Nội dung chính
  • 1. Đảm bảo đủ năng lượng, cân đối giữa các thành phần protid – glucid – lipid 
  • 2. Ăn giảm muối
  • 3. Hạn chế uống nước 
  • 4. Hạn chế thực phẩm nhiều phospho, nhiều Kali
  • 5. Cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất
Nội dung chính
  • 1. Đảm bảo đủ năng lượng, cân đối giữa các thành phần protid – glucid – lipid 
  • 2. Ăn giảm muối
  • 3. Hạn chế uống nước 
  • 4. Hạn chế thực phẩm nhiều phospho, nhiều Kali
  • 5. Cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những lưu ý cơ bản về chế độ ăn dành cho bệnh nhân lọc máu chu kỳ

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Nam học,Chuyên khoa Nội tổng hợp,Thận Tiết niệu
Lọc máu chu kỳ là một trong ba phương pháp điều trị thay thế thận suy dành cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần điều trị thay thế. Khi bắt đầu chạy thận nhu kỳ, chế độ ăn của bệnh nhân có những điều chỉnh và thay đổi so với giai đoạn chưa lọc máu. Dưới đây là một số lưu ý cơ bản khi xây dựng thực đơn hằng ngày cho bệnh nhân đã lọc máu. 
Nội dung chính
  • 1. Đảm bảo đủ năng lượng, cân đối giữa các thành phần protid – glucid – lipid 
  • 2. Ăn giảm muối
  • 3. Hạn chế uống nước 
  • 4. Hạn chế thực phẩm nhiều phospho, nhiều Kali
  • 5. Cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất

1. Đảm bảo đủ năng lượng, cân đối giữa các thành phần protid – glucid – lipid 

Bệnh nhân lọc máu chu kỳ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với người bình thường do quá trình dị hóa diễn ra mạnh mẽ và rối loạn nhiều chuyển hóa trong cơ thể. Vì vậy, đảm bảo đủ năng lượng trong các bữa ăn là điều cần thiết. Ước tính nhu cầu năng lượng cho người chạy thận vào khoảng 30 – 35 kcal/kg/ngày.

Những lưu ý cơ bản về chế độ ăn dành cho bệnh nhân lọc máu chu kỳ

Trong đó, năng lượng từ tinh bột chiếm khoảng 60% khẩu phần, 15-20% protein và 25-35% lipid. Với các bệnh nhân ăn uống kém, có thể bổ sung thêm sữa hoặc bột ngũ cốc giàu năng lượng và đạm, hoặc có thể sử dụng các loại sữa được sản xuất dành riêng cho nhóm bệnh nhân này. Đặc biệt, không nên để tình trạng đói khi bắt đầu chạy thận vì có nguy cơ gây hạ đường huyết trong quá trình lọc máu. 

Khác với bệnh nhân chưa lọc máu, bệnh nhân chạy thận chu kỳ có thể ăn đạm “thoải mái” hơn, lượng đạm trong một ngày bệnh nhân có thể tiêu thụ khoảng 1.2 g/kg cân nặng, trong đó đạm động vật chiếm hơn 50%. Lượng đạm này tương đương với khẩu phần ăn chứa 120g - 150g thịt hoặc cá nạc, 1 quả trứng gà , 1 ly sữa nepro 200ml, phần thiếu hụt còn lại sẽ được bổ sung từ thực vật như gạo, bún, phở, rau củ…

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2. Ăn giảm muối

Hạn chế muối vẫn cần phải thực hiện ngay cả khi bệnh nhân đã lọc máu chu kỳ vì người bệnh chạy thận thường đi kèm với tình trạng quá tải dịch và tăng huyết áp. Chế độ ăn giảm mặn sẽ giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn và giảm tình trạng khát của người bệnh.

Những lưu ý cơ bản về chế độ ăn dành cho bệnh nhân lọc máu chu kỳ

Lượng muối người bệnh có thể ăn trong ngày không nên vượt quá 3 g (tương đương 10 – 15 ml nước mắm). Các thực phẩm chế biến sẵn như cá mắm, dưa muối, thịt hun khói, đồ hộp… chứa rất nhiều muối, do đó không nên sử dụng những thức ăn này cho bệnh nhân lọc máu chu kỳ.

3. Hạn chế uống nước 

Bệnh nhân càng lọc máu lâu ngày, lượng nước tiểu ngày càng ít dần và đến một thời điểm sẽ không đi tiểu được nữa (vô niệu). Do đó, để tránh hiện tượng thừa dịch dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, lượng nước người bệnh được uống trong ngày chỉ nên giới hạn trong khoảng số lượng nước tiểu hằng ngày cộng với khoảng 500 ml.

Những lưu ý cơ bản về chế độ ăn dành cho bệnh nhân lọc máu chu kỳ

Ví dụ, một người bệnh tiểu 500 ml/ngày thì lượng nước tối đa trong ngày bệnh nhân được uống trong khoảng 1 lít đổ lại. Nên uống từng ngụm và rải đều trong ngày để tránh cảm giác khát. Đặc biệt lưu ý không để tăng cân quá nhiều giữa 2 lần chạy thận liên tiếp (không quá 2.5 kg).

4. Hạn chế thực phẩm nhiều phospho, nhiều Kali

Phospho và Kali là những chất thường tăng cao ở bệnh nhân suy thận nói chung và chạy thận nhân tạo chu kỳ nói riêng. Đặc biệt, tăng Kali máu có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và gây tử vong do ngừng tim, vì vậy, vẫn cần hạn chế những thực phẩm nhiều phospho và kali ở bệnh nhân đã lọc máu chu kỳ.

Những lưu ý cơ bản về chế độ ăn dành cho bệnh nhân lọc máu chu kỳ

Nhu cầu Kali của người chạy thận không quá 2 gam/ngày và thường đã được đảm bảo đủ bằng thức ăn trong ngày (không cần bổ sung thêm). Người bệnh chú ý không ăn nhiều các loại hoa quả, trái cây nhiều Kali như: cam, chuối, cà chua, sầu riêng, nước ép hoa quả…

5. Cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo vẫn có sự thiếu hụt đáng kể một số loại vitamin và khoáng chất như: sắt, canxi, kẽm, vitamin D… Việc bồi phụ các vi chất này là rất quan trọng để ngăn ngừa sự hình thành và trở nên trầm trọng của một số biến chứng như thiếu máu, loãng xương, rối loạn chức năng tình dục… 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh !

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 06/07/2021 - Cập nhật 06/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sỏi tiết niệu và những câu hỏi thường gặp

Sỏi tiết niệu và những câu hỏi thường gặp

"Sỏi tiết niệu khi nào phải vào viện điều trị?, Có thuốc điều trị đặc hiệu làm tan hoàn toàn sỏi hay không?, bài thuốc dân gian có tác dụng trong điều trị sỏi...

27/04/2022

1721 Lượt xem

4 Phút đọc

Làm thế nào để dự phòng viêm bàng quang tái phát?

Làm thế nào để dự phòng viêm bàng quang tái phát?

Mặc dù không nguy hiểm, tuy nhiên viêm bàng quang lại là bệnh lý có tỉ lệ tái phát cao, chủ yếu do thói quen sinh hoạt – vệ sinh không đúng cách của người bệnh.

20/12/2021

1899 Lượt xem

4 Phút đọc

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận ...

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận ...

Là một trong ba phương pháp điều trị thay thế cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối, ghép thận giờ đây đã không còn là một biện pháp quá xa vời đối với người...

16/11/2021

1343 Lượt xem

5 Phút đọc

Phù toàn thân – coi chừng mắc hội chứng thận hư

Phù toàn thân – coi chừng mắc hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là tên gọi của một hội chứng thường gặp trong các bệnh lý có tổn thương thận, gây ra tình trạng phù toàn thân, gặp trong nhiều bệnh cảnh khác ...

15/07/2021

8937 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG