Nội dung chính
  • 1. Canxi - thần phần quan trọng của cơ thể
  • 2. Vì sao người già dễ mắc bệnh loãng xương
Nội dung chính
  • 1. Canxi - thần phần quan trọng của cơ thể
  • 2. Vì sao người già dễ mắc bệnh loãng xương
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng kinh ngạc?

Tại Việt Nam, tình trạng người mắc bệnh loãng xương hiện nay đã vượt mức báo động. Ước tính có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% và hàng năm có trên 170.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, 25.600 trường hợp gãy xương hông. Bệnh loãng xương ở người già đang dần trở thành một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay.
Nội dung chính
  • 1. Canxi - thần phần quan trọng của cơ thể
  • 2. Vì sao người già dễ mắc bệnh loãng xương

1. Canxi - thần phần quan trọng của cơ thể

Loãng xương là căn bệnh cần được phòng ngừa sớm. Vậy thiếu canxi ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Canxi là một loại khoáng chất có vai trò quan trọng trong cơ thể, và chiếm tới 2% trọng lượng, trong đó 99% nằm trong xương và răng. Đây cũng là ngân hàng Canxi của cơ thể, chỉ có 1% nằm trong máu và các tế bào. Canxi kết hợp với photpho là thành phần cơ bản của xương và răng, làm cho chúng trở nên chắc khỏe.

Canxi tồn tại trong cơ thể dưới 2 dạng:

- Canxi trong xương: Cấu tạo thành phần hoá học của xương bao gồm: 25% nước, 20% protein, 5% lipit, một lượng nhỏ glycosaminoglycan và gần 50% là chất khoáng, trong đó hầu hết chất khoáng là muối canxi.

- Canxi ngoài xương: Lượng canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người bình thường không quá 10 g. Canxi ngoài xương cần thiết cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.

1900 3367 Tổng đài đặt khám với CSYT của IVIE - Bác sĩ ơi

1900 3367

Canxi kết hợp với photpho là thành phần cơ bản của xương và răng, làm cho chúng trở nên chắc khỏe.

Canxi kết hợp với photpho là thành phần cơ bản của xương và răng, làm cho chúng trở nên chắc khỏe.

Khi thiếu Canxi trong máu, thường sẽ có các biểu hiện như chuột rút, tê bì chân tay, khó ngủ, hay hồi hộp,…. Cơ thể có xu hướng lấy Canxi từ xương khi trong máu bị thiếu. Từ đó dẫn đến nguy cơ giảm mật độ xương, đẩy nhanh thoái hóa xương khớp, đặc biệt là bệnh loãng xương ở người già và gãy xương.

Vậy nhu cầu canxi ở mỗi lứa tuổi khác nhau như thế nào? 

Nhu cầu canxi của cơ thể được xác định dựa vào mối tương quan với Phospho. Đối với mọi lứa tuổi, tỷ số Ca/P mong muốn là tối thiểu là > 0,8, tuy nhiên tỷ số này tốt nhất là 1-1,5, đặc biệt đối với trẻ em.

Loãng xương: bệnh lý xương khớp phát triển âm thầm, từ từ.

2. Vì sao người già dễ mắc bệnh loãng xương

Loãng xương thường xuất hiện ở người cao tuổi, đặc biệt ở phụ nữ châu Á trên 45 – 50 tuổi. Trong khi đó đàn ông ở độ tuổi này lại có nguy cơ loãng xương thấp hơn. Tuy nhiên đến giai đoạn từ 55 tuổi trở đi, chứng loãng xương ở đàn ông bắt đầu trở nên nguy hiểm và đáng được quan tâm hơn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh loãng xương ở người già? 

a. Lão hóa do tuổi tác

Ở người cao tuổi, lượng hormone trong cơ thể được sản sinh ít đi, dẫn đến chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm, góp phần làm giảm mật độ xương. Theo thời gian, xương trở nên mỏng hơn, đồng nghĩa rằng không có nhiều hàm lượng canxi trong xương.

Ở người cao tuổi, lượng hormone trong cơ thể được sản sinh ít đi

Ở người cao tuổi, lượng hormone trong cơ thể được sản sinh ít đi.

b. Thiếu vận động

Cơ thể yếu ớt và dễ mắc nhiều bệnh tật khiến nhiều người già nằm giường bệnh lâu ngày, không vận động hoặc không có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên. Điều này có thể khiến xương khớp và cơ bắp trở nên yếu đi, không chỉ làm tăng nguy cơ loãng xương mà còn gián tiếp đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp, điển hình thoái hóa khớp gối.

c. Ít vận động ngoài trời

Người cao tuổi thường hạn chế đi lại, ít ra ngoài trời nên ít tiếp xúc với ánh nắng, do đó quá trình chuyển tiền vitamin D dưới da thành vitamin D bị giảm sút. Từ đó khiến cơ thể hấp thu canxi kém, bài tiết canxi tăng, gây nên tình trạng thiếu canxi và loãng xương.

d. Ăn uống thiếu canxi

Do tuổi cao hoặc bệnh tật nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể kém, hơn nữa chế độ dinh dưỡng hàng ngày lại nghèo nàn, không có thực phẩm giàu canxi hiện diện. Vì vậy những người cao tuổi này thường có nguy cơ bị loãng xương rất cao.

e. Uống rượu bia, hút thuốc lá

Theo nghiên cứu, thói quen uống rượu bia và hút thuốc có tác động xấu đến quá trình tái tạo xương, làm tăng tiến độ tiêu hủy xương gây nguy cơ loãng xương.

Theo nghiên cứu, thói quen uống rượu bia và hút thuốc có tác động xấu đến quá trình tái tạo xương

Theo nghiên cứu, thói quen uống rượu bia và hút thuốc có tác động xấu đến quá trình tái tạo xương

f. Dùng thuốc có chứa steroid

Nhóm thuốc chống viêm steroid có tác động toàn diện đến cơ thể, trong đó chúng có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi trong cơ thể. 

Trên thực tế, có không ít người cao tuổi bị gãy xương hông, gãy xương chậu do loãng xương, làm tăng nguy cơ tử vong. Ở nam giới thường gặp tình trạng gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay. Một số người bị ngã, gãy xương dẫn đến khớp bị tổn thương không thể đi lại hay di chuyển, làm suy giảm chức năng vận động.

Để đảm bảo phòng tránh bệnh loãng xương ở người già một cách hiệu quả, ngay từ bây giờ hãy thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý. Không những tác động tích cực đến hệ thống xương khớp mà còn mang lại hiệu quả đáng kể đến hệ tim mạch, tiêu hóa,...Mong rằng thông qua bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi, bạn đọc đã giải quyết được thắc mắc loãng xương để thực hiện thăm khám bác sĩ xương khớp 6 tháng/ lần là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/03/2022 - Cập nhật 08/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Tại Việt Nam, tình trạng người mắc bệnh loãng xương hiện nay đã vượt mức báo động. Ước tính có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% ...

22/03/2022

1606 Lượt xem

4 Phút đọc

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Loãng xương được biết đến là căn bệnh chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ và suy giảm cấu trúc xương. Vậy loãng xương uống thuốc gì và điều trị như thế nào?...

22/03/2022

1672 Lượt xem

5 Phút đọc

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Loãng xương được biết đến với cái tên khoa học là Osteoporosis, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến tổn thương độc hắc của xương đưa đến...

21/03/2022

1882 Lượt xem

5 Phút đọc

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn...

21/03/2022

1157 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG