Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn đến gãy xương dù chấn thương nhỏ hoặc không rõ chấn thương. Đối tượng loãng xương thường gặp là người già, phụ nữ mãn kinh tuy nhiên tỷ lệ người trẻ mắc chứng loãng xương đang ngày một gia tăng.
1. Giới tính
Gãy xương do loãng xương ở phụ nữ cao gấp khoảng 2 lần so với nam giới bởi vì khối xương (bone mass) của phụ nữ thấp hơn và tuổi thọ lâu hơn. Ở giai đoạn mãn kinh, có sự hạ thấp đột ngột nồng độ estrogen từ đó thúc đẩy sự mất xương. Ở phụ nữ mảnh khảnh, khung xương nhỏ là những người thuộc diện có nguy cơ. Nam giới có nồng độ kích thích tố nam testosterone thấp cũng thuộc diện tăng nguy cơ. Nguy cơ căn bệnh xương khớp- loãng xương ở nam giới cao nhất là từ tuổi 75 trở đi.
2.Tuổi tác
Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao trở thành đối tượng loãng xương. Tuổi cao dẫn đến lão hóa các cơ quan, làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Nhiều người cao tuổi thường hạn chế đi lại, ít ra ngoài trời nên cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không nhiều làm việc tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời không có. Từ đó làm việc hấp thu canxi không được tối đa, bài tiết canxi tăng nên dẫn đến tình trạng thiếu canxi và loãng xương.
Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao trở thành đối tượng loãng xương.
3. Chủng tộc và đặc điểm cơ thể
Một số sắc tộc, bao gồm người da trắng và người châu Á, có nguy cơ cao bị loãng xương. Ngoài ra, những người quá gầy ốm hoặc có khung xương của cơ thể nhỏ thường dẫn đến nguy cơ cao bởi vì khối xương (bone mass) nhỏ. Chỉ số khối cơ thể thấp là yếu tố nguy cơ làm giảm khối lượng xương.
4. Tiền sử gia đình
Nếu cha mẹ hoặc anh em ruột bị loãng xương thì có nguy cơ loãng xương cao hơn. Đặc biệt nếu tiền sử gia đình có người bị gãy xương đùi cũng làm tăng nguy cơ. Những bệnh nhân đã bị gãy một xương do loãng xương có nguy cơ cao bị gãy các xương khác.
5. Thói quen xấu tác động tiêu cực đến cơ thể
- Sử dụng thuốc lá và uống rượu bia làm giảm sự thành lập xương và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu calcium của cơ thể và góp phần vào việc làm yếu xương.
1900 3367 - Tổng đài đặt khám của IVIE - Bác sĩ ơi nhanh chóng, thuận tiện.
1900 3367
- Ăn uống thất thường gây ra tình trạng không cung cấp đủ calcium khiến mật độ xương thấp nhất là lưng và hông.
Sử dụng thuốc lá và uống rượu bia làm giảm sự thành lập xương
- Các stress, bao gồm mang vác các đồ vật là cần thiết cho quá trình tạo xương. Do vậy bất động hoặc ít vận động kéo dài sẽ gây mất xương.
- Sử dụng quá nhiều caffeinated soda có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu calcium và tác dụng lợi tiểu của nó làm tăng sự mất muối kháng. Ngoài ra, phosphoric acid trong soda cũng góp phần vào sự mất xương bằng cách thay đổi cân bằng axit trong máu.
6. Nội tiết
Tình trạng loãng xương liên quan mật thiết đến trạng thái estrogen của phụ nữ. Phụ nữ có thời kỳ mãn kinh trễ hoặc bắt đầu có kinh sớm hơn độ tuổi trung bình thì có nguy cơ thấp hơn. Đối tượng loãng xương nguy cơ cao nếu sự thể hiện estrogen bị thiếu hụt như chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc mãn kinh trước tuổi 45.
Ngoài ra, hormon tuyến giáp quá nhiều cũng có thể gây mất xương. Điều này có thể xảy ra do cường giáp (hyperthyroidism) hoặc do sử dụng thuốc hormon tuyến giáp quá nhiều để điều trị bệnh nhược giáp (hypothyroidism).
7. Vấn đề sử dụng thuốc
- Sử dụng corticosteroid lâu dài như prednisone, cortisol, dexamethasone, prednisolone sẽ gây hại xương.
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc ( selective serotonin reuptake inhibitors - SSRIs). Nghiên cứu khoa học năm 2007 chứng minh rằng mật độ khoáng xương thấp trong số những người hiện đang sử dụng thuốc SSRIs so với những người tham gia nhóm chứng không sử dụng SSRIs.
- Sử dụng lâu dài thuốc chống đông máu heparin, thuốc điều trị ung thư methotrexate, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng acid dạ dày chứa aluminum cũng gây mất xương.
8. Nguyên nhân khác
Phụ nữ sau mãn kinh có ung thư vú sẽ tăng nguy cơ về loãng xương, đặc biệt nếu được hoá trị liệu hoặc các chất ức chế nhân thơm có tác dụng kìm hãm estrogen như anastrozole, letrozole.
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày (gastrectomy) có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu calcium của cơ thể. Ngoài ra, người mắc bệnh Crohn’s, thiếu vitamin D, chứng chán ăn (anorexia), bệnh Cushing’s cũng là đối tượng loãng xương có thể gặp.
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày (gastrectomy) có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu calcium của cơ thể.
- Những người trải qua ức chế thần kinh nghiêm trọng có khả năng tăng tỷ lệ mất xương.
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng loãng xương nếu không có lối sống khoa học. Qua bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi hi vọng đã cung cấp thêm thông tin về bệnh loãng xương cho bạn, để từ đó có biện pháp dự phòng thích hợp và thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ xương khớp sức 6 tháng một lần.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.