Nội dung chính
  • 1. Khó khăn về thị giác ảnh hưởng đến người bệnh như nào?
  • 2. Nguyên nhân gây khó khăn về thị giác
  • 3. Cách phát hiện người có khó khăn về thị giác
  • 4. Chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ mắc bệnh khó khăn về thị giác
  • 5. Hướng dẫn người khó khăn về thị giác tự chăm sóc phục vụ
Nội dung chính
  • 1. Khó khăn về thị giác ảnh hưởng đến người bệnh như nào?
  • 2. Nguyên nhân gây khó khăn về thị giác
  • 3. Cách phát hiện người có khó khăn về thị giác
  • 4. Chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ mắc bệnh khó khăn về thị giác
  • 5. Hướng dẫn người khó khăn về thị giác tự chăm sóc phục vụ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần lưu ý trong phục hồi chức năng đối với người bệnh mắc khó khăn về thị giác

Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến thị giác, gây giảm chức năng về khả năng nhìn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, lao động và học tập. Việc cần thiết phải làm cho bệnh nhân là tập luyện phục hồi chức năng phù hợp để bệnh nhân có thể hồi phục tối đa chức năng thị giác, để có thể quay lại cuộc sống khỏe mạnh bình thường. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu thông tin về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khó khăn về thị giác nhé!
Nội dung chính
  • 1. Khó khăn về thị giác ảnh hưởng đến người bệnh như nào?
  • 2. Nguyên nhân gây khó khăn về thị giác
  • 3. Cách phát hiện người có khó khăn về thị giác
  • 4. Chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ mắc bệnh khó khăn về thị giác
  • 5. Hướng dẫn người khó khăn về thị giác tự chăm sóc phục vụ

1. Khó khăn về thị giác ảnh hưởng đến người bệnh như nào?

Người khó khăn về nhìn là người không thể nhìn thấy rõ một vật cách xa 3m.

2. Nguyên nhân gây khó khăn về thị giác

Do bẩm sinh hoặc mắc phải các bệnh như: đục thể tinh thể, viêm mống mắt, chấn thương mặt, khô giác mạc do thiếu vitamin A, lác mắt, quá trình tuổi cao, glocom, bệnh phong, mắt hột... 

3. Cách phát hiện người có khó khăn về thị giác

Cách phát hiện người có khó khăn về thị giác

a. Kiểm tra trẻ từ - 36 tháng tuổi

Đặt trẻ ngồi trong lòng mẹ,cầm một ngọn nến đang cháy cách mặt trẻ khoảng 30 - 50cm, rồi đưa đi đưa lại. Bình thường chỉ nhìn theo ngọn năm.(làm 3 lần) 

b. Kiểm tra trẻ trên 6 tháng và người lớn

Đúng cách người kiểm tra 3m bạn giơ 3 ngón tay lên rồi nói họ làm theo như vậy hoặc hỏi họ nhìn thấy bao nhiêu ngón tay của bạn (làm 3 lần). 

4. Chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ mắc bệnh khó khăn về thị giác

a. Trẻ nhỏ: 

  • Dạy trẻ mù nói bằng cách đặt tay trẻ lên mặt, mũi, miệng bạn khi nói, để trở cảm nhận được cử động và khí thoát ra khi bạn nói . Sau đó cho trẻ làm như bạn. 
  • Dạy trẻ lắng nghe các tiếng động và âm dội ở xung quanh, Giải thích các tiếng khác nhau đỏ như: tiếng người nói, xe ô tô, tiếng nước, tiếng gió...và thông qua chơi đùa để kích thích sớm sự phát triển về thể chất và tinh thần.

Nếu trẻ chưa đi được, bạn dạy trẻ bỏ, qua đó trẻ biết cách di chuyển và tự tìm hiểu môi trường xung quanh.

Nếu trẻ nhận được một ít: 

  • Cho trẻ đi khám chuyên khoa, xác định mức độ giảm thị lực và các bệnh rất.
  • Luyện trẻ sử dụng thị lực còn lại tới mức tối đa và khuyến khích trẻ đi học, độc lập trong di chuyển, tự chăm sóc bản thân. 

Luyện trẻ sử dụng thị lực còn lại tới mức tối đa và khuyến khích trẻ đi học, độc lập trong di chuyển, tự chăm sóc bản thân.

b. Huấn luyện cho người có khó khăn về thị giác đi lại

Nên dắt họ đi trong nhà, ngoài sân và trong xóm ngõ bằng cách:

- Dắt người bệnh: bạn nắm vào bàn tay họ hoặc họ nắm nhẹ phía trên khuỷu tay bạn (khuỷu tay người mủ sát thân giúp họ đi thăng hon). Cũng có thể cho họ đặt tay lên vai bạn hoặc bạn và họ mỗi người một đầu gậy nếu đường không bằng phẳng.

- Tập di chuyển: họ đi sau bạn nửa bước (nếu qua chỗ hẹp, họ đi lùi vào sau người dắt một bước). Vừa đi bạn vừa mô tả địa hình để họ cảm nhận được bằng chính đôi chân của họ. Đồng thời dạy họ cách lắng nghe, phân biệt tiếng động, âm vang...Sau đó tập lên xuống thang gác và tập ngồi.

- Tự đi lại không người dặt, không chống gậy:

  • Lần đường: dùng mu bàn tay lần theo tường, cạnh bàn hoặc những đồ vật khác, và chỉ nên tự đi lại ở nơi đã quen thuộc hoặc dùng dây nối buộc để họ lần theo. Đứng cạnh vật muốn lần theo, các ngón tay bơi khum tự nhiên, dùng mặt lưng các ngón tay tiếp xúc hay để lần theo các vật đó. Khi bước lên phía trước, cánh tay và bàn tay đưa ra phía trước để phòng người và vào vật.
  • Tránh va phải những vật ở cao: người mù đi với cánh tay gập 90 độ, khuỷu gập 90 độ (hướng vào đường giữa) lòng bàn tay hướng ra phía trước, các ngón tay khép và duỗi.
  • Tránh va phải những vật ở phần dưới chi thể đi với cánh tay áp, duỗi thẳng, hướng vào thân mình, các ngón tay khép và duỗi.

- Tự đi lại bằng gậy: chiều dài gây bằng 2/3 chiều dài cơ thể họ. Gậy đưa ra phía trước ở khoảng giữa và cách thân mình khoảng 1m. Bàn tay cầm gậy ngay dưới đầu tây, mặt lưng bàn tay hướng ra phía trước, ngón tay cái phía trên, ngón trỏ dọc theo gậy. Khuỷu tay hơi gập, cánh tay áp sát thân mình và luôn giữ thăng hướng giữa thân mình.

- Đưa gây sang hai bên: bằng cách cử động có tay và không rộng hơn độ rộng của hai vai. Khi gây đưa sang phải thì bước chân trái lên trước và ngược lại. Đấu gậy luôn sát mặt đất để phát hiện chướng ngại vật hoặc lỗ thủng hoặc không chọc vào người khác.

- Khi đi bộ trên lề đường: để khỏi đi chệch xuống lòng đường, đầu gây luôn chạm xuống mặt đường quét hình vòng cung phía trước rộng hơn độ rộng của thân mình và phải cảm nhận đầu gây chạm vào đâu. Đưa gậy và bước chân phải luân phiên nhịp nhàng.

- Nếu có bậc thềm: gậy giúp xác định độ cao, bể rộng. Khi bước lên hoặc xuống phải kiểm tra xem có chướng ngại vật ở dưới chân mình không.

- Nếu có hỗ trũng: thì phải xác định bờ bên kia của hổ. Sau đó chống gậy sang bờ kia và bước qua.

- Trước khi bước qua cửa ra vào đưa gậy từ trái sang phải để đảm bảo không có chướng ngại vật và bước qua khoảng giữa cửa ra vào.

5. Hướng dẫn người khó khăn về thị giác tự chăm sóc phục vụ

Người mà cần đi học: được hướng dẫn đọc, viết với bằng hệ thống chữ nổi và tạo việc làm cho họ có thu nhập để hòa nhập xã hội.

- Đồ dùng trong nhà: bạn sắp xếp theo quy ước với họ để họ sử dụng, cảm nhận được bằng cách gõ, sờ, nghe, nếm, ngửi..

- Tự ăn uống: dạy họ cách ăn uống như người bình thường, tốt nhất là tự đưa thức ăn, nước uống lên miệng hoặc bạn cầm tay họ. Nên bầy thức ăn nước uống hàng ngày như nhau và đúng vị trí trên mâm.

- Tắm: hướng dẫn cách tắm như người bình thường. Trước khi tắm phải biết được nơi để khăn tắm, quần áo, xà phòng và khu vực tắm.

- Đánh răng: dạy họ đánh răng hàm trên chải xuống, hàm dưới hướng lên và chải mặt trước, mặt sau của răng.

- Chăm sóc móng tay, chân và chải tóc: hàng ngày nên tuân thủ những thao tác như người bình thường.

- Hướng dẫn họ cách giặt quần áo, mặc quần áo, hỏi hoặc ngửi hoặc tính thời gian mặc để biết quần áo sạch hay bẩn.

- Hướng dẫn họ đi vệ sinh và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

- Hướng dẫn họ nhận biết đồng tiền: bằng cách sử hình dạng, kích thước, trọng lượng...xác định giá trị đồng tiền.

- Hướng dẫn họ làm một số công việc hàng ngày như: nội trợ, vả ly, lau chùi...

- Người mà cần đi học: được hướng dẫn đọc, viết với bằng hệ thống chữ nổi và tạo việc làm cho họ có thu nhập để hòa nhập xã hội. 

Phục hồi chức năng cho người khó khăn về thị giác là tạo cho họ sự thích ứng tối đa với hoàn cảnh của họ để độc lập trong sinh hoạt, di chuyển, học tập, việc làm. Tham gia các hoạt đồng trong gia đình xã hội.

Bên cạnh đó, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Ngoài ra trong phục hồi chức năng vật lý trị liệu phải kể đến massage trị liệu. Liệu pháp có nhiều loại hình để giải quyết vấn đề khác nhau của cơ thể người bệnh. 2 loại hình nổi bật của masage là trị liệu và thư giãn. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau mỏi cơ khớp, thì massage trị liệu là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả. Massage trị liệu hay nói theo cách khác là massage vật lý trị liệu.  Phương pháp này sử dụng các động tác bấm huyệt, xoa bóp kết hợp với việc sử dụng kết hợp các loại tinh dầu để làm sảng khoái tinh thần. Massage trị liệu giúp đả thông kinh huyệt, thư giãn và làm lưu thông tuần hoàn máu, kéo giãn cột sống, đặc biệt là giúp giảm triệu chứng đau vai gáy nhanh và hiệu quả. Nếu bạn thực hiện massage trị liệu thường xuyên 2 lần/tuần giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/10/2021 - Cập nhật 25/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2771 Lượt xem

5 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2797 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1177 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2358 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG