, thiếu máu cục bộ não thoáng qua thường hồi phục trong vòng 24 giờ và không để lại di chứng. Thông thường, trên lâm sàng các triệu chứng đột quỵ ở thể này chỉ tồn tại trong khoảng 5-15 phút. Chưa có bất kỳ một tiêu chuẩn chính xác nào việc chẩn đoán thể bệnh nhồi máu não thoáng qua.

Trái ngược hoàn toàn, thiếu máu cục bộ não hình thành thì việc hồi phục và để lại di chứng là gần như chắc chắn. Ngoại trừ việc can thiệp kịp thời cứu vớt các vùng đang trên đà tổn thương thì hầu như vùng đã hoại tử không thể hồi phục trở lại. Chính vì thế, giai đoạn này thường xuất hiện các di chứng của tai biến mạch máu não. Và đó cũng chính là lý do khiến người ta khiếp sợ căn bệnh này.

Bác sĩ ơi! - Chương trình hỗ trợ người bệnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để nhận tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ trực tuyến miễn phí qua video call với các bác sĩ hàng đầu.

Bac sĩ ơi

3. Có hay không những di chứng nặng nề do nhồi máu não gây ra?

Kỹ thuật viên đồng hành cùng người bệnh sau nhồi máu não

Nhìn vào những bệnh nhân nhồi máu não thì di chứng để lại không khỏi khiến người ta xót thương. Đặc biệt, đối với những người trẻ tuổi, di chứng có thể khiến chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nặng nề.

Sau đây là, một số những di chứng nặng nề do nhồi máu não gây ra:

- Tai biến liệt nửa người. Có rất nhiều kiểu và vị trí liệt tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương khi nhồi máu.

- Co cứng, co rút và biến dạng cơ

- Khoảng 25-30% người bị liệt có nguy cơ khó giao tiếp về sau như hiểu lời nói kém, không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ, đọc và viết kém...

- Ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Người bệnh thường có suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, sống thu mình.

- Cuộc sống gia đình và xã hội, công việc, sinh hoạt hằng ngày... tất cả đều bị đảo lộn và có những ảnh hưởng rất lớn.

4. Tầm quan trọng của dự phòng nhồi máu não

Có thể thấy, nhồi máu não thật sự rất đáng sợ. Nhưng việc dự phòng và tầm soát sớm có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc nhồi máu cũng như hạn chế các di chứng. Đặc biệt, đối với thể thiếu máu não cục bộ thoáng qua việc dự phòng luôn là ưu tiên hàng đầu. Mục tiêu loại bỏ thiếu máu não cục bộ hình thành và những di chứng sau giai đoạn hồi phục nhồi máu não.

Khác với các bệnh lý thông thường, ngoài các biện pháp luyện tập thể dục, dinh dưỡng thì trong nhồi máu não sử dụng thuốc kèm theo luôn là ưu tiên hàng đầu. Bởi hầu hết bệnh nhân nhồi máu não đều có ít nhất một yếu tố nguy cơ về bệnh lý đi kèm. Chính vì vậy, lựa chọn bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm sẽ giúp nâng cao chất lượng dự phòng.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/12/2020 - Cập nhật 04/04/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tổng hợp phương pháp điều trị nhồi máu não hiện nay

Tổng hợp phương pháp điều trị nhồi máu não hiện nay

Điều trị nhồi máu não hay bất kỳ bệnh lý nào trong cơ thể đều cần những phác đồ cá nhân hóa. Không sai, khi bạn đến với các bệnh viện uy tín, chất lượng cùng...

05/01/2021

688 Lượt xem

5 Phút đọc

Nhồi máu não kiêng ăn gì? Những lưu ý dinh dưỡng cho người...

Nhồi máu não kiêng ăn gì? Những lưu ý dinh dưỡng cho người...

Dinh dưỡng là một điều quan trọng cần được lưu ý trong chu trình chăm sóc cho bệnh nhân nhồi máu não. Có thể bạn sẽ không nhìn thấy được tác hại ngay khi sử...

05/01/2021

2283 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhồi máu não ăn gì cho tốt? Lời khuyên của bác sĩ

Nhồi máu não ăn gì cho tốt? Lời khuyên của bác sĩ

Điều trị triệu chứng nhồi máu não với các loại thuốc chỉ mới giải quyết được phần ngọn, còn dinh dưỡng mới là khởi nguồn, là phần gốc rễ cho sự hồi phục những...

04/01/2021

6008 Lượt xem

4 Phút đọc

Chẩn đoán và xử trí nhồi máu não giai đoạn cấp

Chẩn đoán và xử trí nhồi máu não giai đoạn cấp

Trong chuỗi những căn bệnh nguy hiểm thì nhồi máu não được xếp hàng đầu. Bởi đây là bệnh nặng nhưng có khả năng điều trị để giảm bớt tỷ lệ tử vong và di chứng, ...

25/12/2020

976 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG